2021 Wrap-Up: Tổng hợp những bí kíp chinh phục nghề influencer

Đi sâu vào lĩnh vực influencer marketing, trong năm qua, The Influencer đã mang đến hàng loạt nội dung chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm để giúp các influencer/ influencer-to-be chinh phục con đường làm nghề của mình. Kiến thức và kinh nghiệm quan trọng với quá trình làm nghề của influencer như cách gốc rễ nuôi dưỡng cây cối phát triển. Vì vậy, hãy cùng The Influencer điểm lại loạt bí quyết hữu ích sau đây nhé!
Ý Như
24/12/2021
2021 Wrap-Up: Tổng hợp những bí kíp chinh phục nghề influencer

1. Những điều influencer-to-be cần biết khi “tay mơ” vào ngành

TikTok đã trở thành bệ phóng cho loạt influencer nổi tiếng hiện nay như Tun Phạm, Bông Tím, Long Chun, Couple Linda Ngô - Phong Đạt,... Bạn hoàn toàn có thể lên top thịnh hành của TikTok nếu biết cách tận dụng các nội dung đang trending, hiểu thuật toán của nền tảng hay đôi khi là “may mắn” tạo ra được một nội dung thú vị mà nhiều người quan tâm. 

Điển hình như trường hợp của bạn ĐTL - một cô gái 19 tuổi, bất ngờ nổi tiếng trên TikTok, từng sở hữu 23,3k followers trong 2 tháng rưỡi hoạt động và hoạt động với các thương hiệu cho giới trẻ như Buddy Hairs, Ziczac Design, Joiedesroses Studio,... Ban đầu, ĐTL có ý định làm TikTok cho mục đích vui là chính. Nhưng clip đầu tiên bất ngờ nhận được lượt xem tăng vọt, kênh TikTok có thêm hàng nghìn lượt theo dõi mới, ĐTL quyết định làm TikTok một cách tử tế và lâu dài. Cô bạn nhận thấy: “Để phát triển lâu dài trên TikTok, mình không thể chỉ dựa vào một clip theo trend được viral mà phải chia sẻ về một chủ đề cụ thể”. ĐTL quyết định đi sâu vào mảng thời trang và đầu tư hơn vào chất lượng của từng video. Dù phải đối mặt và giải quyết với không ít khó khăn như sự hoài nghi bản thân, bình luận tiêu cực của cộng đồng mạng, ĐTL đã rèn luyện sự lắng nghe có chọn lọc để giúp kênh TikTok ngày càng phát triển hơn. 

Quill Cloud

“Tay mơ” làm influencer marketing như ĐTL không dễ dàng. ĐTL phải đối mặt với nhiều khó khăn khi bắt đầu nhận booking như: sự mù mờ trong cách deal giá, sự kiểm soát nội dung của nhãn hàng, cách lựa chọn nhãn hàng phù hợp để hợp tác và vấn đề bản quyền hình ảnh bị đánh cắp. Qua quá trình tự trải nghiệm và học hỏi, tìm hiểu, ĐTL rút ra cách giải quyết cho mình như làm hợp đồng rõ ràng và chặt chẽ, áp dụng quy tắc 70-30 (70% nội dung khen và 30% nội dung mang tính góp ý cải thiện sản phẩm,... Mặc dù đã tạm dừng hành trình làm một KOC ở mảng thời trang, những kinh nghiệm của ĐTL vẫn là những bài học đáng giá cho các influencer-to-be mới chập chững vào ngành. 

Đọc bài viết tại: #Influencertips Trải nghiệm bất ngờ nổi tiếng của một influencer đã bỏ nghề


2. 05 điều cần làm trước khi xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội

Việc nổi tiếng như ĐTL hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng, nếu bạn chủ động muốn trở thành influencer ở một lĩnh vực cụ thể, bạn vẫn cần một kế hoạch bài bản. 

Vậy nên, The Influencer gợi ý 05 điều bạn cần làm trước khi xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội bao gồm:

  • Chọn thị trường ngách: Việc mở rộng thị trường khi bạn đã có một cộng đồng nhất định là điều cần thiết để đa dạng nội dung và mở rộng các cơ hội hợp tác cho mình. Nhưng khi bắt đầu, hãy chọn một thị trường ngách. Ví dụ, An Phương (Letsplaymakeup) là một influencer nổi tiếng được nhiều bạn trẻ yêu mến vì năng lượng tích cực. Trước khi mở rộng ngách nội dung sang lifestyle và du lịch, An Phương đã có 4-5 năm tập trung vào riêng lĩnh vực thời trang - makeup. 
  • Chọn đối tượng mục tiêu: Mỗi nhóm đối tượng sẽ có những mối quan tâm, sở thích, xu hướng hành vi,... khác nhau. Việc làm nội dung cho tất cả mọi người không đơn giản, dễ dàng nên bạn cần chọn nhóm đối tượng phù hợp với thị trường ngách đã chọn để sản xuất nội dung, sử dụng tone & voice,... phù hợp.
  • Nghiên cứu insight: Khi đã xác định được đối tượng, bạn không nên vội vàng sáng tạo nội dung mà cần nghiên cứu insight - sự thật ngầm hiểu - về nhóm đối tượng đó để biết mình cần sản xuất nội dung gì và như thế nào để thu hút họ, khiến họ yêu mến bạn bằng cách thực hiện khảo sát, đọc nghiên cứu, phỏng vấn sâu,...

Quill Cloud

  • Nghiên cứu nền tảng: Khi mới bắt đầu, các influencer thường gặp sai lầm là triển khai tất cả các nền tảng. Nhưng trong giai đoạn đầu khi nguồn lực còn yếu, bạn không nên phân bổ sức lực mà nên chọn 1 kênh phù hợp để tập trung phát triển và mở rộng sau. Khi đã chọn được nền tảng, việc nghiên cứu kỹ càng nền tảng đó sẽ giúp bạn tối ưu nội dung và thu hút followers nhanh hơn.
  • Định hướng hình ảnh: Đa phần những influencer có chỗ đứng và lượng fan đông đảo đều có những cá tính riêng. Khi họ được nhắc đến, mọi người liền “ồ”, “à”, “họ có có tính cách A, đặc điểm B,...”. Ví dụ, nhắc đến Thạch Trang là nhắc đến những video đầy ‘nắng”, nhắc đến beauty blogger là nhắc đến sự thẳng thắn trong review sản phẩm,...

Đọc bài viết tại: #Influencertips 05 điều cần làm trước khi xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội


3. Công thức xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội

Bên cạnh những gợi ý từ The Influencer, chúng tôi cũng đã gặp gỡ chuyên gia về Instagram Marketing Caocaogram - một người thực hiện personal branding ấn tượng trên mạng xã hội và sở hữu nhiều kênh Instagram phát triển nhanh chóng trong đó có 01 thương hiệu @caocaobycaochen hơn 338k followers. 

Cao chia sẻ công thức xây dựng personal branding trên mạng xã hội bao gồm:

  • Xác định mục tiêu: Cao áp dụng Ikigai - giao điểm giữa thứ bạn giỏi, thứ bạn thích, thứ bạn cống hiến được cho xã hội và bạn có thể kiếm được tiền từ đó - để tìm ra mục tiêu xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội của mình.
  • Modeling (Mô phỏng): Khi xây dựng personal brand bạn có thể tìm những hình mẫu để học hỏi. Điều đó giúp bạn có một quan niệm về thành công rõ ràng hơn. Nghĩa là bạn đã tìm ra được những công thức, bạn có thể dùng nó mà không cần đi chứng minh lại.
  • Right me: Tuy nhiên, ai cũng modeling như vậy thì tất cả đều giống nhau hết? Tính cá nhân và sự khác biệt ở đâu? Vậy nên, công thức của Cao luôn là modeling phải cộng thêm right me - thứ đúng của tôi. Cao sẽ xem những giá trị cốt lõi của mình là gì để lựa chọn xây dựng lên personal branding.

Quill Cloud

Đọc bài viết tại: #Influencertips - Mới bắt đầu, Influencer nên xây dựng personal branding như thế nào?


4. Bí quyết “đọc vị” followers và những “bẫy” cần tránh

Thấu hiểu là nền tảng của một mối quan hệ bền vững và lâu dài. Để giúp influencer chinh phục “bộ môn nghệ thuật” thấu hiểu follower, The Influencer gợi ý 04 cách:

  • Học cách đọc insight trên các mạng xã hội
  • Tạo các topic thảo luận
  • Tạo các minigame, giveaway dạng chia sẻ cảm xúc
  • “Nằm vùng” các group Facebook chia sẻ cùng lĩnh vực

Đây đều là các cách thức không quá khó để hình dung và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, còn một vấn đề khác mà các influencer nên quan tâm trong hành trình thấu hiểu follower: những chiếc “bẫy” thường gặp khi influencer có nhiều insight từ cách cách kể trên:

  • “Bẫy” 1 - Insight chỉ cần tìm hiểu khi mới tạo kênh: Thấu hiểu follower là một quá trình cần được duy trì bởi những sự kiện, biến chuyển của xã hội, cuộc sống sẽ thay đổi nhu cầu, hành vi của con người nên việc này cần được duy trì liên tục.
  • “Bẫy” 2 - Nội dung chưa thu hút là do “bắt” insight chưa chuẩn: Influencer cần kiên nhẫn thử nghiệm tuyến nội dung mình yêu thích, muốn chia sẻ trong một khoảng thời gian nhất định để hiểu nguyên nhân nó hiệu quả hoặc không và đưa ra giải pháp. Nội dung chưa viral không hoàn toàn do insight mà còn phụ thuộc vào cách influencer truyền tải nội dung hay nhiều chiến thuật truyền thông bổ trợ khác.

Quill Cloud

  • “Bẫy” 3 - Insight làm sao thì influencers theo vậy: Tìm hiểu insight không phải để làm mọi thứ chiều lòng khán giả mà để lựa chọn truyền tải những giá trị phù hợp với cả hai. Nếu chỉ chạy theo follower mà không được thoả mãn cái “tôi” cá nhân, lâu dần, influencer có thể bị giảm hứng thú với những gì mình đang làm.
  • “Bẫy” 4 - Thuận theo những comment trái chiều: Việc tiếp nhận các phản hồi từ followers là điều tốt trong quá trình thấu hiểu, song influencer cần phân biệt đâu là những lời nhận xét, góp ý và đâu là những lời chỉ trích, phán xét mang tính chất công kích cá nhân.

Đọc bài viết tại: #Influencertips Bí kíp “đọc vị” follower và những “bẫy” cần tránh cho influencer


5. Để ý tưởng không còn làm khó influencer 

Để duy trì sự chú ý và yêu mến từ cộng đồng, influencer cần duy trì tần suất chia sẻ nội dung liên tục. Tuy nhiên, việc này dễ khiến content creator rơi vào trạng thái bí ý tưởng, hoặc có ý tưởng nhưng loay hoay chưa tìm được cách khiến nó hấp dẫn hơn. Trong bài viết “Để ý tưởng không còn làm khó influencer”, hàng loạt influencer đã tham gia chia sẻ quan điểm về cách để sáng tạo không ngừng cũng như cách sáng tạo nội dung quảng cáo như MC Liêu Hà Trinh, Beauty Blogger An Phương, Nhà báo Trương Anh Ngọc, Food Blogger Vũ Dino, Instagram Influencer Anh Đại Tổng, Hot TikToker/MC Tun Phạm,...

Nhìn chung, có 2 tips mà các bạn có thể chú ý. Thứ nhất, ý tưởng đến từ chất liệu đời sống. Food Blogger Vũ Dino chia sẻ với The Influencer: “Một lời khuyên mà Dino luôn nhấn mạnh với các bạn là hãy Đọc - Xem - Đi. Dino rất tâm đắc một quan điểm: Không có ai trên cuộc đời này có thể sáng tạo từ không khí. Mình phải có nền tảng để có thể sáng tạo. Và ba thứ mình phải làm là đọc nhiều sách; xem nhiều thứ - từ phim điện ảnh, phim tài liệu, ảnh, trưng bày, triển lãm…; và đi thật nhiều nơi, khám phá thật nhiều điểm đến mới. Tất cả những điều đó sẽ mang đến cho mình nguyên liệu để sáng tạo. Bản thân việc sáng tạo giống như một tấm mosaic, mình ghép từng mảnh của những điều mình nhìn thấy, đọc thấy, đi (để) thấy xung quanh. Khi mình ghép 100 mảnh lại, nó sẽ trở thành một bức tranh riêng của mình.”

Quill Cloud

Thứ hai, influencer cần làm mới mình để phát triển lâu dài với nghề sáng tạo nội dung. Ví dụ, Tun Phạm - Hot TikToker với những video hài hước - đã chọn cách thay đổi hình thức truyền tải nội dung để làm mới mình: “... Sẽ có những lúc mình cạn kiệt ý tưởng. Khi đó mình phải có 1 hướng đi mới. Ví dụ có một thời gian mình hay làm nội dung liên quan đến memes và khi cạn ý tưởng với memes, mình phải rẽ sang một hướng đi mới đó là review nhiều hơn. Mình nghĩ để giải quyết câu chuyện bí ý tưởng, Influencer cần có sự thay đổi nhiều hơn”. 

Đọc bài viết tại: #Influencertips - Để ý tưởng không còn làm khó Influencer


6. 03 công thức kể chuyện giúp influencer hớp hồn người đọc

Tìm được ý tưởng rồi, làm sao để influencer truyền tải ý tưởng đó một cách cuốn hút nhất để đẩy mạnh tương tác, thu hút nhiều followers trung thành, và chiếm được lòng tin của nhiều thương hiệu? The Influencer sẽ giới thiệu 3 kỹ thuật kể chuyện mà mọi influencer/ content creator nên vận dụng linh hoạt để tạo ra những nội dung giá trị, lôi cuốn giúp giữ chân người đọc từ dòng đầu tiên đến chữ cuối cùng:

Quill Cloud

  • Curiosity Gap: Hiểu đơn giản, Curiosity Gap chính là khoảng trống giữa những gì chúng ta biết và những gì chúng ta muốn biết. Trong thời đại số, sự tò mò chính là “cây gậy dẫn đường" thúc đẩy mỗi người dùng mạng xã hội đào sâu thông tin, tìm ra sự thật hòng lấp đầy mọi lỗ hổng và tránh bỏ qua bất kỳ thông tin bổ ích nào. Để đánh thức sự tò mò 1 cách tinh tế, influencer nên khai thác sự tò mò của độc giả, thoả mãn sự tò mò đó và sáng tạo (nhưng không mập mờ); không nên quảng cáo tràn lan, quảng cáo “nói láo” hoặc quảng cáo nói quá,...
  • PAS (Problem - Agitate - Solution): Sức hút của PAS nằm ở tâm lý thường thấy của con người như xu hướng né tránh tác động của mọi nỗi đau - từ thể chất, cảm xúc, tinh thần đến tài chính… và tìm mọi cách có thể để những vấn đề biến mất - nhu cầu này thậm chí cao hơn đáng kể so với nhu cầu cải thiện hoàn cảnh, giải quyết tình thế. Khi influencer áp dụng công thức viết PAS, họ đang biến bài đăng của mình “liều thuốc giảm đau" ngay tức thì cho cộng đồng. Dàn bài cho một bài viết sử dụng công thức PAS cũng tuân theo thứ tự: Problem (Xác định vấn đề, nhấn mạnh vào nỗi đau của người đọc), Agitate (Kích thích vấn đề), Solution (Giải quyết vấn đề bằng một giải pháp phù hợp).
  • AIDA (Attention - Interest - Desire - Action): Nếu công thức PAS ở phần trên tác động đến những nỗi đau của người đọc, thì AIDA sẽ mang lại hiệu quả cho khía cạnh ngược lại - sự hài lòng, thích thú. Về cơ bản, công thức AIDA được cấu thành bởi bốn yếu tố: Attention (thu hút), Interest (hứng thú), Desire (khao khát), Action (hành động).

Đọc bài viết tại: 3 công thức kể chuyện giúp influencer hớp hồn người đọc chỉ trong vài giây ngắn ngủi


7. Chụp ảnh cùng sản phẩm chuẩn chất mình, đúng chất brand

Những bức hình là không gian sáng tạo, là một “ngôn ngữ" đặc biệt để influencer truyền tải hình ảnh, cá tính và lối sống của bản thân. Một phần tất yếu trong các công việc của influencer là những dự án hợp tác giữa influencer và nhãn hàng, trong đó việc influencer chụp hình cùng sản phẩm của nhãn hàng để thúc đẩy hoạt động truyền thông - quảng cáo gần như là một điều “đương nhiên phải có". Và một trong những khó khăn lớn nhất của influencer khi chụp hình cùng sản phẩm là làm sao lột tả được tinh thần của sản phẩm và thương hiệu, đồng thời vẫn thể hiện được cá tính riêng của mình.

Quill Cloud

Thông qua những chia sẻ của Blogger Phương Hà và Fashion Influencer Cô Em Trendy (Khánh Linh) trong bài phỏng vấn “Chụp ảnh cùng sản phẩm chuẩn chất mình, đúng chất brand”, The Influencer gửi đến các influencer một số bài học “take-away” sau:

  • Bước debrief: lựa chọn thương hiệu phù hợp, tìm hiểu mục tiêu chiến dịch và đối tượng mục tiêu để có đề xuất phù hợp, chọn ra một USP (Unique Selling Point) hoặc RTB (Reason To Believe) của sản phẩm để nhấn mạnh,...
  • Quy trình chuẩn bị shooting: họp bàn ý tưởng và lựa chọn ý tưởng cuối cùng, chuẩn bị trang phục, tìm kiếm địa điểm chụp và cách setup phù hợp, sắp xếp props và đạo cụ nếu cần, hạn chế việc nhãn hàng thay đổi bố cục,...
  • Để cân bằng “chất mình” và “chất brand”: chủ động trong giao tiếp trao đổi, thẳng thắn nêu ý kiến cá nhân, sẵn sàng nói “không” nếu không phù hợp,..

Đọc bài viết tại: #InfluencerTips: Chụp ảnh cùng sản phẩm chuẩn chất mình, đúng chất brand


8. Bí quyết để một livestream sở hữu tương tác cao

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và sự bùng nổ của mua sắm online, livestream trở thành giải pháp đầy tiềm năng giúp người dùng có thể quan sát sản phẩm thật, được giải đáp các thắc mắc từ giá cả đến chất lượng một cách nhanh chóng và trực tiếp hơn. Không khó để bắt gặp những livestream lên đến hàng trăm, hàng nghìn lượt xem, lượt tương tác từ các Influencer/KOL. Tuy nhiên, một livestream thu hút không đơn giản nằm ở mức độ nổi tiếng của Influencer/KOL mà còn ở nội dung, khả năng tương tác và nhiều yếu tố quan trọng khác. Những yếu tố đó là gì? Bạch My (một trong hai thành viên của H&M Channel) và Ribi Sachi (co-founder, diễn viên của FAPTV) đã bật mí với The Influencer:

  • Trước buổi livestream: Cả Bạch My và Ribi đều đồng ý rằng, việc tìm hiểu kỹ và nắm vững về sản phẩm cộng với việc chọn quảng cáo sản phẩm uy tín, và quảng cáo dựa trên trải nghiệm thực tế là quan trọng nhất.
  • Trong quá trình livestream: Về phía Ribi Sachi, nữ diễn viên chia sẻ bí quyết của cô là sự thoải mái, tự tin làm chủ buổi livestream cũng như không ngại thời gian, luôn cố gắng giải đáp các thắc mắc của fan. Về phía Bạch My, cô bật mí yếu tố để buổi livestream ấn tượng là trạng thái vui vẻ, thông tin đáng tin cậy và hấp dẫn.

Quill Cloud

Đọc bài viết tại: #Influencertips - Để một livestream sở hữu tương tác cao

MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa