Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế sáng tạo, khi bất cứ ai cũng có thể trở thành các content creator (nhà sáng tạo nội dung). Có thể quan sát, ngày càng nhiều nghệ sĩ và creator sử dụng Internet để chia sẻ rộng rãi các sản phẩm nghệ thuật của mình. Thế nhưng, nỗi trăn trở muôn thuở khi đăng tải nội dung lên các trang MXH là: họ có thể xây dựng được một cộng đồng fan yêu thích những điều họ làm (đó có thể là nhạc, thơ, các video Youtube, podcast...), nhưng họ lại không kiếm được tiền từ chính các sáng tạo nghệ thuật của họ.
Trên thực tế, theo một báo cáo của Fortune năm 2018, top 3 kênh Youtube được nhiều lượt view nhất chỉ kiếm được $16,800 (khoảng 386 triệu VNĐ) tiền quảng cáo từ Youtube trong cả một năm, 97% các kênh Youtube còn lại kiếm được thấp hơn như vậy rất nhiều. Các content creator vẫn kiếm tiền chủ yếu từ việc nhận các hợp đồng booking quảng cáo của các nhãn hàng, thay vì từ chính công việc sáng tạo của họ.
Ở một thế giới lý tưởng, các creator sẽ tập trung sáng tạo, kiếm được thu nhập từ chính những sản phẩm nghệ thuật của mình, và tiếp tục có chi phí để đầu tư cho những sản phẩm nghệ thuật đúng nghĩa. Đó cũng chính là tham vọng của Jack Conte (một nhạc sĩ trên Youtube) và một người bạn cùng phòng thời đại học Sam Yam, khi thành lập Patreon vào năm 2013 - một nền tảng gây quỹ cộng đồng cho các creator và người làm nghệ thuật.
Patreon là một nền tảng gọi vốn cộng đồng cho phép fan (còn được gọi là patron - nhà tài trợ) trả tiền và hỗ trợ chi phí cho các nghệ sĩ để họ sáng tạo nghệ thuật. Creator ở đây có thể là những Youtuber, webcomics, âm nhạc, người làm podcast...Thay vì đăng tải nội dung miễn phí lên MXH, họ sẽ cung cấp nội dung cho một nhóm đối tượng fan sẵn sàng đóng góp một khoản nhỏ cho các creator mà họ yêu thích.
Gần một nửa (48,04%) tổng số người sáng tạo trên Patreon sản xuất nội dung thuộc một trong bốn danh mục: video, podcast, âm nhạc và trò chơi
Như vậy:
Jack Conte, Giám đốc Điều hành và Đồng sáng lập Patreon chia sẻ với The Verge rằng: “Chúng tôi muốn tài trợ cho tầng lớp những người làm sáng tạo. Mười năm từ bây giờ, chúng tôi muốn thấy những đứa trẻ lớn hơn, tốt nghiệp trung học, đại học, và nghĩ rằng việc trở thành một nhà sáng tạo chuyên nghiệp là điều có thể". Theo số liệu từ Patreon, hiện đã có hơn 6 triệu patron ủng hộ hàng tháng.
Số lượng patron (nhà tài trợ) ngày càng nhiều trong 4 năm gần đây
Không giống như các nền tảng gọi vốn cộng đồng như Kickstarter hay Indiegogo, nền tảng huy động nhà tài trợ cho các sản phẩm/ dịch vụ chưa tồn tại. Patreon dành cho các creator đã có sẵn nội dung được xuất bản. Nhờ đó, creator có được nguồn thu nhập bền vững, xứng đáng với sức sáng tạo mà họ bỏ ra.
Về cơ bản, creators sẽ kiếm được tiền từ khoản subscription (đăng ký thành viên) của mỗi patron. Patreon cho phép creator thiết lập nhiều cấp thành viên khác nhau. Số loại subscription và mức phí cho từng loại tuỳ thuộc vào người sáng tạo.
Ví dụ với một nghệ sĩ nhạc indie. Họ có để xây dựng các cấp thành viên khác nhau:
Mức phí càng cao, patron đó lại càng có quyền truy cập vào những nội dung cao cấp, độc quyền, những nội dung mà các patron cấp thấp hơn không thể truy cập.
Đọc thêm: 15 công cụ và nền tảng mới giúp influencer tối ưu nguồn doanh thu
Theo Patreon, thu nhập mà creator thu được sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Ví dụ: nếu một người sáng tạo trên YouTube có 30.000 subscribers, 15% trong số những người đăng ký này cực kỳ yêu thích họ. 15% này có khả năng sẽ nhấp qua thẻ kết thúc video quảng cáo trang Patreon của creator, có nghĩa là 4.500 người sẵn sàng tài trợ tiền cho creator đó. Tuy nhiên, không phải tất cả 4.500 người trong số đó sẽ trở thành người tài trợ tiền thường xuyên, trên thực tế, 1-5% trong số những người hâm mộ đó có thể chuyển đổi thành nhà tài trợ thường xuyên (trong trường hợp này là 45-225 người).
Giả sử, creators đó có các mức thành viên là $2, $5, $10, $25 và $100. Creators có thể hy vọng kiếm được $315 ở mức thành viên thấp và $1575 đối với mức thành viên cao sau lần quảng cáo đầu tiên trên trang của họ.
Theo dữ liệu của công ty, những người sáng tạo trên Patreon kiếm được tổng cộng hơn 1 tỷ đô la mỗi năm. Tổng thu nhập của người sáng tạo trên nền tảng này đã tăng gấp đôi kể từ năm 2019.
Tuy nhiên, theo phân tích của The Outline vào năm 2017, chỉ 2% người dùng Patreon kiếm được nhiều hơn mức lương tối thiểu liên bang (trong thời gian nghiên cứu là 1.160 đô la một tháng vào tháng 10 năm 2017) thông qua dữ liệu thu nhập. Nói cách khác, số lượng creator trên Patreon khá nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng kiếm được nhiều tiền từ nền tảng này.
Nguồn: The Outline
Một câu hỏi đặt ra rằng, Patreon giúp kêu gọi tiền tài trợ cho các creators, vậy bản thân Patreon lấy tiền ở đâu để hoạt động? Hiểu đơn giản, Patreon nhận một tỷ lệ % nhất định dựa trên tổng số tiền mà creator nhận được, tạm gọi là mức phí hoạt động. Cụ thể, có 3 cấp độ:
Về cơ bản, Patreon là một nền tảng huy động vốn cộng đồng. Trong đó, creators có thể được tài trợ tiền cho chính hoạt động sáng tạo nghệ thuật của mình. Patrons (nhà tài trợ) trở thành những nhà bảo trợ nghệ thuật chân chính, được quyền tiếp cận những sản phẩm sáng tạo độc quyền từ những influencer mà họ yêu thích. Trên hành trình gần 10 năm hoạt động, Patreon cũng vướng phải một vài tranh luận liên quan đến việc kiểm soát nội dung, thanh toán, các khoản phí phát sinh… Nhưng nhìn chung, Patreon hay nhiều nền tảng công nghệ khác, đang dần khiến công việc của các creator dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, bền vững hơn.