Nhìn ở góc độ trải nghiệm, TikTok, IG Reels hay Youtube Shorts ấn tượng nhất?

Cùng định dạng short video, TikTok chứng minh bản lĩnh người dẫn đầu với nhiều tính năng hấp dẫn, khả năng cá nhân hóa trải nghiệm người dùng... Trong khi đó, Reels vẫn mang thế mạnh về thẩm mỹ - đặc trưng của IG - và Shorts còn phải nỗ lực nhiều trong tương lai.
Ý Như
26/08/2021
Nhìn ở góc độ trải nghiệm, TikTok, IG Reels hay Youtube Shorts ấn tượng nhất?

Kể từ “cú nổ” của TikTok, short video (video ngắn) trở thành định dạng nội dung được đông đảo người dùng mạng xã hội (MXH) yêu thích bởi tính chất sinh động, tiện lợi,... Trở thành ứng dụng MXH tải nhiều nhất, sở hữu lượng người dùng đông đảo, TikTok thu hút nhiều sự quan tâm của “cá lớn” trong ngành với định dạng short video. Lối gót TikTok, Instagram (IG) ra mắt Reels và Youtube trình làng Shorts. Trong cuộc đua này, xét về mặt trải nghiệm, ông lớn nào đang chiếm thế thượng phong?

Quill Cloud

Gặp nhau tại điểm chung là cùng sở hữu định dạng video 9:16 với kết cấu cơ bản trong một post bao gồm phần video và phần caption, Youtube Shorts, TikTok hay Reels vẫn có nét riêng thể hiện những “mục tiêu ẩn giấu”. Là bên sở hữu định dạng short video sớm nhất trong cả 3, TikTok đã thiết lập một giao diện chung cho mô hình mạng xã hội video - những điểm này người dùng đều có thể bắt gặp ở IG Reels hay Youtube Shorts. 

Nhìn chung, thiết kế các nút tính năng tương tác trên TikTok mềm mại, trẻ trung, hiện đại với kích thước vừa phải, không quá to cũng không hề nhỏ. Chúng đủ để không “gây phiền” nội dung video mà vẫn thu hút tương tác của người dùng một cách dễ dàng, tiện lợi. Caption trên TikTok xuất hiện với một tỷ lệ hợp lý, chiếm một phần nhỏ phía cuối video, kích cỡ chữ vừa phải, không to nhưng dễ đọc, tránh chiếm diện tích của video, ảnh hưởng đến trải nghiệm người xem. 

Quill Cloud

Bộ tính năng tương tác của TikTok đa dạng, bao gồm: Like, Comment, Share, Not Interested, Save Download,... Điểm đặc biệt trong bộ tính năng này có thể nói đến “Not Interested” bởi nó giúp TikTok cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, cho phép người dùng loại đi những nội dung họ không hứng thú để không phải xem lại trong tương lai. Chưa dừng lại ở đó, TikTok đã cập nhật phiên bản cho phép người dùng tua video. Đây có thể nói là hướng đi hợp lý của TikTok trong thời điểm MXH này đang ngày càng tăng thời lượng tối đa cho các video trên nền tảng, từ 15s, 60s đến 3 phút, 5 phút. 

So với TikTok, IG Reels có nhiều điểm chung. Song bộ tính năng tương tác của IG có phần nhỏ gọn hơn, giúp “sàn diễn” của video thêm rộng rãi. Đặc biệt, Instagram không có tính năng download, điều này giúp chủ sở hữu các Reels tránh việc bị reup nội dung trên nền tảng khác theo cách mà họ không mong muốn. Người dùng có thể bắt gặp rất nhiều video của TikTok trên Facebook Watch, IG Reels hay Youtube Shorts. Đối với nhóm đối tượng người dùng mạng xã hội để “xem là chính”, họ có thể bỏ qua việc tải và sử dụng TikTok bởi họ dễ dàng xem được các video của ứng dụng này trên nhiều nhiều MXH khác nhau. Tuy nhiên, việc IG Reels không cho dừng video hay tua video có thể trở thành 1 nhược điểm của nền tảng. Người xem có thể bỏ lỡ/muốn xem kỹ lại 1 đoạn nội dung trên video nhưng tất cả những gì họ phải là đợi video chạy hết và xem lại toàn bộ từ đầu. 

Quill Cloud

Nếu Instagram ra mắt thêm Reels như một phương thức đa dạng hoá định dạng nội dung của mình để giữ chân người dùng cũ, thu hút người dùng mới - thế hệ thích xem video với hình ảnh, âm thanh cuốn hút, thì Youtube Shorts dường như muốn nâng cao vị thế của mình trong vai trò MXH video, thể hiện sự thức thời của bản thân. Đặt trong sự so sánh với TikTok hay IG Reels, các tính năng tương tác của Youtube Shorts có đường nét cứng cáp, vuông vắn, bo tròn ở góc,... không quá thân thiện. Tuy nhiên, dù không có tính năng “Not Interested” để giúp người dùng loại bỏ những nội dung họ không thích, Youtube đã tận dụng điểm đặc trưng của mình: Nút Like & Dislike - cho phép người dùng đánh giá nội dung. Hơn hết, Youtube đặt biệt chú trọng nút subscribe của mình thay vì follow như IG Reels hay TikTok. Nút subscribe xuất hiện ngay trên video nên nếu người xem có thể bấm bút subscribe ngay lập tức mà không cần truy cập vào account cá nhân của content creator/kênh đó. 

Tóm lại, trên khía cạnh giao diện cho người dùng, mỗi nền tảng đều có thế mạnh riêng. Song Youtube Shorts hay IG Reels đều cần tiếp tục cải thiện, tối ưu để “chiều lòng” người xem tốt hơn trong tương lai.

Quill Cloud

Vốn là mạng xã hội hình ảnh với bộ công cụ chỉnh ảnh được đánh giá cao, tính năng chỉnh sửa video của IG Reels được ví như một chiếc app nhỏ tích hợp trong MXH. Từ cắt ghép video, thêm nhạc, đến thêm giọng nói đều có tại IG Reels. Các content creator có thể dễ dàng chọn lựa, chỉnh sửa thumbnail cho phù hợp với giao diện trang Reels cũng như Feeds IG của mình. Ngoài ra, kho âm nhạc cũng như filter của của IG tương đối phong phú.

Quill Cloud

Tương tự như IG Reels, TikTok sở hữu tính năng chỉnh sửa video đơn giản, tiện lợi và dễ sử dụng. Người dùng không nhất thiết phải tải thêm các app chỉnh sửa khác để sản xuất video đăng trên nền tảng. Tuy nhiên, TikTok có 3 điểm mạnh hơn IG Reels:

  • Thứ nhất, TikTok đầu tư cho kho nhạc. Kho nhạc của TikTok đa dạng với xếp hạng các bài hát được yêu thích và sử dụng nhiều. Khi content creator bấm vào phần chọn nhạc trên nền tảng, họ được thấy 1 hệ thống xếp hạng rõ ràng. Đặc biệt, TikTok đang trở thành bệ phóng cho nhiều tài năng âm nhạc như tlinh (2 phút hơn) hay Bella Porch (Build a bitch),... Những bản nhạc original ra đời từ TikTok giúp nền tảng ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các content creator, đặc biệt những người trẻ làm nhạc. Có thể nói, đối với định dạng video, âm thanh là một phần thu hút quan trọng nên đây là một khoản đầu tư xứng đáng của TikTok.
  • Thứ hai, bộ filter của TikTok đa dạng, đẹp mắt và được update thường xuyên, khác với IG - nơi người dùng phải chủ động tìm filter mới và save lại cho các lần sử dụng. 
  • Thứ ba, TikTok không chỉ có chức năng voiceover mà còn sở hữu voice effects. Nếu người dùng không tự tin với giọng nói thật của mình hay đơn giản muốn sử dụng âm thanh thú vị hơn, họ có thể dễ dàng sử dụng các hiệu ứng âm thanh. 

Quill Cloud

So với sự đầu tư của 2 ông lớn TikTok và Instagram, Youtube dường như còn cần 1 hành trình dài phía trước để thu hút người dùng trong “cuộc chiến” short video này. Bộ công cụ chỉnh sửa video của Youtube khá đơn giản, gần như chưa có gì nhiều, thậm chí content creator không được chọn thumbnail cho video của họ.

Quill Cloud

Với sự đơn sơ về công cụ cộng thêm “sinh sau đẻ muộn” cũng như nhiều yếu tố khác, nội dung trên Youtube Shorts hiện chủ yếu được content creator convert từ các nguồn như TikTok hay Instagram. Thiếu đi nút “Not Interested”, nội dung của Youtube Shorts chưa “đọc vị” người dùng một cách hiệu quả dẫn đến sự xuất hiện của những video “nhảm” trên Shorts của họ. Dù vậy, Youtube vẫn đang trong quá trình thu hút những content creator trên nền tảng sử dụng Shorts để quảng bá kênh của mình với lợi thế hơn 2 tỷ người dùng và mức thù lao cho creator hấp dẫn lên đến 10.000 Đô-la/tháng

Đọc thêm: Youtuber sẽ khai thác được gì từ Youtube Shorts

Trong khi đó, vốn là mạng xã hội hình ảnh cũng như sở hữu lượng content creator chú trọng tính thẩm mỹ, coi mạng xã hội như một bản portfolio đầy màu sắc, IG Reels sở hữu ngày càng nhiều những video mãn nhãn người xem. IG Reels trở thành “sàn diễn” của các fashionista, những người yêu mix & match, yêu thích du lịch, chụp hình nghệ thuật, chia sẻ các khoảnh khắc ấn tượng,... Nhìn chung, nội dung trên IG Reels đậm tính thẩm mỹ. Đặc biệt, Reels trở thành 1 làn gió mới cho những content creator lâu năm trên IG, giúp họ đa dạng các định dạng nội dung cũng như hỗ trợ các thương hiệu trong việc quảng bá sản phẩm. 

Không có xuất phát điểm với giá trị thẩm mỹ được đề cao như IG, TikTok là nơi thu hút đa dạng các loại video. Mặc dù ban đầu được đánh giá là “tạp nham”, song TikTok đã dần được phủ sóng bởi nhiều nội dung chất lượng hơn. Không chỉ thuần giá trị giải trí, những nội dung học thuật xuất hiện trên TikTok ngày càng nhiều. Hashtag challenge, biến hình,... đã trở thành những nét đặc trưng khác biệt của TikTok. Thu hút đông đảo Gen Z cũng như Gen alpha, TikTok là nền tảng mà các content creator thế hệ mới (như Eric Thor, 16 Memories,...) không thể bỏ lỡ. Thậm chí, các content creator lâu năm cũng đang dần lấn sân sang nền tảng này để tiếp cận nhóm đối tượng trẻ trung hơn như An Phương (Letsplaymakeup, Quỳnh Anh Shyn, Trinh Phạm,...)

Quill Cloud

Ngoài ra, xét riêng ở khía cạnh thương mại và kinh doanh, Youtube Shorts đang trong giai đoạn thu hút người dùng nên chưa đẩy mạnh mảng này. Trong khi đó, TikTok đang ngày càng phát triển các định dạng quảng cáo, in-feed ads hay brand takeover đều được kết nối với trang đích, kênh mua sắm của thương hiệu. Ngoài ra, các influencer có thể gán link affiliate marketing trong bio để nhận tiền hoa hồng sản phẩm. Về phía IG, nhờ sở hữu một hệ sinh thái các định dạng nội dung đa dạng, và nhiều tính năng mua sắm (Shoppable, Shopping Expansion,...), người dùng có thể dễ dàng trực tiếp mua hàng trên nền tảng mà không nhất thiết phải đi đến một trang đích khác.

Đọc thêm: TikTok Marketing: Hiểu các loại ads - Bước đầu để thành công


Tạm kết:

Nhìn chung, khi đặt Tiktok, IG Reels hay Youtube Shorts trong sự so sánh về mặt trải nghiệm, mỗi nền tảng đều sở hữu những thế mạnh riêng. Tuy nhiên, với lợi thế dẫn đầu, TikTok đang sở hữu sự đa dạng cả về chất lượng nội dung cũng như công cụ, giao diện,... thu hút nhiều người dùng trẻ và các content creator thế hệ mới. Trong khi đó, IG Reels mang đến trải nghiệm tương đối mượt mà, tiếp tục phát huy thế mạnh của IG là tính thẩm mỹ, trở thành không gian sáng tạo mới cho những người dùng lâu năm của nền tảng. Để cạnh tranh với 2 ông lớn này, Youtube Shorts vẫn cần tiếp tục cải thiện trải nghiệm người dùng. 

Đọc thêm: Instagram Reels vs. TikTok: Hướng đi nào cho influencer?


MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa