I. Standard Ads
Dù mang nhiều điểm tương tự như quảng cáo trên Story Instagram/ Facebook, Standard Ads của TikTok vẫn mang những yếu tố khác biệt của một nền tảng MXH video ngắn. Standard Ads thường được các thương hiệu sử dụng để tăng khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu trong các chiến dịch tăng nhận thức thương hiệu hay kéo traffic về các kênh chính của thương hiệu phục vụ cho việc bán hàng...
1. Brand Takeover
- Đặc điểm: Brand Takeover hiển thị full màn hình khi người dùng mở ứng dụng để đảm bảo hiệu quả hình ảnh toàn diện. Nhãn hàng có thể sử dụng hình ảnh hoặc video trong khoảng 3-5s, không có âm thanh nhưng có thể dẫn link landing page. Thương hiệu sử dụng hình thức này sẽ được thể hiện hình ảnh độc quyền trong suốt 24h.
- Cách sử dụng hiệu quả: Brand Takeover phù hợp cho các chiến dịch thương hiệu - tăng nhận thức thương hiệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nút CTA (Call to action - Kêu gọi hành động) để đưa người dùng về các link liên kết của thương hiệu hoặc các thử thách sáng tạo. Brand Takeover thường được dùng kết hợp cùng các hashtag challenge, brand effect hay in-feed ads của thương hiệu.
2. Top View
- Đặc điểm: Giống như Brand Takeover, Top View sẽ xuất hiện ngay khi người dùng mở ứng dụng nhưng với thời lượng 5-60s (người dùng có thể bỏ qua sau 3s), có âm thanh giúp thương hiệu nói được nhiều hơn về mình và thu hút người dùng hơn. Tương tự như Brand Takeover, Top View cho phép thương hiệu dẫn link landing page, link hashtag challenge. Nhưng không dừng lại ở đó, Top View cho phép người dùng tương tác với quảng cáo thông qua like, share, comment.
- Cách sử dụng hiệu quả: Top View phù hợp cho các chiến dịch thương hiệu và chiến dịch bán hàng. Thông thường, trong 8s đầu tiên, người dùng sẽ quyết định có xem tiếp quảng cáo hay không nên đây là thời điểm thương hiệu phải tạo được sức hút trong Top View. Độ dài lý tưởng của một quảng cáo Top View là 15s bởi đây là loại quảng cáo mang yếu tố branded (thương hiệu) cao. Tương tự như Brand Takover, Top View cũng thường được sử dụng cùng hashtag challenge, brand effect hoặc in-feed ads của thương hiệu để tăng độ hiệu quả của chiến dịch.
3. In-feed ads
- Đặc điểm: In-feed ads là quảng cáo hiển thị trong mục “For You”, có thời lượng lên đến 60s và có âm thanh. Người dùng được tương tác trực tiếp trên quảng cáo qua like, share, comment và thương hiệu có thể dẫn link landing page, link hashtag challenge, thêm các nút CTA như “Mua ngay”, “Tìm hiểu thêm”...
- Cách sử dụng hiệu quả: In-feed ads phù hợp cho các chiến dịch thương hiệu và chiến dịch bán hàng. Xuất hiện trong phần “For You” (Dành cho bạn), In-feed ads của thương hiệu cần có tính gần gũi, thân thiện, đan cài yếu tố quảng cáo khéo léo để thu hút người dùng xem đến hết video.
- Những cái tên điển hình thường xuyên xuất hiện trong phần “For You” của người dùng là hai ông lớn ngành thương mại điện tử Lazada và Shopee. Từ việc quảng bá cho các đợt sale lớn cho đến quảng bá các sản phẩm nổi bật dẫn link về nền tảng đều được Shopee, Lazada thực hiện thường xuyên trên TikTok.
II. Content ads
Content ads của TikTok được ưa chuộng bởi thế mạnh lớn nhất là tính tương tác cao. Với hai loại Hashtag Challenge (HTC) và Brand Effect, thương hiệu có thể tăng độ phủ của chiến dịch, thực hiện các mục tiêu chiến lược.
1. Hashtag Challenge
Hashtag Challenge là loại hình nội dung đặc trưng của TikTok. Việc tham gia vào các HTC tren TikTok trở thành một hoạt động quen thuộc của người dùng nền tảng này. Khi lấn sân sang TikTok, thường các thương hiệu sẽ thực hiện các HTC. Nhiều cái tên đình đám đã sở hữu các chiến dịch thành công trên TikTok như:
- VinFast với #PhieuCungXeChat: 200 triệu video views và 101 nghìn video do người dùng tạo ra trong 6 ngày của chiến dịch
- Fami với #NhaLaNoi: 173 triệu video views và 38.9 nghìn video do người dùng tạo ra trong 6 ngày của chiến dịch
- Vinamilk với #VuDieuDelight: 194 triệu video views và 114 nghìn video do người dùng tạo ra trong 6 ngày của chiến dịch
Lý do loại content ads này được ưa chuộng đến vậy là bởi nó có tính tương tác và lan truyền cao. Bằng việc khuyến khích người dùng tham gia vào thử thách, các thương hiệu sẽ biến họ thành người sáng tạo nội dung cho chiến dịch của mình và chia sẻ về chiến dịch đó đến cộng đồng của họ. Qua đó, nhận thức về thương hiệu, độ phủ của chiến dịch cũng cách mục tiêu khác của doanh nghiệp sẽ chạm được đến nhiều đối tượng hơn.
Mỗi HTC thông thường kéo dài 6 ngày với các “quyền ưu tiên” và gói combo trong 6 ngày này bao gồm:
- Quảng cáo tràn màn hình Brand Takeover hoặc Topview trong gói
- Quảng cáo In-feed Ads, hình thức One Day Max
- Thử thách được lên top Trending TikTok (mục Explore) ở các vị trí đầu tuỳ gói HTC nhãn hàng lựa chọn
Năm 2021, con số này sẽ thay đổi giảm xuống còn 3 ngày. Sự giảm một nửa về thời gian đòi hỏi các thương hiệu có chiến lược thúc đẩy tương tác tối đa trong 3 ngày đầu tiên của chiến dịch, tận dụng các ưu đãi.
2. Brand Effect
Bên cạnh Hashtag Challenge, Brand Effect là content ads có tính tương tác cao của TikTok. Brand effect là quảng cáo thông qua sự kết hợp với TikTok để thiết kế các sticker riêng phục vụ cho chiến dịch truyền thông trên 7 định dạng của TikTok bao gồm:
- Định dạng cơ bản: Mặt 2D, Bối cảnh 2D, Tay 2D, Đa màn hình
- Định dạng cao cấp: Mưa rơi, Đổi màu, Trang điểm
Mặc dù chưa được nhiều thương hiệu lựa chọn như hashtag challenge, brand effect vẫn chứng minh sức hút của mình về mặt tăng nhận thức thương hiệu, tính tương tác cũng như thường là một phần không thể thiếu của các hashtag challenge.
Các thương hiệu mỹ phẩm, thời trang, game và các bộ phim, sản phẩm âm nhạc sẽ phù hợp với brand effect trên TikTok. Bằng việc tạo ra các brand effect có đan cài yếu tố sản phẩm, người dùng TikTok sẽ có trải nghiệm thử với sản phẩm đó và dẫn đến sự tò mò khám phá. Một số brand effect của các thương hiệu trên TikTok có thể kể đến:
- Brand effect Khám phá Tốc Chiến của Liên Minh Huyền Thoại thu về 30 nghìn video do người dùng tạo ra trong khoảng 1 tháng
- Brand Effect Tết Dzô PUBGm - PUBGm thu về 11 nghìn video do người dùng tạo ra sau 1 tuần ra mắt
III. Auction Ads
Cuối cùng, để thực hiện các chiến dịch TikTok Marketing, sử dụng hashtag challenge, brand effect hay loại standard ads, thương hiệu cần trải qua vòng auction ads. Auction ads (Quảng cáo đấu thầu) hay còn gọi là bidding methods (Phương pháp đặt giá thầu), là một phần quan trọng của quá trình tạo quảng cáo tổng thể.
3.1. Cấu trúc của chiến dịch:
- Xác định mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Mục tiêu quảng cáo gồm 5 loại: Lượt tiếp cận (Reach), Lượt xem video (Views), Lượt truy cập (Traffic), Cài đặt ứng dụng (App Install) và Conversion (Chuyển đổi)
- Xác định cách thức quảng cáo: Để xác định cách thức quảng cáo phù hợp, bạn cần trả lời những câu hỏi như: Quảng cáo xuất hiện ở đâu?, Đối tượng tiếp cận?, Lịch trình quảng cáo?, Giá thầu & Ngân sách?
- Xác định nội dung quảng cáo: Bạn muốn người dùng thấy những nội dung gì? Nội dung này sẽ được xây dựng, phát triển dựa trên mục tiêu của chiến dịch cũng như mục tiêu quảng cáo.
3.2. Các phương thức đấu thầu:
#1- Cost per Mille/Thousand Impressions (CPM):
- CPM là giá thầu bạn sẵn sàng trả cho một nghìn lượt hiển thị. Hệ thống sẽ phân phối quảng cáo của bạn để hiển thị nhiều nhất và tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể trong phạm vi ngân sách của bạn.
- Tính toán: (Tổng chi phí/Tổng số lượt hiển thị)*1.000
- Chi phí: Được tính theo lượt hiển thị
- Mục tiêu quảng cáo có thể áp dụng: Reach (Lượt tiếp cận)
#2 - Optimized Cost per Mille/Thousand Impressions (oCPM):
- oCPM là giá bạn sẽ trả để tạo một nghìn lần hiển thị và đối tượng mục tiêu là những người có khả năng chuyển đổi hoặc cài đặt ứng dụng.
- Tính toán: (Tổng chi phí/Tổng số lượt hiển thị)*1.000
- Chi phí: Được tính theo lượt hiển thị
- Mục tiêu quảng cáo có thể áp dụng: Conversion (Chuyển đổi), và App Install (Cài đặt ứng dụng)
#3 - Cost per Thousand Views (CPV):
- CPV là giá bạn sẵn sàng trả cho 6s hoặc 2s xem video. Hệ thống sẽ phân phối video để đạt nhiều views nhất có thể trong mức budget bạn đề ra.
- Tính toán: (Tổng chi phí/Tổng số lượt hiển thị)*1.000
- Chi phí: Tính theo lượt xem video 6s, 2s hoặc toàn bộ
- Mục tiêu quảng cáo có thể áp dụng: video views (lượt xem video)
#4 - Cost per Click (CPC):
- CPC là giá bạn sẵn sàng trả cho 1 cú nhấp chuột. Hệ thống sẽ phân phối quảng cáo của bạn cho những người dùng có nhiều khả năng nhấp vào chúng nhất với chi phí gần với giá thầu của bạn nhất có thể.
- Tính toán: Tổng chi phí/ Tổng số click
- Chi phí: Tính theo lượt click
- Mục tiêu quảng cáo có thể áp dụng: Traffic (Lưu lượng truy cập), App Installs (Cài đặt app), Conversion (Chuyển đổi)
#5 - Optimized Cost per Click (oCPC):
- oCPC: giá thầu của bạn là chi phí bạn sẵn sàng trả cho mỗi kết quả (chuyển đổi, tải app). Hệ thống sẽ phân phối quảng cáo của bạn cho những người dùng có nhiều khả năng thực hiện hành động bạn muốn với chi phí càng gần giá thầu của bạn càng tốt.
- Tính toán: Tổng chi phí/ Tổng kết quả
- Chi phí: Tính theo lượt click
- Mục tiêu quảng cáo có thể áp dụng: App Installs (Cài đặt app), Conversion (Chuyển đổi)
Nhìn chung, hai loại content ads của TikTok sẽ giúp tăng độ phủ thương hiệu tốt nhất cũng như tạo ra tính tương tác cao nhất giữa thương hiệu và người dùng. Các loại standard ads thường được dùng để hỗ trợ cho hai loại content ads. Song thương hiệu có thể triển khai các chiến dịch chỉ sử dụng standard ads, thường là in-feed ads, để tăng nhận thức thương hiệu, kéo traffic về các trang chính, thúc đẩy doanh thu… Việc thực hiện standard ads và content ads này như thế nào, chi phí ra sao sẽ phụ thuộc vào quá trình đấu thầu dựa trên mục tiêu và ngân sách của thương hiệu.