Việc phát triển thương hiệu thời trang local trên IG không chỉ đơn thuần là việc đăng sản phẩm và bán. Sự khác biệt giữa một shop bán đồ online và 1 thương hiệu thời trang là shop online đơn giản có item mới nào thì liền đăng bán, trong khi đó một thương hiệu local ngoài doanh thu còn có phong cách, cá tính, thông điệp… cần truyền tải.
Instagram có thể ví như một “ngôi nhà”, nơi thương hiệu trang hoàng cho nó theo sở thích, cá tính của mình để mọi khách ghé qua đều thấy không khí riêng - những “phong cách, cá tính và thông điệp…” - của ngôi nhà đó. Chính vì vậy việc trang hoàng cần dày công bố trí, chăm chút với những cách thức thực hiện rõ ràng.
Tại sao lại là IG mà không phải một nền tảng khác? IG có những đặc điểm nổi trội phù hợp với nhu cầu của thương hiệu thời trang local:
Thời trang là một ngành hàng thuộc khía cạnh làm đẹp, luôn cần cập nhật sản phẩm mới, bộ sưu tập mới... Thời trang không chỉ là chuyện của vải lụa, gấm vóc, thiết kế mà nó còn là cá tính, phong cách, sở thích cá nhân, cái gu của mỗi người. Chính vì vậy, thương hiệu thời trang luôn cần chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ, từ sản phẩm cho đến các hoạt động truyền thông.
Ngay từ khi ra đời, IG đã được định vị là một mạng xã hội hình ảnh, nội dung mang yếu tố thẩm mỹ cao. Nhắc đến IG, người dùng sẽ hình dung ngay đây là một mạng xã hội “fancy” với những hình ảnh chất lượng, thu hút. IG và các thương hiệu thời trang đã gặp nhau tại điểm này. Với IG, thương hiệu có thể đồng bộ về hình ảnh, tạo ra những nét đặc trưng ấn tượng về yếu tố “nhìn”, không khác một chiếc website riêng. Qua đó thương hiệu có thể thu hút người dùng, cho họ cảm nhận về phong cách, cá tính thương hiệu và cung cấp những hình ảnh ấn tượng nhất về sản phẩm.
IG có thể ví như chiếc website kiểu mới của thương hiệu
IG sở hữu đa dạng các định dạng phục vụ thương hiệu từ việc sáng tạo nội dung như IGTV, Reels, Story… đến việc bán hàng như Reels and Shop Tabs, Shopping Expansion - các tính năng IG đang áp dụng tại nhiều quốc gia và sẽ sớm có mặt ở Việt Nam. Sự đa dạng này nhìn chung sẽ giúp các thương hiệu có thể truyền tải câu chuyện, sản phẩm… qua nhiều hình thức khác nhau giúp người tiêu dùng không thấy nhàm chán.
IG có được niềm tin từ người tiêu dùng vì họ thường tìm đến đến review, ý kiến về sản phẩm trên IG (theo khảo sát của Q&Me - 2018). Bên cạnh đó, việc mua sắm quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang… của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc nhiều vào cảm xúc. Có thể người tiêu dùng không thiếu hay có chủ đích mua một item mới nhưng xem ảnh, xem feedback thấy “mê quá” họ vẫn rút ví trả tiền để sở hữu sản phẩm. Thêm vào đó, với không ít người, mua sắm chính là một hình thức giải toả căng thẳng nên việc họ bị thu hút và mua hàng dù không chủ đích là một dạng hành vi phổ biến. Vì vậy, với “niềm tin” mà IG đang có, nền tảng sẽ phù hợp cho thương hiệu thời trang tạo thiện cảm, tình yêu, kích thích sự “mê quá” kia của khách hàng với sản phẩm.
Trong thời đại mạng xã hội như hiện nay, các thương hiệu thời trang local có rất nhiều lựa chọn nhưng tại sao IG sẽ là “ứng cử viên” tiềm năng nhất? Xét đến Facebook - một trong những mạng xã hội lớn và được đông đảo công chúng Việt Nam sử dụng, nền tảng này có nhiều định dạng nội dung nhưng kết cấu hiển thị các bài đăng theo chiều dọc của tiến trình thời gian nên thương hiệu khó lòng sắp xếp đồng bộ nhận diện trên feed như đối với IG. Bên cạnh đó, Facebook tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm cá nhân vì vậy, theo một thống kê, 40% người dùng Facebook không thích tương tác với các thương hiệu. Ngược lại IG, đặt sự quan tâm của mình vào khám phá và trải nghiệm (thông qua hình ảnh và video) nhiều hơn so với tương tác nên phạm vi tiếp cận cao hơn.
Facebook sở hữu kết cấu hiển thị các bài đăng theo chiều dọc (Nguồn ảnh: trainghiemso.vn)
Ngoài cây đại thụ Facebook, gương mặt mới TikTok cũng đang là một nền tảng hấp dẫn nhiều người sử dụng nhưng thương hiệu thời trang sẽ gặp một số rào cản nhất định khi lấn sân sang nền tảng này. Thứ nhất, TikTok có định dạng video full màn hình là một lợi thế thu hút sự tập trung của người xem nhưng TikTok lại không có sự đa dạng về định dạng nội dung như IG giúp thương hiệu tạo ra nhiều kiểu nội dung hấp dẫn hơn. Ngoài ra, TikTok chưa có công cụ chat - đây là một cản trở lớn đối với các thương hiệu trong việc bán hàng. Vậy nên, TikTok hiện tại phù hợp ở vai trò là một phương tiện để kéo traffic về các kênh chính của thương hiệu.
Trước khi nói về cách thức, “hiệu quả” là yếu tố marketer cần làm rõ để có chiến lược phát triển phù hợp. “Hiệu quả” ở đây có thể hiểu là mục tiêu mà thương hiệu hướng đến. Nhìn chung, IG là nơi thương hiệu có thể đồng bộ hình ảnh để nói lên cá tính, phong cách của thương hiệu. Từ đó, thương hiệu khiến khách hàng ấn tượng, ghi nhớ, yêu thích và cuối cùng là trở thành khách hàng đến khách hàng mục tiêu. Với một lộ trình mục tiêu cơ bản như vậy, marketer của các thương hiệu thời trang có thể phát triển kênh IG với những yếu tố trọng tâm như sau:
Khi bắt gặp một thương hiệu mới, một tổ chức mới, điều đầu tiên bạn làm là gì? Có phải bạn sẽ tìm phần giới thiệu để có cái nhìn bao quát nhất về thương hiệu, tổ chức? Riêng ngành thời trang, mỗi thương hiệu local sẽ sở hữu những style quần áo, phụ kiện… khác nhau, nên thương hiệu càng cần giới thiệu để thu hút đúng đối tượng mục tiêu.
Với IG, bio là phần để giới thiệu. Một bio chỉn chu, đơn giản mà vẫn đầy đủ có thể bao gồm các yếu tố:
She by Shj sở hữu một bio "chuẩn"
Ví dụ, thương hiệu local She by Shj (sở hữu 458k followers trên IG) có một bio vừa vặn mà vẫn đầy đủ thông tin với:
Như đã nhắc rất nhiều trước đó, đồng bộ hình ảnh sẽ giúp người dùng dễ ghi nhớ thương hiệu hơn. Việc xây dựng màu sắc, phong cách nhất quán cho IG Feed không quá khó, các marketer có thể sử dụng một số bí quyết như:
IG của Nudieye sở hữu tông trắng - sáng hợp với style thương hiệu
Bố cục có tính kết nối của REN
Đọc thêm về REN tại: https://theinfluencer.vn/lam-thuy-nhan-con-nguoi-mac-do-cua-minh-la-minh-vui-roi-538.html
Feed IG độc đáo của Coco
Chiến lược nội dung là phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội. Việc có chiến lược rõ ràng sẽ giúp thương hiệu xác định được mục đích, mục tiêu cụ thể và phân chia giai đoạn để hiện thực hoá nó cũng như xác định lộ trình phát triển, thúc đẩy các dòng sản phẩm theo mùa, theo bộ sưu tập...
Để có một chiến lược nội dung phù hợp, marketer cần hiểu được nền tảng, nắm được các insight về thị trường, về khách hàng. Khi đã có sự thấu hiểu, các chiến lược nội dung, các chiến dịch sẽ được xây dựng trên một nguồn cơ sở dữ liệu rõ ràng, nâng cao hiệu quả truyền thông, giảm thiểu nguy cơ “ném tiền qua cửa sổ” bởi cách làm quá cảm tính.
Đọc thêm về cách đọc Insight trên Instagram tại: https://theinfluencer.vn/cach-doc-insight-tren-instagram-546.html
Về mặt nội dung, dù các brand thời trang chủ yếu sẽ đăng tải hình ảnh sản phẩm, các bộ hình lookbook, ảnh feedback trang phục… nhưng thỉnh thoảng đan xen những nội dung bên lề liên quan đến thời trang sẽ giúp thương hiệu tương tác, giao lưu với khách hàng nhiều hơn. Ví dụ, thương hiệu thời trang local Dottie (402k followers) hiểu được khó khăn của người tiêu dùng về việc làm thế nào để chọn trang phục phù hợp với dáng người. Bởi vậy, Dottie đã có các tuyến nội dung #dottietips chia sẻ những item phù hợp cho từng dáng người để người tiêu dùng dễ lựa chọn. Đó là một dạng nội dung không quá mới trong mảng thời trang nhưng vẫn luôn được nhiều người quan tâm bởi không phải ai cũng hiểu rõ về hình dáng cơ thể và cách chọn đồ phù hợp. Khi đưa ra các tips, thương hiệu có thể giới thiệu luôn sản phẩm hợp với từng dáng người đó để thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Dottie giải quyết vấn đề cho người tiêu dùng
Bên cạnh nội dung thường nhật, IG sẽ là nơi lý tưởng để thương hiệu tổ chức các cuộc thi feedback trang phục, minigame, giveaway… Các hoạt động này sẽ giúp thương hiệu tương tác gần hơn với khách hàng và biến họ trở thành những người lan toả câu chuyện của thương hiệu thông qua các yêu cầu đi kèm như chia sẻ bài viết kèm hashtag trên story, tag bạn bè trong bình luận… Hình thức này tuy không mới, song vẫn luôn có hiệu quả.
Trở lại với Dottie, thương hiệu này đã thực hiện cuộc thi “Feedback Photo Contest: Walking through 2020 - Salling into 2021” vào dịp Tết Tân Sửu vừa qua. Cuộc thi khuyến khích người tiêu dùng chụp hình với những sản phẩm của Dottie, chia sẻ cảm nhận kèm hashtag #dottiebestie, #dottiecamon đăng trên story của IG cá nhân. Feedback của người dùng chính là lời “bảo chứng” cho chất lượng sản phẩm của thương hiệu. Đặc biệt, IG lại là mạng xã hội của hình ảnh nên người dùng cũng luôn chú trọng chọn ảnh đẹp nhất, nổi bật nhất cho nền tảng này. Nhờ những yếu tố đó, cuộc thi sẽ giúp thương hiệu tăng độ phủ cũng như niềm tin của khách hàng.
Theo thống kê của blog.hootsuite.com, hơn 500 triệu người tương tác với Instagram Story hàng ngày và có đến 53% người dùng chia sẻ rằng họ hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu sau khi thấy story. Những con số này là minh chứng rõ nét cho sự tiềm năng của IG Story với việc quảng bá hình ảnh, thông điệp, cá tính của thương hiệu.
Bên cạnh đó, story là nơi thương hiệu có thể cập nhật nội dung liên tục, hàng ngày để có thể tương tác với người tiêu dùng nhiều hơn. Với hệ thống các định dạng như GIF, Sticker, Music, Poll, Q&A, gắn link và CTA Swipe up… trên Story, các thương hiệu sẽ vô cùng thuận lợi để tạo ra các nội dung tương tác, dẫn dắt người dùng đến các sản phẩm của thương hiệu.
Kido "chăm tương tác trên story
Ví dụ, Kido Since 2011 (460k followers) là một trong những thương hiệu rất “chăm” tạo tương tác trên Story. Họ gợi ý outfit, hỏi ý kiến người tiêu dùng về việc mix & match, thường xuyên mở Q&A... Qua đó, thương hiệu không những nắm được insight của người tiêu dùng mà còn mang sản phẩm đến gần hơn với họ, góp phần tạo tình yêu, gắn kết thương hiệu.
Influencer là kênh hữu hiệu trong việc tăng độ phủ cho thương hiệu. Tuỳ vào quy mô của thương hiệu local, đặc điểm của sản phẩm, marketer nên có chiến lược hợp tác với Influencer một cách phù hợp nhất. Ví dụ, các thương hiệu nhỏ thường đau đầu với vấn đề ngân sách có thể cân nhắc hợp tác với nhóm nano, micro influencer. Tuy số lượng người theo dõi của họ không quá cao, song họ lại có tương tác tốt với cộng đồng nhỏ, sở hữu những followers thực sự quan tâm đến họ…
Một số Influencer thường hợp tác với các thương hiệu thời trang local có thể kể đến:
Nhìn chung, IG là một nền tảng đầy tiềm năng để các thương hiệu thời trang xây dựng hình ảnh, bán hàng… Việc phát triển thương hiệu trên IG cần một lộ trình có chiến lược dựa trên thấu hiểu khách hàng và chỉn chu trong hình ảnh, thúc đẩy các hoạt động tương tác, gắn kết.