[The State of Influencer Marketing 2023] TikTok trở thành nền tảng phổ biến nhất cho chiến dịch influencer marketing - Phần 2

Ngày 7/2/2023 vừa rồi, chuyên trang Influencer Marketing Hub đăng tải báo cáo “The State of Influencer Marketing 2023”. Bản báo cáo được thực hiện trên 3500 marketing agency, brand và những chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan về sự phát triển của thị trường influencer marketing, cùng một số dự đoán về xu hướng phát triển trong năm mới cũng như trong tương lai.
Đinh Trang
23/02/2023
[The State of Influencer Marketing 2023] TikTok trở thành nền tảng phổ biến nhất cho chiến dịch influencer marketing - Phần 2

Trong chuỗi bài viết này, The Influencer sẽ cùng bạn khám phá những số liệu nổi bật của bản báo cáo này, cụ thể như sau: 

  • [The State of Influencer Marketing 2023] Thị trường influencer marketing dự kiến đạt 21,1 tỷ đô vào năm 2023 - Phần 1: Tập trung vào những diễn biến chung của thị trường, ngân sách, xu hướng sử dụng AI trong việc triển khai chiến dịch influencer marketing 
  • [The State of Influencer Marketing 2023] TikTok trở thành nền tảng phổ biến nhất cho chiến dịch influencer marketing - Phần 2: Tập trung vào xu hướng influencer marketing trên các nền tảng MXH và một số vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống/trải nghiệm công việc của những influencer. 

Vào năm 2021, TikTok lần đầu tiên xuất hiện trong bảng xếp hạng của báo cáo và chiếm 45% về mức độ phổ biến. Đến năm 2022, nền tảng này đạt 46% và xếp thứ ba về mức độ phổ biến. Tuy nhiên, vào năm 2023, TikTok đã khẳng định vị thế của riêng mình, đạt vị trí đứng đầu, 55,5% thương hiệu tận dụng TikTok để triển khai chiến dịch influencer marketing của mình.

Biểu đồ 1: Mức độ phổ biến của các nền tảng khi các thương hiệu triển khai chiến dịch influencer marketing

Từ khi bắt đầu Báo cáo IMH vào năm 2017 cho đến năm 2022, Instagram là MXH được lựa chọn nhiều nhất cho các chiến dịch influencer marketing. Vào năm 2022, 79% số người được hỏi sử dụng Instagram cho chiến dịch influencer marketing của mình. Tính đến nay, nền tảng này vẫn rất phổ biến, nhưng năm nay chỉ còn 50,8% thương hiệu lựa chọn Instagram khi họ quyết định triển khai chiến dịch influencer marketing, khiến nó tụt xuống vị trí thứ hai.

Năm 2022, 36,7% người được hỏi cho rằng mục tiêu chiến dịch influencer marketing của họ là nhằm tăng doanh số bán hàng, 35,7% tập trung vào nâng cao nhận thức thương hiệu, và 32,8% họ mong muốn sử dụng influencer để tạo ra một “thư viện” UGC (nội dung do người dùng tạo ra). 

Tuy nhiên, năm nay, mục tiêu tạo ra UGC đã tăng mạnh, trở thành lý do chính cho các chiến dịch influencer marketing (45%). Điều này cũng tương ứng với xu hướng gia tăng độ phổ biến của TikTok - nền tảng cực kỳ phổ biến để thúc đẩy UGC.

Đọc thêm: Influencer marketing “tái định hình” sau sự lên ngôi của video ngắn và UGC

Sự gian lận của các influencer vẫn là điều khiến nhiều thương hiệu và marketers quan ngại. Gần đây, thông tin về các trường hợp gian lận có giảm đi, nhưng 64% doanh nghiệp vẫn có sự lo lắng về cách làm này. Đồng thời, số lượng công ty báo cáo rằng họ từng trải nghiệm hành vi gian lận của các influencer tăng từ 31% vào năm 2022 lên đến 55% vào năm 2023.

Trước đây, một vấn đề gây tranh cãi là mức độ tự động hoá mà bạn có thể sử dụng trong chiến dịch influencer marketing. Một số tin rằng bạn có thể tự động hoá hầu như mọi thứ: từ lựa chọn influencer đến thanh toán cho họ. Một số khác coi trọng tính tương tác cá nhân giữa thương hiệu và influencer, là việc làm việc giữa con người, không thể tự động hoá hoàn toàn. 

Trong báo cáo năm nay, có sự gia tăng đáng kể trong quan điểm rằng, influencer marketing có thể triển khai một cách tự động hoá (77%, tăng từ 56% vào năm ngoái). Một vài số liệu khác cũng thể hiện rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều cảm thấy hài lòng khi sử dụng các công cụ hỗ trợ, các nền tảng công nghệ (hoặc các agency) về influencer marketing. Những nghi ngờ ban đầu về AI và tự động hoá đã giảm đi đáng kể trong vài năm qua.

Nghiên cứu cũng tìm hiểu về việc các thương hiệu đã làm việc với bao nhiêu người có tầm ảnh hưởng trong năm qua. Năm nay, các thương hiệu có xu hướng làm việc với nhiều influencer hơn trước. 39% những người được hỏi đã làm việc với 0-10 influencer (số liệu này vào năm ngoái là 54%). Hơn 21% đã làm việc với 10-50 influencer và 16% đã làm việc với 50-100 influencer. 

Một số thương hiệu làm việc với một lượng lớn influencer, 11% cộng tác với 100-1000 influencer. Một sự thay đổi đáng kể là 12% đã làm việc với hơn 1000 influencer, so với chỉ 3% vào năm ngoái.

Biểu đồ 2: Số lượng các influencer mà các thương hiệu làm việc cùng

Mức độ tương tác trên Instagram của các influencer đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm

Trong một vài năm qua, mức độ tương tác của các tài khoản influencer có xu hướng giảm, đặc biệt là đối với các tài khoản có lượng follower cao. Mức độ tương tác của các tài khoản có hơn một triệu người theo dõi là 0,95%, chưa bằng một nửa so với năm 2018 (1,97%). Mức độ tương tác trung bình nói chung hiện ở mức 2,05%, giảm từ 2,18% vào năm 2021. Tuy nhiên, nó gần bằng với tỷ lệ trước Covid của năm 2019 là 2,08%.

Mức độ tương tác của TikTok cao hơn đáng kể so với các mạng xã hội khác, ngay cả đối với những người influencer có lượng follower lớn

Như vừa chia sẻ, tỷ lệ tương tác của Instagram nằm trong khoảng từ 0,95% cho các tài khoản có hơn 100 nghìn follower đến 4,21% cho các tài khoản có ít hơn 5 nghìn follower. Để so sánh, các tài khoản lớn nhất của TikTok với hơn một triệu follower có mức độ tương tác trung bình là 10,53% và các tài khoản nhỏ có 1K-5K follower có mức độ tương tác đáng kinh ngạc là 15,04%. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều thương hiệu muốn sử dụng TikTok cho chiến dịch influencer marketing của mình. 

Đọc thêm: Lý giải cơn nghiện xem TikTok không thể dừng lại được

Các kênh YouTube có lượt subscriber cao có mức độ tương tác tốt hơn các kênh có lượng subscriber nhỏ

Các kênh Youtube có từ 100 nghìn đến 1 triệu người theo dõi có tỷ lệ tương tác cao nhất (3,47%). Để so sánh, các kênh YouTube nhỏ chỉ có 1K-5K người theo dõi chỉ có mức độ tương tác là 1,90%.

Biểu đồ 3. Mức độ tương tác của các kênh Youtube dựa trên số lượng follower

Nghiên cứu cũng tìm đến các influencer và hỏi liệu họ đã từng cảm thấy mình đã bị phân biệt đối xử (với tư cách là influencer) trên bất kỳ nền tảng xã hội nào hay không. 58,3% cho biết họ có, còn lại 41,7% không có.

Khi được yêu cầu nêu bật khía cạnh về phân biệt đối xử mà họ đã phải đối mặt, 47,73% cho rằng họ đã phải chịu sự phân biệt đối xử về giới. Tiếp theo là phân biệt đối xử về đặc điểm ngoại hình (21,75%), sau đó là phân biệt chủng tộc (13,29%), phân biệt đối xử về chính trị (9,06%) và phân biệt xu hướng tính dục (8,16%).

Đọc thêm: Người nổi tiếng và vấn nạn cyberbullying

TikTok mang đến sự phân biệt đối xử tồi tệ nhất mà những người có ảnh hưởng phải đối mặt. Khi yêu cầu các influencer nêu tên một kênh mà họ gặp phải sự phân biệt đối xử, hơn một nửa số người được hỏi từng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trên TikTok (58,42%), so với YouTube (13,62%), Instagram (12,9%) và Facebook (10,04%).

MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa