Được nhà tâm lý học Robert Cialdini đưa ra vào năm 1984, Social Proof là định nghĩa về tâm lý cho thấy việc ra quyết định của một người bị ảnh hưởng bởi quyết định của người khác. Thuật ngữ này mô tả xu hướng con người tuân theo hành vi của những người khác mà họ coi là giống mình hoặc đáng tin cậy. Hay nói một cách khác đây là hiện tượng tâm lý chịu tác động của “hiệu ứng đám đông”.
Trong marketing, Social Proof được gọi là hiệu ứng lan truyền hay hiệu ứng lan truyền thông tin. Hiệu ứng lan truyền cho rằng ảnh hưởng của hành động và thái độ của những người xung quanh chúng ta (trong cuộc sống thực hoặc trên mạng xã hội) sẽ tác động lên hành vi của chính chúng ta.
Chính vì vậy, Social Proof có thể được sử dụng để thuyết phục khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ bằng cách cho họ thấy rằng những người khác đã làm như vậy và hài lòng với kết quả. Chẳng hạn, bạn muốn mua một sản phẩm trực tuyến nhưng vẫn còn lo lắng về chất lượng, kiểu mẫu,... Khi đó bạn sẽ có xu hướng tìm đọc các feedback từ những khách hàng trước, nếu những phản hồi đó tốt thì bạn sẽ yên tâm và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.
Đó cũng là lý do vì sao ngành Influencer bùng nổ trong những năm vừa qua với nhiều xu hướng mới: KOL, KOC, user generated content - UGC creator,...
Đọc thêm: UGC (User-Generated Content): Khi người dùng cũng là content creator và influencer
Theo nghiên cứu, 88% GenZ và Millennials nghiên cứu trước những sản phẩm mà họ muốn mua trên mạng xã hội. Các thương hiệu đã áp dụng Social Proof vào nhiều hình thức marketing:
Đây là một trong những phương pháp ứng dụng phổ biến nhất của Social Proof. Trên thực tế, 91% người tiêu dùng cho biết các đánh giá tích cực khiến họ có nhiều khả năng mua sản phẩm hơn. Có 2 cách phổ biến được áp dụng nhiều cho kênh bán thương mại điện tử:
Một là, hiển thị các đoạn đánh giá của khách hàng lên website của bạn. Điều này tạo thêm uy tín về sản phẩm và thúc đẩy mạnh mẽ tỷ lệ chuyển đổi.
Hai là, hiển thị đánh giá của khách bên ngoài website của bạn. Tức là sử dụng các trang blog chuyên review, các hội, nhóm chia sẻ về chủ đề liên quan đến sản phẩm để hiển thị những đánh giá đó một cách tự nhiên nhất.
Để khuyến khích khách hàng của bạn đánh giá chất lượng sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp, hãy gửi cho họ email kèm với một voucher giảm giá cho lần sau. Cách này không chỉ giúp tăng khả năng quay trở lại của khách mà bạn cũng sẽ có được những đánh giá làm tư liệu tiếp thị.
Bên cạnh đó, vai trò của các KOL, KOC,... cũng được khai thác triệt để. Họ có thể là những chuyên gia trong một lĩnh vực: ví dụ như fashionista Quỳnh Anh Shyn được mời làm gương mặt đại diện cho show diễn Rendezvous của thương hiệu C.Dam nhờ sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời trang trong cộng đồng mộ điệu Việt Nam. Hay họ cũng có thể chỉ là các TikToker được yêu thích trên mạng xã hội nhờ gu ăn mặc ấn tượng như Ly Phạm, Hàn Hằng,...
Việc booking Influencer của các nhãn hàng đang ngày càng trở thành một chiến lược phổ biến. Trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là nền tảng video giải trí TikTok, Social Proof được thể hiện rất rõ ràng. Các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng như Dino Vũ, Thủng Long Family tạo ra những kịch bản được đánh giá là “xem quảng cáo như không xem” hay review chân thực của chiến thần Võ Hà Linh khiến cả TikTok tag tên xin đánh giá. Có thể thấy, nhận định của Influencer có khả năng quyết định mạnh mẽ lên hành vi mua hàng của mọi người.
Video đạt 9.7M views của Dino Vũ khi quảng cáo sản phẩm của UNIQLO
Đọc thêm: Vén màn bức tranh xu hướng Influencer Marketing bùng nổ thị trường 2024
Ngoài ra, một định nghĩa mới được chú ý thời gian gần đây là UGC creator cũng đang được đặc biệt quan tâm. Đây là hình thức người dùng đăng tải nội dung về sản phẩm. UGC cũng được xem là một dạng của word-of-mouth (marketing truyền miệng) có đa dạng các cách thực hiện: Ảnh và video tag tên thương hiệu, Thử thách sáng tạo, Đập hộp (Unboxing),...
UGC chính là một cách để lan tỏa sản phẩm/dịch vụ của các thương hiệu với một tốc độ đáng kinh ngạc. Ví dụ trong khi lướt web, người dùng bắt gặp vài người mặc một chiếc áo phông và tần suất hiển thị càng nhiều, người dùng sẽ cho rằng đây đang là trend của thị trường và bắt đầu có mong muốn mua cho mình một chiếc áo tương tự.
Tạm kết:
Social Proof chắc chắn sẽ còn phát triển bùng nổ trong tương lai. Lý do khiến các thương hiệu “ưu ái” Social Proof là bởi hình thức marketing này là một cách ít “bán hàng” hơn để quảng cáo sản phẩm của các thương hiệu và mang lại cảm giác tự nhiên hơn, giúp bạn dễ dàng đạt được kết quả mong muốn.