Phân biệt KOL và KOC và nguyên lý 80/20 khi review sản phẩm

Với việc quảng cáo, vẫn còn một số nhãn hàng đặt nặng độ nổi tiếng của KOL để lên bài PR đã vô tình gò bó Influencer Marketing theo một cách vô cùng truyền thống. Trong 5 năm trở lại đây, với sự bùng nổ của các nền tảng livestream, từ Facebook đến IG rồi các sàn Thương Mại Điện Tử, KOC (Key Opinion Consumer) tự dần vặn mình trở thành một trong những nhân tố trọng tâm của ngành quảng cáo điện tử online. Vậy KOC là gì và sử dụng KOC thế nào cho hợp lý?
Vietnam Booking KOLs
04/04/2021
Phân biệt KOL và KOC và nguyên lý 80/20 khi review sản phẩm

Phân biệt KOL và KOC:

Quill Cloud

Về mặt lý thuyết, Key Opinion Leader là Người dẫn dắt tư tưởng, Key Opinion Consumer là Người tiêu dùng chủ chốt. Trong khi các KOL đòi hỏi có kiến thức sâu và chuyên môn để dẫn dắt người dùng thì KOC lại xuất phát gốc là 1 người khách hàng và có cái đánh giá chủ quan của một người tiêu dùng thực sự.

Cũng vì vậy, công việc của KOC thường gắn liền với việc review: sử dụng và đưa ra cảm nghĩ. Hai nền tảng làm việc chính của KOC thường là Tiktok (phổ biến với format đập hộp) hoặc là Facebook group dưới dạng post (Thường có cả việc gắn link affiliate). Với nền tảng Facebook group thì KOC thường không có lượt follow cao bởi vì các bạn không hoạt động chính trên tài khoản cá nhân của các bạn ấy. Về phía Tiktok thì các KOC cần đòi hỏi khá cao về phía ND cũng như các loại mặt hàng review (cần độc, lạ hoặc nổi trội) thì mới có thể tạo engage cao. Ví dụ như Kiên review, đây là một trong những KOC thành công nhất của Việt Nam.


Sử dụng KOC review sao cho “thật trân”: Áp dụng nguyên lý 80/20:

Đã không có ít trường hợp các doanh nghiệp lẫn KOC bị liệt thẳng vào blacklist của khách hàng chỉ vì những bài review quá trớn, khác xa so với giá trị thực tế của sản phẩm. Điều này thường xảy ra với nhóm ngành hàng F&B. Biết các quán muốn được tung hô, phô ra điểm tốt khi thuê đơn vị quảng cáo, nhưng có ai hay rằng điều đó lại gây phản tác dụng đối với người đọc/ xem.

Quill Cloud


Bởi có một sự thật hiển nhiên, không có gì là hoàn hảo cả. Vậy nên với một bài viết với một loạt từ “tuyệt hảo”, “xuất sắc”, “không thể tin được”, “chân ái cuộc đời” dễ khiến người đọc có một dấu hỏi hoài nghi lớn. Để hạn chế điều đó, VBK khuyên bạn áp dụng nguyên lý 80/20: “20% sự chê bai tạo ra 80% độ tin tưởng”

Nguyên lý gốc được phát minh bởi nhà kinh tế Pareto người Ý: “20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả”. Cho dù được phát minh cách đây 100 năm , nhưng nguyên lý 80/20 dần trở thành quy luật cốt lõi trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ điển hình là kinh doanh: “20% khách hàng sẽ tạo ra 80% lợi nhuận” (Nhóm khách hàng thường xuyên), hoặc “20% sản phẩm sẽ tạo ra 80% sản phẩm” (Hay còn gọi là Best-Seller, Signature).

Quill Cloud

Quay lại với công việc của KOC và các thương hiệu, phần content khuyết điểm sẽ là phần bổ trợ cho tính chân thật của bài viết, tạo cảm giác KOC đóng vai trò là một người khách thật, có những điểm thích và không thích.

Bài review đó nên có 80% khen và 20% chê. Trong đó phần khen nên tập trung vào mục đích chính hoặc USP (Unique Selling Point: lợi điểm bán hàng độc nhất) của sản phẩm/ dịch vụ. Trong khi đó phần chê nên mang tính cá nhân, những điểm phụ không quá cần thiết so với sản phẩm hoặc thứ doanh nghiệp có thể dễ khắc phục.

Ví dụ, đối với ngành hàng F&B, khi review đồ ăn, có 4 thứ KOC có thể chê: 

  • Không gian quán: Quán hơi chật; bàn ghế hơi thấp; nếu đi ăn buổi trưa sẽ hơi nóng vì không có quạt; nhà vệ sinh hơi xa;....
  • Giá cả: Giá hơi chát, giá hơi cao, sẽ không thân thiện với các bạn sinh viên lắm, gợi ý nên đi ăn đầu tháng;....
  • Quy trình phục vụ của nhân viên (không phải thái độ): Nhân viên lên đồ hơi chậm; các bạn ấy cho hơi ít nước chấm;.....
  • Món ăn phụ/kèm: rau thơm không được tươi lắm; salad không có gì đặc biệt;.....


Tạm kết:

Quill Cloud

Chàng Food Vlogger Ninh Tito cũng từng chia sẻ vài tips cho các KOC trong bài phỏng vấn độc quyền với The Influencer: “Ninh sẽ phải ăn thử trước để kiểm tra chất lượng đồ ăn. Nếu ngon thì mình mới “ăn thật" để review, vì như thế Ninh mới có thể tự tin chia sẻ về quán được. Sau đó Ninh sẽ cần đàm phán với khách hàng để cân đối giữa ý mà họ muốn truyền tải, mà vẫn đảm bảo ý kiến cá nhân của mình.”

Brands sử dụng KOC để làm quảng cáo nhưng KOC cũng đừng quên trách nhiệm và tính chân thật với mỗi bài viết mình đăng. Vậy nên, nói dông nói dài cũng đừng quên nói thật nói đúng!



MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa