Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức tiếp thị mà doanh nghiệp (Advertiser) trả hoa hồng cho các đối tác quảng cáo sản phẩm (Publisher), bằng lợi nhuận từ đơn hàng hoặc hành vi phản hồi của khách hàng qua kênh quảng cáo của đối tác.
Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng) là quảng cáo sản phẩm qua trang mạng xã hội cá nhân của những người được nhiều khán giả quan tâm và theo dõi, hay còn gọi là influencer (người ảnh hưởng).
Gần đây, influencer marketing và affiliate marketing được kết hợp nhiều hơn trong các story, posts trên trang mạng xã hội cá nhân của người ảnh hưởng (influencer). Nhờ vậy nhãn hàng có thể tận dụng được lợi thế nhân đôi từ cả hai phương thức tiếp thị.
Ảnh 1: Affiliate marketing trên bài đăng quảng cáo của Influencer
Affiliate Marketing: Là phương pháp mở rộng thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phương pháp này còn mang lại thu nhập cá nhân. Bất kỳ ai đều có thể trở thành đối tác (publisher) của nhãn hàng khi thực hiện affiliate marketing. Thu nhập của publisher có thể là từ hoa hồng mỗi sản phẩm khách hàng mua, hoặc theo mô hình pay-per-click.
Tuy nhiên, hình ảnh thương hiệu có thể bị ảnh hưởng xấu bởi affiliate marketing bởi một số hạn chế sau:
Influencer Marketing: Là phương pháp branding rất tốt vì influencer thường là những người đầu tư về hình ảnh và nội dung trên mạng xã hội, đồng thời có được sự tin tưởng của khán giả trung thành. Tuy nhiên, influencer marketing chỉ đảm bảo được tương tác ảo like, share, comment…, không đảm bảo được ROI (Return on Investment) - Tỷ suất hoàn vốn.
Hạn chế của influencer marketing dường như là thế mạnh của affiliate marketing và ngược lại. Do đó ngày nay, các marketer có xu hướng kết hợp hai phương pháp này để “triệt tiêu" nhược điểm và phát huy ưu điểm.
B1: Influencer đăng ký tham gia vào hệ thống affiliate hoàn toàn miễn phí. Hệ thống sẽ cung cấp cho thành viên mã ID riêng, công cụ tạo affiliate link để sử dụng URL quảng bá sản phẩm, đồng thời theo dõi hiệu quả.
B2: Influencer lựa chọn chiến dịch quảng cáo phù hợp với lĩnh vực cá nhân.
B3: Influencer chủ động tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội mà họ sử dụng. (đảm bảo nguyên tắc nhãn hàng đưa ra để tránh ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu)
B4: Khách hàng tiềm năng click vào link affiliate do influencer chia sẻ. Đường dẫn này sẽ chuyển họ tới website/app của nhà bán hàng. Khi đó, website sẽ lưu lại cookie để ghi nhận lượt truy cập của khách hàng đến từ kênh nào - cơ sở để ghi nhận hoa hồng của influencer.
B5: Người mua tiến hành thanh toán. Lúc này, nhà bán sẽ đối soát cookie để biết được khách hàng này đến từ đâu, có vi phạm gì không để quyết định duyệt hoa hồng của influencer
B6: Cập nhật kết quả của influencer trên dashboard, bao gồm: lượng click, hoa hồng…
B7: Nhà bán trả hoa hồng cho influencer định kỳ
Sự kết hợp giữa influence và affiliate marketing mang lại những ưu điểm như sau:
Affiliate marketing mang lại lợi nhuận, trong khi đó influencer mang lại hiệu quả về branding.
Trong một khảo sát, 51% marketer đồng tình rằng các nội dung có sự tham gia của influencer mang lại hiệu quả về nhận diện thương hiệu vượt xa nội dung được tạo ra bởi chính nhãn hàng. Như vậy, affiliate marketing sẽ có thêm hiệu quả branding khi kết hợp với influencer.
Ngoài ra, càng nhiều influencers tham gia affiliate marketing, độ phủ của thương hiệu càng rộng trên thị trường. Số lượng influencers đối tác lớn cũng là một minh chứng khẳng định độ tin cậy của thương hiệu và hiệu quả của sản phẩm.
Như vậy, influencer trong affiliate marketing giúp thương hiệu khẳng định bản sắc và uy tín trên thị trường.
2/ Doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, người dùng tăng tiện ích
Influencer đóng vai trò là người kết nối sản phẩm với những người theo dõi trang mạng xã hội cá nhân của họ, chính là khách hàng mục tiêu của nhãn hàng. Việc này sẽ mang lại kết quả khả quan về lợi nhuận cho nhãn hàng, bởi đối tượng này sẽ dễ dàng mua hàng qua affiliate link giới thiệu bởi influencer.
Trước đây người tiêu dùng phải vào các trang blog đọc review, rồi sau đó mới tìm nơi bán. Nhưng giờ đây, với sự kết hợp của influencer và affiliate marketing, khách hàng đã có thể tiếp cận ngay nguồn sản phẩm “giá tốt, deal hời, chất lượng đảm bảo” ngay trong bài review của influencer.
Như vậy, sự kết hợp này trong quảng cáo mang lại lợi ích trực tiếp cho cả cung lẫn cầu.
Một lợi thế của làm influencer kết hợp với affiliate marketing so với các phương pháp tiếp thị khác là sự tiết kiệm về mặt nguồn lực.
Các quảng cáo trên truyền hình, chiến dịch truyền thông tiếp thị thường mất rất nhiều chất xám và thời gian sản xuất, đồng thời tiêu tốn nhiều chi phí để hiện thực hóa ý tưởng.
Trong khi đó, khi kết hợp influencer và affiliate marketing, phía nhà bán hàng không cần phải đầu tư quá nhiều về nội dung hay hình ảnh. Doanh nghiệp chỉ cần hợp tác với Influencer có giá trị tương đồng với thương hiệu là có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu.
Ví dụ thay vì sản xuất một TVC cồng kềnh và một chiều như trước, Vaseline đã lựa chọn influencer kết hợp affiliate marketing để tăng nhận diện thương hiệu, kích cầu, và tăng tương tác kết nối với khách hàng. Có thể lấy campaign #Vaseline #GelTuyet #Dasangkhoesau2tuan là một ví dụ điển hình.
Ảnh 2: Thành quả chiến dịch influencer & affiliate marketing của Vaseline (Nguồn: Facebook The A List - Agency Booking KOLs)
Như vậy, affiliate marketing đã tận dụng được nội dung, hình ảnh, uy tín và mạng lưới cá nhân của influencer, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng lợi nhuận, vừa nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Influencer, thương hiệu, cùng các đơn vị thực hiện affiliate marketing cần nhạy bén và linh hoạt trước sự chuyển dịch không ngừng của mạng xã hội.
Năm 2019, Youtube đã vượt Facebook, trở thành mạng xã hội có hoạt động mạnh nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Gen Z dần chuyển dịch từ Facebook sang Instagram (theo Business Insider)
Năm 2020, TikTok đã vượt mặt Youtube, trở thành ứng dụng phi trò chơi có doanh thu cao nhất thế giới.
Môi trường mạng xã hội luôn thay đổi không ngừng. Do đó, người làm quảng cáo cần nhạy bén với xu hướng thị trường để chuyển dịch nền tảng.
Ví dụ trước đây influencer và affiliate marketing chủ yếu hoạt động trên Facebook, thì giờ đây phạm vi hoạt động cần mở ra đến Youtube, Instagram, Tiktok... để tiếp cận được nhiều người dùng hơn.
Về nội dung, mỗi mạng xã hội có lĩnh vực nổi bật riêng. Ví dụ:
Về hình thức, trong thời đại ngày nay, video marketing đang là xu hướng nội dung đứng đầu, nhất là live video marketing. Người dùng dành nhiều thời gian để xem video, clip hơn là những nội dung tĩnh trên Facebook và Instagram
Nhãn hàng và đơn vị thực hiện affiliate marketing cần nắm bắt xu hướng này để lựa chọn hình thức thể hiện nội dung phù hợp, chuyển từ tĩnh sang động.
Hoặc nhãn hàng có thể thay đổi vị trí đặt liên kết. Thay vì gắn link trên bài viết, doanh nghiệp có thể gắn link trên phần mô tả của Youtube, hoặc story Instagram của các influencer. Hình thức hiển thị video sẽ thúc đẩy người dùng mua hàng hơn.
Ảnh 3: Gắn link trên description box của Youtube hoặc story Instagram, tận dụng xu hướng video marketing
Một xu hướng khác buộc các nhà làm quảng cáo phải chú ý là xu hướng tiếp thị trên thiết bị di động. Hiện nay 96% người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập bằng thiết bị di động. Do đó cần tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên thiết bị này. Ví dụ như xây dựng giao diện website tương thích, điều chỉnh kích thước và phong cách của các ấn phẩm thiết kế sao cho phù hợp hiển thị….
Khi thực hiện affiliate marketing kết hợp với influencer, cần chú ý đến hành vi và thói quen sử dụng mạng xã hội của người dùng. Theo thống kê, khoảng thời gian từ 18:00 - 22:00 là thời điểm mà người dùng thường xuyên truy cập mạng xã hội nhất. Mỗi nền tảng có thời gian truy cập trung bình và khung giờ khác nhau, cụ thể như sau:
Dựa vào thống kê trên, marketer nên chọn thời điểm đăng bài để có tương tác cao nhất.
Ví dụ các doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ thể thao có thể hợp tác với Hana Giang Anh, các nhãn hàng về đồ gia dụng thì nên lựa chọn các family influencer như Gia đình Cam Cam, Trinh Pham Family, các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm thì phù hợp nhất với các beauty bloggers. Tính thống nhất trong chiến dịch sẽ giúp đơn vị tiếp cận được chính xác khách hàng mục tiêu, nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Có đến 48.1% người từng mua sắm qua mạng xã hội nói rằng mình từng bị lừa, chủ yếu là chất lượng hàng hóa không như cam kết nhưng không cho phép đổi trả (80.9%) hoặc được đổi trả nhưng phải đền bù một mức phí cho người bán (33.7%).
Influencer rất dễ đánh mất hình ảnh và uy tín trong lòng người hâm mộ nếu quảng bá sản phẩm chất lượng kém, hoặc quảng bá cho các đơn vị lừa đảo. Do đó, Influencer cần cẩn trọng khi thực hiện affiliate marketing.
Tóm lại, influencer và affiliate marketing đang là hai phương thức tiếp thị nổi bật trên thị trường hiện nay. Khi kết hợp hai yếu tố này, nhãn hàng sẽ có hiệu quả quảng cáo gấp đôi: nâng cao doanh thu, tăng cường định vị và uy tín thương hiệu, đồng thời tiết kiệm nguồn lực…
Tuy nhiên, influencer và các nhãn hàng cần lưu ý nhạy bén và linh hoạt, cũng như đảm bảo tính thống nhất, minh bạch khi thực hiện affiliate marketing. Như vậy mới có thể đảm bảo chất lượng và hiệu quả quảng cáo.