Nếu như bạn là một influencer, một content creator, những con số dưới đây có thể thu hút sự chú ý của bạn:
Tất cả các mặt hàng này đã được bán dưới dạng NFT.
Bài viết dưới đây sẽ tập trung giải đáp những câu hỏi mà influencer thường gặp khi nghiên cứu về thị trường NFT. Đồng thời, chúng tôi cũng gợi ý những bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện nếu như muốn dấn thân vào thị trường này.
Đọc thêm bài viết: NFT hứa hẹn những thay đổi nào cho công việc của influencer?
Trong một bài viết trước đó, The Influencer đã đưa ra định nghĩa về NFT như sau:
NFT là chữ viết tắt của Non-fungible token - “mã không thể thay thế”, là một loại mã hoá trên Ethereum blockchain (Ethereum cũng là một loại tiền ảo như bitcoin hoặc dogecoin). Hiểu đơn giản, NFT là một dạng vật phẩm độc nhất, không thể thay thế bởi bất cứ thứ gì khác. NFT có thể dùng để đại diện cho bất cứ thứ gì trên môi trường kỹ thuật số, như một bức tranh, một video, một bài hát, hay thậm chí là tweet, GIF,…
Nói cách khác, NFT là một bản ghi chứng minh quyền sở hữu độc nhất của một người với một tài sản kỹ thuật số nào đó. Ví dụ, Jenny mua bản quyền một bài hát vào đó từ nhạc sĩ Taylor bằng NFT. Khi đó, NFT sẽ là một bản ghi nhận quyền sở hữu với ý nghĩa cụ thể như là: Jenny là người duy nhất sở hữu bản quyền của bài hát A (URL của bài hát). Jenny mua tài sản này từ Taylor (người sáng tác bài hát) vào ngày 28/10/2021 với giá $30.000
NFT là một thị trường đang thu hút rất nhiều sự chú ý. Hơn nữa, NFT lại gắn liền với hệ thống tiền điện tử, một lĩnh vực vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều nghi ngại ở Việt Nam. Vì vậy, khi tiếp cận thị trường này, chắc chắn influencer/ creators sẽ có nhiều khúc mắc.
Nếu như bạn có câu hỏi này, hãy thử nghĩa lại: Liệu có đúng là bạn thực sự sở hữu nội dung của mình không?
Giả sử bạn là Taylor - một nghệ sĩ tài năng. Bạn đăng tải một bài hát mới lên Spotify và nhanh chóng đạt 1 triệu lượt nghe (một bản hit). Thế nhưng không may:
Những bên trung gian giúp bạn sản xuất nội dung, tiếp cận người hâm mộ và kiếm tiền. Thế nhưng, họ cũng giữ phần nhiều giá trị từ nội dung của bạn.
Giả sử bạn lại là Taylor, nhưng lần này, bạn tạo NFT cho bài hát của mình. Ví dụ như:
“Taylor đã viết bài hát này vài ngày 1/10/2021 (URL của bài hát). Cô ấy đang bán quyền sở hữu bài hát này cho người hâm mộ với giá $30.000. Mỗi lần có người bán lại bài hát của Taylor, cô ấy sẽ nhận được 10% giá bán”.
Sau khi đăng lên sàn được không lâu, một người hâm mộ mua NFT của bạn với giá $30.000. Sàn giao dịch sẽ lấy của bạn 15%, tức là bạn thu về 85% giá bán, tương đương với $25.500. Sau một tháng, người hâm mộ đã mua quyền sở hữu bài hát đó bán lại cho một người hâm mộ khác với giá $40,000, lúc này, bạn kiếm được 10% của giá bán mới, tức là $4000. Thay vì thu về $800 như cách làm đầu tiên, bạn đã kiếm được $29.500 chỉ sau hai giao dịch.
Theo một cuộc khảo sát nhanh của Peter Yang, một chuyên gia về tiền ảo, founder trang thông tin creatoreconomy.so, hầu hết mọi người mua NFT để kiếm tiền.
Có một nhóm người hâm mộ “cuồng nhiệt” sẵn sàng chi tiền để có sự tuơng tác chân thật với những người sáng tạo nội dung. NFT giúp nhóm này có thể kiếm tiền bằng cách sở hữu những nội dung giá giá trị cho của các creator. Giả sử, bạn trả $30.000 để mua một NFT từ một nghệ sĩ chưa quá nổi tiếng. Nếu nghệ sĩ đó trở nên nổi tiếng một năm sau đó, bạn có thể bán NFT này với giá cao hơn nhiều lần.
Giống như cổ phiếu, NFT cho phép người hâm mộ đặt cược vào tiềm năng của người sáng tạo.
Không phải như vậy. Một số người mua quan tâm rất ít đến bản thân creators, họ chỉ đơn giản là muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Ví dụ: ai đó đã mua NFT nghệ thuật của diễn viên Lindsay Lohan với giá $17K và ngay lập tức đưa nó trở lại thị trường với giá $78K.
Trên thực tế, khối lượng giao dịch NFT đang bước vào giai đoạn điên cuồng và nhiều người muốn thúc đẩy thị trường để đạt được lợi nhuận cao hơn.
Thế nhưng, đầu cơ không phải lúc nào cũng là điều xấu. Ở một góc độ khác, đầu cơ dẫn đến sự quan tâm nhiều hơn từ các doanh nhân và những người phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Dưới đây là một bản hướng dẫn sơ bộ:
Bước 1. Chọn nội dung
Danh mục NFT phổ biến nhất là các sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số (thường là PNG, GIF, clip âm thanh hoặc video clip). Tuy nhiên, các creator cũng đã tạo NFT cho mọi thứ, từ tên miền đến các mặt hàng sản phẩm trên các trò chơi ảo.
Bước 2. Chọn một marketplace NFT
Có hai loại marketplace:
Bước 3. Thanh toán từ ví tiền điện tử
Là một content creator, tất cả những gì bạn cần biết là để bạn tạo ra một NFT, bạn sẽ tốn ether (một loại tiền điện tử như bitcoin). Bạn có thể mua ether từ ví kỹ thuật số như Metamask, Coinbase Wallet...
Tại thời điểm này, do sự hạn chế trong chuỗi khối ethereum, chi phí ether tương đương khoảng $70-100 USD để tạo một NFT. Vì vậy, nếu bạn muốn kiếm lợi nhuận, NFT của bạn thường cần bán với giá ít nhất trên $100.
Bước 4. Quảng bá trên mạng xã hội
Cũng giống như mọi nội dung của bạn, bạn cần quảng cáo NFT của mình cho người hâm mộ trên mạng xã hội để giúp họ biết đến, tìm hiểu và có khả năng mua nó.
Về số lượng NFT bạn có thể phát hành, hầu hết các nền tảng đều không giới hạn số lượng. Tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ xem nên có bao nhiêu phiên bản của cùng một NFT mà bạn muốn phát hành.
Nếu bạn muốn tạo, mua hoặc bán NFT, hãy lưu ý những vấn đề sau:
Tóm lại, NFT là một cơ hội thú vị để các influencer/ creator có thêm thu nhập, cho phép người hâm mộ sở hữu sản phẩm nội dung của các creator và đầu tư trực tiếp vào thành công của các creator đó.
Điểm mấu chốt là: Trong nền kinh tế của người sáng tạo (creator economy), hầu hết giá trị nên thuộc về người sáng tạo nội dung và người hâm mộ, chứ không phải các nền tảng trung gian. NFT và tiền điện tử sẽ biến điều này thành hiện thực.
Tuy nhiên, rõ ràng đây là một thị trường mới. Bất cứ ai muốn tham gia vào thị trường này cũng cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, có kỳ vọng hợp lý và thường xuyên cập nhật tin tức về thị trường này.
Theo creatoreconomy.so bởi Peter Yang