Với video 1,000,000 views, Youtube trả tôi bao nhiêu tiền?

Những bài báo về thu nhập “trên trời" của các Youtuber thật ra chỉ phản ánh thu nhập của một lượng creator rất nhỏ trong thị trường Việt Nam.
Đinh Trang
16/09/2021
Với video 1,000,000 views, Youtube trả tôi bao nhiêu tiền?

Bình dịch từ bài chia sẻ của Shelby Church -  một lifestyle Youtuber với hơn 1,6 triệu subscribers. Người viết có bổ sung một phần riêng cho thị trường Việt Nam. 

Shelby Church: Tôi bắt đầu sản xuất video từ năm 2009, khi mà việc trở thành Youtuber vẫn còn rất mới mẻ, và cũng chưa ai coi đây là một nghề có thể kiếm tiền. Tôi thích việc chỉnh sửa video, ảnh và bắt đầu đăng tải chúng lên Youtube từ khi 14 tuổi. Lúc đó tôi còn quá trẻ và có rất nhiều thời gian. Khi bắt đầu, không bao giờ tôi có thể tưởng tượng rằng việc làm video - vốn bắt đầu vì sự nhàm chán trong kỳ nghỉ hè, lại có thể đi xa như ngày hôm nay.

Tính đến nay, tôi đã xây dựng nội dung trên Youtube được hơn 10 năm. Và cũng khá may mắn khi có một vài video đạt mốc 1.000.000 views. Có một câu hỏi mà tôi thường xuyên nhận được: Tôi kiếm được bao nhiêu tiền từ công việc này. Thực sự, đó là câu hỏi mà tất cả mọi người đều tò mò khi biết tôi là một Youtuber: từ bác tài xế Uber, bạn bè, rồi người thân. Vì lý do nào đó, một nguyên tắc xã hội cơ bản về chuyện không tò mò về tài chính của người khác, lại không được áp dụng với các Youtuber. Trở thành Youtuber có vẻ là một công việc mà ai cũng có thể thực hiện. Mọi người sẽ muốn biết liệu nó có xứng đáng với thời gian mà họ bỏ ra hay không. 

Câu trả lời không đơn giản là một con số. Đầu tiên, cần hiểu rằng các Youtuber có thể có nhiều nguồn thu nhập khác nhau dựa trên độ lớn tập subscriber của mình, bao gồm: doanh thu từ quảng cáo, hợp đồng với nhãn hàng, kinh doanh hàng hoá (merchandise), affiliate marketing… Những chia sẻ dưới đây sẽ chỉ tập trung vào một nguồn thu nhập: doanh thu từ quảng cáo được trả trực tiếp bởi Youtube. 

Trước mỗi video bạn xem trên Youtube, sẽ có một video khoảng 15 đến 30 giây quảng cáo. Sau một vài phút, rất có thể bạn lại bắt gặp một quảng cáo khác. Lúc này, nó có thể là một banner nhỏ ở phía dưới của video cùng một link liên kết. Những quảng cáo này chính là nguồn chính doanh thu để Youtube trả tiền cho các creator. Tuy nhiên, lượng tiền bạn nhận được từ quảng cáo Youtuber sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, không phải video cứ đạt 1.000.000 view là bạn sẽ nhận được một khoản tiền nhất định. Dưới đây là một số ví dụ để bạn hiểu rõ hơn. 

Ví dụ 1: Video “How To Pose In Photos" (Tạo dáng khi chụp ảnh như thế nào? 

Quill Cloud

Đây là video tôi thực hiện về việc tạo dáng khi chụp ảnh. Khi tôi biết bài viết này, video đã đạt đến hơn 3,9 triệu views. Thực sự tôi không hề kỳ vọng video này có thể viral đến thế. Với hơn 3,9 triệu views này, tôi đã kiếm được $1,275 - một khoản tiền có vẻ không nhỏ, nhưng thực ra lại rất thấp so với nhiều video khác của tôi. Video 3 triệu views này còn đem lại số tiền thấp hơn một vài video khác của tôi chỉ với 700,000 views. Thông thường, tôi sẽ kỳ vọng rằng một video có 3 triệu view sẽ đem về doanh thu từ $6000 đến $15,000 (chứ không phải chỉ hơn $1000 như video phía trên). Tôi đã từng kiếm được $40.000 từ một video đạt 2.000.000 views. 

Quill Cloud

$1,275 cho một video 3,9 triệu view - Không phải một con số thu nhập hấp dẫn

Video này kiếm được ít tiền như vậy bởi 2 lý do. Thứ nhất, hầu hết người xem không đến từ Mỹ mà đến từ những quốc gia có chỉ số CPM (cost per thousand views) thấp. Thứ hai, chủ đề này không thu hút được các nhà quảng cáo với ngân sách lớn. 

Quill Cloud

Dữ liệu về đặc điểm người xem, trong đó có thông tin về quốc gia của người xem. Nguồn: Shelby Church

Dữ liệu cho thấy, video này được đẩy bởi thuật toán của Youtube cho rất nhiều người thậm chí còn chưa phải subscribers của tôi (97%!). Và họ đến chủ yếu từ những quốc gia: Ấn Độ, Philippine, Pakistan và Nepal. Tất cả những quốc gia này đều có chỉ số CPM thấp hơn rất nhiều so với Mỹ, Úc, hay Canada. Cụ thể hơn, CPM là chi phí nhà quảng cáo phải trả cho 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Mỗi thời điểm quảng cáo xuất hiện trên video sẽ được tính là một lượt hiển thị quảng cáo. Mỗi quốc gia sẽ có chỉ số CPM trung bình khác nhau, dựa trên tỷ giá tiền tệ, GPA của từng khu vực và nhiều yếu tố khác. 

Quill Cloud

Doanh thu và lượt CMP từ các quốc gia khác nhau trên thế giới với video 3 triệu view của tôi. Nguồn: Shelby Church

Dựa trên bảng phía trên, bạn có thể nhận thấy chỉ số CPM là $4,08 cho những lượt xem đến từ Mỹ, trong khi chỉ là $1,16 so với những lượt xem từ Ấn Độ. Youtuber sẽ lấy lại 45% cho mình, vậy nên trên thực tế, tôi sẽ chỉ nhận được $0,58 cho 1000 lượt xem từ Ấn Độ. Video này có CPM thấp nhất mà tôi từng có, vì vậy nó sẽ không cung cấp một bức tranh đầy đủ về số tiền bạn có thể kiếm được từ Youtube. Nó chỉ là một ví dụ thực tế về việc không phải video cứ có nhiều view, là Youtuber sẽ kiếm được nhiều tiền. Mọi chuyện không đơn giản như vậy. 

Ví dụ 2: Video “The Top 10 Features of the Tesla Model 3” (Top 10 tính năng hàng đầu của Tesla Model 3

Quill Cloud

Tại thời điểm tôi viết bài, video này đang đạt hơn 2 triệu view, và đem về cho tôi khoảng $11.653. Lượt view của video này thấp hơn khá nhiều so với ví dụ đầu tiên, nhưng thu nhập lại lớn hơn rất nhiều. Cũng bởi video này dài đến 10 phút, tôi có thể thêm một quảng cáo khác vào giữa video, điều này khiến có doanh thu từ video có thể tăng lên rất nhiều.

Quill Cloud

Phần lớn người xem video là từ Mỹ, Anh và Canada - những quốc gia có chỉ số CPM cao. Nguồn: Shelby Church

Video này có nhiều lượt view từ Mỹ và Canada, đồng nghĩa với những nơi có chỉ số CPM cao. Chỉ số playback based CPM của video này là $11.06, cao hơn rất nhiều so với ví dụ đầu tiên, với chỉ $1,35. Đừng quên rằng Youtube sẽ lấy lại 45%, vì vậy nên $11.06 CPM trên thực thế nhận về sẽ chỉ còn $5.53. 

Tôi nhận thấy phạm vi CPM $4–6 khá điển hình trong hầu hết các video của tôi. Trung bình, với những video có hơn 1.000.000 lượt xem, tôi thường kiếm được từ $2.000 đến $5.000. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mà một video có thể kiếm được (vị trí của người xem, độ tuổi, chủ đề) - nhưng tất cả những gì bạn thực sự có thể kiểm soát là chủ đề của video.

-----------------------

Hiểu rõ hơn về chỉ số CPM của Youtube

Như vậy về cơ bản, doanh thu từ một video trên Youtube sẽ quay phần nhiều về chỉ số CPM. The Influencer sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin sâu hơn về chỉ số này để bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn. 

Như đã nói ở trên, CPM là giá quảng cáo cho mỗi 1.000 lần hiển thị, là chi phí mà nhà quảng cáo cần trả cho YouTube cho mỗi 1.000 lần quảng cáo của họ được hiển thị trên màn hình của người dùng. CPM thay đổi tùy thuộc vào số tiền nhà quảng cáo trả để hiển thị quảng cáo. Giá quảng cáo trên YouTube lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giá thầu quảng cáo, loại quảng cáo, nơi hiển thị quảng cáo và tần suất quảng cáo. 

Ví dụ, một nhà quảng cáo đang trả 9 đô la cho một quảng cáo và quảng cáo đã được xem 5.000 lần trên video của một Youtuber. Để tính CPM, bạn sẽ chia 9 cho 5.000 = $0,0018, sau đó nhân $0,0018 với 1.000, ta sẽ tính được CPM là $1,8. Các Youtuber sẽ nhận về 55% trong số $1,8 đó, còn Youtuber sẽ nhận 45%. Như vậy, nếu bạn thực hiện $1,80 CPM cho một quảng cáo, bạn sẽ chỉ giữ lại $ 0,99. 

Vậy CPM thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 

  • Thứ nhất là vị trí địa lý của bạn. Như những ví dụ của Shelby Church đã chia sẻ phía trên, CPM từ Ấn Độ sẽ thấp hơn nhiều so với CPM từ Mỹ hay Canada. 
  • Thứ hai là chủ đề. Một số ngành hàng có lợi nhuận khủng, hoặc hoạt động tốt trên Youtube, sẽ có chỉ số CPM cao hơn. Trong đó, 5 ngành hàng có chỉ số CPM cao nhất (theo Hubspot) là: Trang điểm, Bán lẻ, Sức khoẻ, Tài chính, Công nghệ. Như vậy, nếu Youtuber sản xuất nội dung liên quan đến chủ đề này, rất có thể sẽ thu hút những nhà quảng cáo có ngân sách lớn, nhờ đó làm CPM cao hơn. 

Vậy Youtuber Việt Nam kiếm được bao nhiêu tiền? 

Theo một số đối tác của Youtube tại Việt Nam, số tiền creator tại nước ta kiếm được thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Một số lý do được kể đến như:

  • Thứ nhất, CPM bị ảnh hưởng bởi GDP mỗi quốc gia. Trong đó, GDP của Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia trên thế giới, một giờ lao động của người Việt có giá trị thấp hơn Mỹ từ 8 đến 10 lần. 
  • Thứ hai, dữ liệu người dùng Việt Nam chưa đủ dày và chính xác (do nhiều tài khoản ảo), dẫn đến chất lượng phân phối quảng cáo của Youtube. Khi quảng cáo được phân phối đến không đúng đối tượng, hiệu quả không cao, người dùng không quan tâm và có những hành động cụ thể như click vào quảng cáo, số tiền mà Youtube trả cho Youtuber sẽ cũng thấp hơn. 

Theo chia sẻ của một số creator, Youtuber Việt Nam chỉ nhận về trung bình $0.6 cho mỗi 1000 views (tương đương với 14,000 VNĐ). Con số này sẽ cao hơn hoặc thấp hơn tuỳ vào từng ngành hàng. Dựa vào con số $0,6 cho 1000 view, bạn có thể quan sát một kênh và ước tính mức thu nhập của họ. Những bài báo về thu nhập “trên trời" của các Youtuber thật ra chỉ phản ánh thu nhập của một lượng creator rất nhỏ trong thị trường Việt Nam.



MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa