Trong check-list du lịch Đà Lạt của 9/10 bạn trẻ hiện nay hẳn sẽ luôn có một gạch đầu dòng: Đi Mây Lang Thang nghe nhạc!
Từ một homestay kết hợp cafe đến một sân khấu nhỏ với vỏn vẹn khoảng 100 khán giả, Mây Lang Thang đã trở thành một trong những “biểu tượng" của Đà Lạt, và tiếp tục hành trình… lang thang của mình đến những thành phố khác với một giấc mơ đẹp đẽ: Mang âm nhạc tử tế và văn minh đến với thật nhiều khán giả Việt; và xa hơn, là giới thiệu một thương hiệu âm nhạc Việt đặc sắc đến với bạn bè quốc tế.
Một buổi sáng sau đêm nhạc Mây Cần Thơ đầu tiên rất đỗi thành công, The Influencer đã có dịp trò chuyện với anh Võ Hoàng Việt - co-founder của Mây Lang Thang - khi anh đang… tiếp tục di chuyển tới một điểm đến mới. Cuộc trò chuyện khiến tôi bất giác cảm nhận được đằng sau sự thành công của một Mây Lang Thang bay bổng, nên thơ là một Võ Hoàng Việt quyết liệt, mạo hiểm và không bao giờ chịu dừng lại.
Ai quen tôi lâu sẽ biết tính tôi rất lì và không ngại thử. Tôi thích thử là đằng khác. Theo thần số học thì con số chủ đạo của tôi là 5, nên có thể nói tôi rất bay bổng và cũng rất… dễ chán. Bởi thế mà chỉ cần có ý tưởng mới lóe lên trong đầu, tôi sẽ bắt tay vào làm.
Tôi là người mạo hiểm.
Có chứ. Năm vừa rồi, cú mạo hiểm lớn của tôi là mang Mây Lang Thang xuống Sài Gòn với khát vọng làm sống lại sân khấu Trống Đồng huyền thoại. Và… tôi đã không thành công, thậm chí còn phải trả một cái giá rất đắt - là tiền, là niềm tin và đam mê. Tôi đành chấp nhận một thực tế: Có lẽ thời kỳ ấy đã qua đi, hành vi khán giả đã thay đổi, và một mình tôi không thể nào cưỡng lại dòng chảy ấy. Nhưng nếu được làm lại, tôi tin mình vẫn đưa ra quyết định tương tự. Tính tôi vậy đó, phải thử thì mới biết mình có làm được hay không.
Chắc chắn tôi vẫn sẽ làm. Tôi nghĩ mình có hai tài sản lớn nhất: năng lực học thuật và đam mê âm nhạc. Càng làm, tôi càng yêu và khao khát được mở rộng biên giới âm nhạc của mình. Khán giả có thể cảm nhận rất rõ điều đó trong hành trình đổi mới không ngừng của Mây Lang Thang. Ngày xưa, chúng tôi chỉ chơi live band, hát nhạc ballad; nhưng bây giờ cả indie, nhạc rock, nhạc rap… cũng đã xuất hiện trên các sân khấu của Mây Lang Thang. Ngày xưa, chúng tôi hầu như chỉ mời các ca sĩ nhạc trẻ; nhưng bây giờ khán giả đã có cơ hội được thưởng thức những màn trình diễn của cả thế hệ nghệ sĩ mới lẫn thế hệ nghệ sĩ gạo cội.
Kể ra như vậy là để nói, trong tương lai nếu cảm hứng mới xuất hiện thì đảm bảo tôi sẽ thử liền. Duy có một điều tôi nghĩ mình sẽ làm khác đi, ấy là tôi phải chậm lại. Khi đang trên đà thành công, người ta có xu hướng hăm hở lao đi rất nhanh, mà lao càng nhanh thì càng dễ dàng vấp té.
Tôi khao khát muốn mang trải nghiệm âm nhạc đặc sắc tới càng nhiều khán giả càng tốt. Sau khi đã thành công tại Đà Lạt, Mây Lang Thang sẽ… lang thang, trước hết, đến những thành phố lớn và “chịu chi” như Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội. Cần Thơ là điểm đến tiếp theo tôi nghĩ tới.
Đã rất lâu rồi tại Cần Thơ không có mô hình đêm nhạc bán vé quy mô lớn. Một là họ sẽ đi nghe những buổi nhạc acoustic, nghe show miễn phí, hai là bỏ bốn - năm chục ngàn vô coi hội chợ, lô tô. Vậy nên quyết định đưa Mây Lang Thang đến Cần Thơ có thể được xem là một lần thử nghiệm. Liệu Mây Lang Thang có thành công tại Cần Thơ hay không, đó là một con đường rất dài mà tôi không thể nói trước được. Nhưng ít nhất, Cần Thơ đã cho chúng tôi những tín hiệu khả quan đầu tiên.
Hệt như đêm đầu tiên tổ chức Mây Đà Lạt 4 năm về trước, tôi cũng trải qua một thứ cảm xúc đặc biệt của “lần đầu tiên thử lửa". Lần đầu tiên mình làm show tại một thành phố mới. Lần đầu tiên đón những vị khách lạ, không biết họ đến vì thật tâm yêu thích đêm nhạc này hay chỉ đơn giản vì tò mò thử cho biết, và chỉ đi một lần rồi… thôi.
Và khi đứng ở ngoài quan sát, tôi thấy khán giả đến rất sớm dù đó là tối thứ 3 trong tuần, họ mới đi học, đi làm về. Họ ăn mặc đẹp, xếp hàng lịch sự để chờ check-in, háo hức chuẩn bị vào show, và nghiêm túc với việc thưởng thức âm nhạc. Họ coi sân khấu của nghệ sĩ như một “thánh địa âm nhạc" đích thực. Tôi thực sự hạnh phúc khi chứng kiến tất thảy những điều ấy diễn ra ngay tại sân khấu Mây Cần Thơ đầu tiên.
Đố bạn biết lý do vì sao đó! (cười)
Đơn giản vậy thôi nè. Thứ nhất, khi chúng tôi mời nghệ sĩ đứng trên sân khấu của Mây Lang Thang, chúng tôi cũng đồng thời mang âm nhạc của họ đến với cộng đồng những người hâm mộ họ. Và bằng cách đó, chính bản thân những người nghệ sĩ sẽ trở thành một “kênh quảng bá" đặc biệt cho Mây Lang Thang - mạnh mẽ và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chạy quảng cáo thông thường. Thậm chí, những người hâm mộ sẽ tự tìm đến Mây Lang Thang, theo dõi chương trình, liên tục cập nhật những show diễn kế tiếp để có cơ hội được hòa chung một không gian âm nhạc với những giọng ca họ yêu mến. Và vì vậy, lẽ tất nhiên Mây Lang Thang sẽ có lượng tương tác organic cực kỳ tốt.
Thứ hai, bạn có thể thấy trong gần một thập kỷ qua, ít có thương hiệu âm nhạc nào tạo được hiệu ứng đám đông lớn như cách mà các bậc “tiền bối" như Thúy Nga, Kim Lợi, Đoàn Đông, Bến Thành… đã làm được. Và Mây Lang Thang đã trở thành đơn vị tiên phong vực dậy sức sống của một thương hiệu âm nhạc, và nhờ đó thu hút được mức độ quan tâm, yêu thích cực kỳ mạnh mẽ từ cả cộng đồng khán giả tại Việt Nam và kiều bào tại nước ngoài.
Tôi nghĩ thoái trào là điều đương nhiên, không chỉ riêng với âm nhạc, nghệ thuật, mà đúng với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Có những thứ vọt lên đỉnh một lần rồi vĩnh viễn đi xuống. Có những thứ lên đỉnh rồi đi ngang. Có những thứ tà tà đi lên rồi tà tà đi xuống. Với tôi, Mây Lang Thang thuộc vào kiểu thứ ba.
Tôi không cho rằng Mây Lang Thang là một hiện tượng. Chúng tôi không vụt sáng sau một đêm, không đón đến hàng triệu lượt khán giả đổ xô đến xem Mây Lang Thang một lúc, cũng không phát triển với tốc độ khủng khiếp, bùng nổ. Chúng tôi đi lên một cách từ tốn, và luôn nỗ lực giữ được cái chất nguyên bản của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, tôi cảm thấy con đường mà Mây Lang Thang đang đi là đúng.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Mây Lang Thang không có khả năng thoái trào và chúng tôi không cần lo lắng về nguy cơ ấy. Ngược lại, chúng tôi phải liên tục cập nhật, thay đổi. Một thương hiệu âm nhạc lâu đời như Thúy Nga cũng bắt đầu có sự đổi mới để phù hợp với thời đại, họ tích cực xuất hiện trên các nền tảng online thay vì chỉ phát hành đĩa vật lý như trước đây. Vậy thì lý gì một thương hiệu trẻ, do những người trẻ sáng lập lại đứng ngoài dòng chảy ấy?
Trước tiên, họ phải là những nghệ sĩ có thể hát live được. Tôi hiểu đây là thời đại của performers, nhưng Mây Lang Thang vẫn luôn đặc biệt chú trọng yếu tố “live". Vì vậy, mỗi lần nghệ sĩ bước lên sân khấu Mây Lang Thang là một lần họ được sống trong không gian âm nhạc thân mật và gần gũi với khán giả, được tập trung hoàn toàn vào việc “trưng trổ", phô diễn trọn vẹn kỹ năng thanh nhạc. Họ không cần áp lực về những yếu tố trình diễn khác, như phải nhảy, phải múa, phải tương tác với vũ đoàn…
Yếu tố này chiếm khoảng 70% đấy. Khi nãy bạn cũng nói, âm nhạc có xu hướng. Mỗi thời kỳ sẽ có một số gương mặt nghệ sĩ đang ở đúng đỉnh cao trong sự nghiệp. Họ được rất đông khán giả mong đợi, hưởng ứng. Thì tất nhiên mình sẽ ưu tiên mời họ biểu diễn nhiều hơn. Giả dụ thời điểm cuộc thi The Masked Singer đang nổi, khán giả sẽ thấy ngay lịch diễn của Uyên Linh, Tăng Phúc, Trung Quân, Mai Tiến Dũng… tại Mây Lang Thang. 30% còn lại, chúng tôi mời nhiều nghệ sĩ đa dạng: Họ đại diện cho những dòng nhạc khác nhau, phục vụ những nhóm khán giả khác nhau - những người sẵn sàng đến thưởng thức vì họ yêu thương hiệu Mây Lang Thang, họ tin chương trình sẽ rất chất lượng, chứ không nhất định phải đến vì một cái tên đang “làm mưa làm gió”.
Mây Lang Thang từng kết hợp với ca sĩ Hà Lê để mang “Trịnh Contemporary” lên sân khấu. Tôi để ý có nhiều khán giả đến với đêm nhạc phần nhiều vì… tò mò với yếu tố thử nghiệm, hơn là tin rằng nó sẽ hay; nhưng rồi khi âm nhạc vang lên, họ đã cực kỳ thưởng thức và hưởng ứng trong suốt đêm diễn. Đó là lý do vì sao trong năm vừa qua, chúng tôi có thêm một định hướng mới: Kết hợp với các nghệ sĩ để giới thiệu những dự án âm nhạc của họ thông qua hình thức liveshow. Mới đây, Mây Lang Thang đã cùng ca sĩ Hà Trần tổ chức “Đêm mơ bình nguyên" - liveshow tái hiện 3 CD đặc sắc nhất trong sự nghiệp của chị, và đêm nào cũng cực kỳ thành công với sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Mây Lang Thang cũng vì vậy mà trở thành cầu nối giữa nghệ sĩ và khán giả của mình.
Theo tôi, nhạy bén phải đến trước may mắn. Mình phải hiểu, thật sự hiểu, thì những lời mình nói ra mới có sức thuyết phục. Khi đó những người đồng hành mới đủ tin tưởng để đồng hành với mình.
Tất nhiên, điều đó chỉ đảm bảo được khoảng 70% khả năng thành công. Tôi thừa nhận 30% còn lại là may mắn.
Lấy câu chuyện Pepsi tài trợ Rap Việt làm ví dụ. Thời điểm đó, phần đông khán giả Việt vẫn chưa quen thuộc với rap. Với họ, rap là underground, rap là “dark", là màu sắc đường phố, là ngông nghênh - những thứ mà thoạt nhìn, người ta không tin rằng nó có thể xuất hiện trên sóng truyền hình. Với một nhãn hàng lớn như Pepsi, tài trợ cho Rap Việt là một ván đặt cược quá mạo hiểm. Nhưng tôi đã gắn bó với Pepsi ngót nghét 5 năm, cá nhân tôi cũng là người yêu và hiểu âm nhạc. Đến một thời điểm, tôi thấy rằng nếu chỉ làm mãi những việc bình thường và sống mãi trong vòng an toàn thì không thể nào tạo ra dấu ấn.
Có chứ, tôi không muốn tỏ vẻ khiêm tốn bằng cách nói “trời ơi, tôi chưa thành công đâu, tôi còn phải cố nhiều!” Khi Mây Lang Thang đã đi được một hành trình rất xa so với mục tiêu ban đầu, thì tức là nó đã thành công rồi đó. Một mặt, tôi không phủ nhận thành công của Mây Lang Thang, nhưng mặt khác, tôi không vì vậy mà ngừng cố gắng. Nếu phải dừng lại - dù là vì bất cứ lý do gì, thì đó đã không phải là tôi rồi.
Thế nhưng nếu một người tiến đến và nói với tôi rằng: “Chúc mừng bạn, bạn thành công quá", thì tôi sẽ vui hơn nếu lời khen đó trở thành: “Chúc mừng bạn, bạn đã có một thành công thật bền vững". Với tôi, bốn chữ “thành công bền vững" mới thật sự là điều quan trọng nhất.
Thật lòng mà nói, nhiều khi tôi tự ngạc nhiên với chính mình, vì Mây Lang Thang đi nhanh quá! Từ một homestay cafe ở Đà Lạt, Mây Lang Thang trở thành một sân khấu nhỏ với vỏn vẹn khoảng 100 khách, rồi phát triển thành hai sân khấu lớn hơn, chuyên nghiệp hơn, có thể đón tới 800 lượt khách cho mỗi đêm nhạc. Sau đó, Mây… Lang Thang đến những miền đất mới xa hơn Đà Lạt - là Đà Nẵng, là Huế, với định vị là một sân khấu nhạc sống ở những địa điểm du lịch mới. Tiếp đó, Mây Lang Thang “tấn công trực diện" vào hai thành phố mà phong trào nhạc sống vốn đã là một phần văn hóa lâu đời - là Hà Nội và Sài Gòn. Trong tương lai, tôi đang ấp ủ một dự định mới: Mây Lang Thang phải trở thành một thương hiệu âm nhạc với đa dạng sản phẩm và giá trị cộng thêm (PV - added value). Khán giả không chỉ đến sân khấu Mây Lang Thang để thưởng thức âm nhạc, mà còn có thể mua CD, đĩa than, mang áo logo Mây Thang Thang… Đó là điều tôi muốn hướng tới để tạo brand love cho Mây Lang Thang.
Tôi là người tay ngang từ marketing “lấn sân" làm nhạc, nên khi nhìn vào những mô hình khác, tôi biết mình còn phải học hỏi rất nhiều. Chẳng hạn, năm ngoái đơn vị The Bros đã thực hiện một lễ hội âm nhạc hoành tráng - HAY FEST - mà theo tôi là cực kỳ thành công.
Tất nhiên, mỗi người có một con đường riêng không ai giống ai, và cũng không ai nên bắt chước ai cả. Ai giỏi, ai thành công thì mình nên tôn trọng và học hỏi. Tôi từng bắt gặp rất nhiều thương hiệu khác mở show âm nhạc với concept, mô hình gần giống với Mây. Nhưng 10 thương hiệu như vậy thì đến 8… “chết yểu". Mà điểm chung của những thương hiệu còn sống chính là niềm đam mê với âm nhạc. Với tôi, đam mê quan trọng lắm, quan trọng hàng đầu. Không có nó thì mình không làm được đâu! Tiền có thể giúp bạn thử nghiệm, nhưng đam mê mới là chất dinh dưỡng giúp bạn duy trì và phát triển thương hiệu của mình.
Thứ nhất, tôi muốn tu dưỡng tư liệu âm nhạc để tiếp nối những gì các bậc tiền bối - như Thúy Nga, Rạng Đông… - đã làm được với âm nhạc Việt Nam. Xa hơn, tôi muốn là một trong những người tiên phong mang thương hiệu âm nhạc Việt Nam giới thiệu tới bạn bè quốc tế. Chúng tôi không nhất thiết phải đưa Mây tới các nước, mà hy vọng khi du khách nước ngoài tới Việt Nam, họ sẽ biết tới Mây và muốn được ghé thăm sân khấu Mây. Thậm chí, chúng tôi còn muốn làm một festival âm nhạc mỗi năm, mời các nghệ sĩ nước ngoài để cùng nhau giao lưu văn hóa và cổ vũ cho phong trào nghe nhạc sống của người Việt. Đó là tương lai mà tôi đang hướng tới
Tôi sợ nói trước bước không qua (cười). Chứ muốn thì ai cũng muốn, Mây (phải) Lang Thang mà, đến được càng nhiều nơi càng tốt. Nhưng trước mắt chúng tôi muốn tập trung làm thật tốt với những gì đang có. Xong bước này, chúng tôi mới tính tiếp những bước tiếp theo.
Đầu tiên, tôi phải cảm ơn tất cả những người xung quanh mình, đặc biệt là những cộng sự đã giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm qua. Đó là gia đình, là Ân, Giang, Huy, Ngân, anh Tuấn, chị Quỳnh - những người đã chiều cái “máu liều" của tôi và đi cùng tôi trên con đường này. Tôi cũng rất biết ơn hơn 150 nghệ sĩ đã hợp tác với Mây, và đặc biệt gửi lời cám ơn lớn nhất tới khán giả, những người đã dõi theo hành trình của Mây và ủng hộ Mây.