2 năm trở lại đây, có thể thấy một thái độ khác hẳn của người trẻ Việt Nam với hội họa. Khắp mạng xã hội ai cũng chia sẻ những bức tranh, nói về câu chuyện của những người họa sĩ. Các bảo tàng và triển lãm dần đông đúc. Những lời thì thầm nhỏ to rủ rê nhau cuối tuần đi ngắm tranh trở nên quen thuộc.
Để tạo nên một bầu không khí đầy hứng khởi như vậy, tôi nghĩ, có phần góp sức của những influencer say mê và theo đuổi nghệ thuật một các nghiêm túc. Họ sử dụng chính những nền tảng của mình để chia sẻ nhiều hơn, từ đó khiến khái niệm thưởng thức hội họa chẳng còn xa lạ với những người ngoại đạo. Một trong số đó, chắc chắn phải kể đến Tim Phạm.
Dù đã rất nổi tiếng trước đó với vai trò một Art Director, chủ của một studio thiết kế các ấn phẩm cho nghệ sĩ, một Illustrator,... nhưng dường như những công việc ấy vẫn chưa phải là đích đến của Tim trong hành trình của mình. Phải đến cuối năm 2022, khi Tim cho ra mắt Gallery Medium cùng người cộng sự thân thiết, người ta mới thấy: À! Đúng là như vậy! Phải như vậy.
Gallery Medium là một gallery nhỏ nằm trong hẻm một con phố ở quận 3. Một căn nhà xinh đẹp được thiết kế ấn tượng và tràn ngập ánh sáng. Đây là nơi mà Tim hy vọng sẽ có thể phần nào xóa nhòa lằn ranh giữa hội họa và người yêu tranh trẻ. Là nơi mà dù bạn không có quá nhiều tiền nhưng vẫn có thể sở hữu một bức tranh ưng ý, hoặc thậm chí nếu không có tiền, vẫn có thể đến và ngồi ngắm tranh. Quan trọng hơn, Tim và cộng sự còn hợp tác với rất nhiều họa sĩ trẻ từ các trường đại học, để giúp các bạn có thêm cơ hội mang tranh của mình tới gần hơn với những người yêu hội họa.
Chúng tôi ngồi lặng yên trong khoảng không gian tĩnh lặng của Gallery Medium vào một buổi sáng trời đẹp, cùng ngắm nhìn hai bức tranh được treo trên mảng tường lớn trước mặt, và cứ thế tí tách, miên man những câu chuyện về nghệ thuật, về hội họa, và về cuộc sống của những người yêu cái đẹp.
Từ lúc chưa biết viết thì Tim đã biết vẽ rồi. Vậy có thể coi là vẽ từ nhỏ ha. Việc vẽ đến với Tim khi đó như một sở thích và không có qua một trường lớp bài bản nào. Cho đến lúc bắt đầu vào Đại học và phải chọn ngành, Tim vẫn không nghĩ mình sẽ theo hội họa vì cứ đinh ninh: Làm họa sĩ chắc là nghèo lắm! Còn lại thì có 2 lựa chọn: Thiết kế thời trang hoặc Kiến trúc. Tim không phải người giỏi về thời trang, thi kiến trúc thì phải giỏi Toán. Thế nên cứ lấn cấn giữa ngã ba đường.
Tim tìm được ngành Thiết kế nội thật và theo học 1 năm, cho đến lúc biết đến sự tồn tại của ngành Graphic Design trên đời. Vậy là ráng học xong rồi sang Mỹ học đồ họa 4 năm liền. Về Việt Nam, Tim có cơ hội được làm việc ở rất nhiều những thương hiệu thời trang như LAM, rồi đến làm art director của một tạp chí dành cho nam. Tim cũng dành thời gian để thử đi trên con đường của riêng mình, mở một studio thiết kế riêng có tên “Smaller than three” và khách hàng thường xuyên nhất của Tim trong thời gian đó là anh Hà Anh Tuấn.
Hành trình của Tim cứ yên bình như vậy cho đến khi Tim gặp lại Huỳnh Bích Phương - một người bạn cũ hồi còn ở Mỹ. Phương từng thi hoa hậu năm 2010 và cũng từng theo học ngành thiết kế nội thất. Phương nhận thấy nhu cầu chơi tranh trong nhà của người Việt đang ngày một tăng dần, ngay cả các resort/ khách sạn cũng vậy. Vậy nên hai đứa quyết định bắt tay nhau tạo ra Medium Gallery.
Thì, đó là câu chuyện cuộc đời Tim.
Cũng đúng. Tim có một và người bạn muốn theo đuổi các ngành liên quan đến nghệ thuật, nhưng lại chịu sự cấm cản của gia đình. Có lẽ là do suy nghĩ của thế hệ trước cũng khác ta, cha mẹ nghĩ rằng con đường nghệ thuật rất bấp bênh nên chẳng ai muốn con mình đặt chân vào đó.
Thật ra, Tim thấy đa số họa sĩ bây giờ cũng… giàu mà. cười*
Đúng là như vậy. Có thể thấy rõ điều đó ở các bạn GenZ. Đa phần các bạn đều rất trân trọng và có sự quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật. Các bạn sẵn lòng ghé thăm các bảo tàng, đi xem triển lãm, và sẵn sàng xếp hàng rất lâu để xem. Đó là một bước tiến rất tuyệt vời cho bối cảnh nghệ thuật Việt Nam.
Thật ra, Tim có một ước mơ, nghe hơi xa vời nhưng Tim rất muốn sau này nếu có thật nhiều tiền, Tim có thể mở một bảo tàng nhỏ ở Việt Nam. Đó là một thứ rất cần cho những người yêu và theo đuổi nghệ thuật, cũng là thứ để có thể tự hào hơn về văn hóa và nghệ thuật đất nước mình. Ở các nước phát triển, nơi nào cũng được nhớ đến với những bảo tàng rất đẹp, rất lớn. Trong khi Việt Nam, với rất nhiều chất liệu và màu sắc văn hóa tuyệt vời, lại đang chưa có một bảo tàng như vậy.
Ngay cả gallery của Tim, Tim cũng muốn mở ra để người trẻ có một cái nhìn khác và gần gũi hơn về hội họa. Thay vì cuối tuần đi xem phim, đi cafe hay nhà sách, thì ta có thể hẹn nhau đi xem tranh. Tim muốn không gian này dành cho những ai ghé thăm có thể thoải mái thưởng thức những bức tranh được đặt ở đây, cùng nhau đọc sách và có những giây phút thư giãn đúng nghĩa với nghệ thuật. Đâu cần phải đến và mua một thứ gì đó! Ta cùng ngồi lại ngắm tranh với nhau thôi là vui rồi.
Đó là tiêu chí hàng đầu của Tim khi mở Gallery Medium. Tim muốn xóa bỏ cái ranh giới vô hình đó. Hội họa là một món quà cho tâm hồn và Tim nghĩ rằng, khi ta đi shopping, mua một chiếc áo giá 100-200$ và mặc vài lần là chán. Số tiền đó đủ mua một bức tranh và ta có thể bày lâu hơn thế rất nhiều. Việc theo dõi và thưởng thức nghệ thuật xuyên cũng rất tốt cho tâm hồn. Ở Việt Nam, xu hướng xem tranh đang bắt đầu nở rộ nhưng lại chưa có nhiều thứ đủ hay để họ đắm mình tìm hiểu.
Thật ra ngày xưa, Tim cũng vậy, Tim cũng cố tìm cho ra. Ngày ấy, Tim rất ghét tranh trừu tượng, nhưng càng tìm hiểu và có thêm kiến thức, Tim lại càng yêu thích thể loại này. Tim nghiệm ra rằng: Tranh trừu tượng không nhất thiết phải có một ý nghĩa gì hết. Đôi khi nó chỉ mang đến cho chúng ta một cảm xúc thôi. Khi ngắm bức tranh ấy ta cảm thấy ra sao mới là điều quan trọng.
Tim thấy tranh trừu tượng thường tập trung nhiều nhất vào các mảng màu. Thông thường, những cảm hứng của Tim đa số đến từ tranh trừu tượng, mỗi khi thực hiện một thiết kế nào đó liên quan tới hội họa và có ý tưởng về màu sắc trong đầu, Tim sẽ tìm đến tranh trừu tượng.
Thường thì có 2 thứ mà Tim sẽ quan tâm. Ập vào mắt mình đầu tiên sẽ là màu sắc. Rồi sau đó là texture, là nét bút. Đó là 2 thứ quan trọng nhất của tranh trừu tượng và là 2 thứ mang đến cảm xúc mãnh liệt nhất. Các bạn đừng nghĩ rằng sẽ có đúng - sai khi xem tranh. Không có một cách xem tranh nào là đúng hay một cách xem tranh nào là sai. Đứng trước một tác phẩm, nếu trái tim bạn rung động với những cảm xúc thì đó là đúng.
Dĩ nhiên, nếu các bạn có thêm một chút kiến thức về hội họa hoặc đã từng học vẽ qua, bạn có thể phân tích được texture của bức tranh và thấy kỹ thuật của người vẽ thông qua những nét bút. Khi hiểu được cách làm, bạn sẽ thấy trân trọng hơn tác phẩm. Nhìn một mảng màu lớn, đôi khi không phải họ tô màu lên thôi, mà họ đã kỳ công chấm từng nét cọ để tạo thành. Một bức tranh có giá trị bởi quá trình người nghệ sĩ tạo ra nó không hề dễ dàng.
Thật ra tiêu chuẩn sẽ luôn tồn tại. Vừa là có mà cũng vừa là không. Tùy vào hướng nghệ thuật đó phát triển như thế nào mà những thước đo sẽ xuất hiện. Nếu nghệ thuật theo hướng truyền thống thì hẳn nhiên sẽ có những chuẩn mực riêng ta không thể phá vỡ. Nhưng khi đã bước chân trên con đường contemporary thì nghệ thuật sẽ nghiêng về concept và ý niệm nhiều hơn. Sau nhiều năm, Tim nhận ra, contemporary không phải đẹp hay xấu - nó nằm ở chỗ thông điệp người nghệ sĩ muốn truyền tải là gì. Có những tác phẩm contemporary bạn không cảm thấy nó đẹp, nhưng bạn nhớ về nó với những thông điệp - đó cũng được gọi là thành công.
Thú vị nhất chính là cách suy nghĩ và thể hiện của các bạn ấy rất khác với thế hệ chúng ta. Nhưng đôi khi, Tim vẫn cảm nhận các bạn có gì đó vẫn chưa thoát ra được những rào cản và chuẩn mực mà các bạn đã được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn chưa đủ tự tin để làm việc ấy và đó cũng là điều khiến Tim cảm thấy tiếc.
Đúng là như vậy. Điều đó đến từ việc chúng ta không có nhiều tổ chức hỗ trợ cho các nghệ sĩ. Vậy nên các bạn nghệ sĩ mới ra trường, nghệ sĩ trẻ - sẽ phải trải qua một thời gian chênh vênh. Cái mà Tim muốn làm ở gallery này chính là hỗ trợ các bạn trẻ như vậy. Tim muốn tạo ra một môi trường tốt để các bạn tập trung sáng tạo, và việc còn lại thì Medium sẽ giúp những tác phẩm đó có đầu ra trên thị trường.
Giống như Tim vừa chia sẻ, Tim luôn ấp ủ làm một điều gì đó thiên về nghệ thuật và dành cho nghệ thuật. Trước đây, công việc của Tim liên quan đến showbiz khá nhiều. Và khi Tim muốn tìm một con đường mới cho sự nghiệp của mình thì Tim vô tình trò chuyện và gặp gỡ lại cộng sự hiện tại là Phương. Cả hai đều cảm thấy đây là điều mà thị trường đang cần, và lại cũng là những người bạn lâu năm. Phương chứng kiến Tim từ khi Tim còn đi học cho đến lúc trưởng thành, biết cả niềm đam mê với nghệ thuật của Tim và biết luôn rằng Tim vốn không tự tin với việc bán tranh hay mở triển lãm. Vậy nên Phương quyết tâm kéo Tim làm bằng được. Thế là bắt tay vào làm luôn thôi.
Tim rất sợ việc phải trở thành một chủ doanh nghiệp, dù là lớn hay nhỏ. Sau một vài công việc kinh doanh cá nhân, Tim nhận ra mình không có khả năng quản lý. Vậy nên trong mọi công việc kinh doanh sau này, Tim chỉ tập trung làm mảng sáng tạo và sẽ có một cộng sự lo về vận hành. Thật may mắn là với Medium, người cộng sự của Tim không chỉ là một người làm và đam mê nghệ thuật, mà cô ấy còn có đầu óc của một người làm quản lý. Cô ấy từng làm quản lý dự án cho những dự án lớn hơn rất nhiều, vậy nên cách làm việc và phát triển các ý tưởng vô cùng logic.
Đúng là điều mà Tim cũng hay suy nghĩ. Với những người có tài chính, họ có thể mua tranh vì cái tên và họ coi đó như một món đầu tư. Họ biết rằng sau này chắc chắn chúng sẽ lên giá. Đó là cách của người giàu.
Còn dĩ nhiên, với những bạn trẻ hoặc với những người yêu nghệ thuật nhưng không có nhiều tiền, Tim nghĩ ta hãy quên đi những cái tên mà chỉ cần tập trung vào cảm xúc mà bức tranh đó mang lại.