Think with Google: Tết 2022 - 3 cách để thương hiệu tương tác với người tiêu dùng Việt

Với việc Tết 2022 rất có thể sẽ lại được tổ chức “online”, các thương hiệu cần nắm bắt những xu hướng nào để lập kế hoạch tiếp thị người tiêu dùng cho mùa Tết 2022 sắp tới?
Đinh Trang
30/11/2021
Think with Google: Tết 2022 - 3 cách để thương hiệu tương tác với người tiêu dùng Việt

Biên dịch từ bài viết: 3 new ways brands can connect with Vietnam this Tết 2022

Mùa Tết 2022 đã sắp đến. Giữa bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện tại, các thương hiệu cần có những cách thức mới để thích nghi giai đoạn bình thường mới này. Theo một nghiên cứu gần đây của Google vào tháng 5/2021, 70% người online để tìm những cách thức mới để tổ chức kỳ nghỉ lễ ở nhà. 

  • Số lượng tìm kiếm cho cụm từ “xem gì hôm nay” tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái
  • Số lượng tìm kiếm cho cụm từ “countdown” (đếm ngược) cũng tăng 38%. 

Đồng thời, mọi người bắt đầu mua sắm trực tuyến cho mùa lễ hội nhiều hơn, tăng từ 20 đến 25% trong doanh thu bán hàng trực tuyến ngay trước Tết 2021, so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù Tết 2022 có thể có những quy định hạn chế tương tự hoặc khó khăn hơn năm 2021 do dịch bệnh, 64% người nói rằng Tết vẫn sẽ thú vị, 95% những người được khảo sát dự định mở đầu năm mới với một hoặc nhiều giải pháp kỹ thuật số. 

Nói cách khác, rất có thể, mọi người vẫn sẽ gắn liền với các trải nghiệm online trong mùa Tết năm nay. Trước thực tế này, thương hiệu cần thay đổi chiến lược tiếp thị như thế nào? 

Quill Cloud

Thông thường vào mùa Tết, các chương trình truyền hình phát sóng trên TV thường chiếm ưu thế. Vì vậy, ở những thời kỳ trước, không ít thương hiệu đầu tư nhiều chi phí để xuất hiện trong các chương trình truyền hình mùa Tết. Thế nhưng, các chương trình truyền hình trên TV không còn là nguồn duy nhất mà người dân Việt Nam tìm đến để giải trí. Xu hướng kết nối tài khoản Youtube trên TV thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến. 

Tính đến năm 2020, 92% người sở hữu TV thông minh đã chọn xem những nội dung trên Youtube qua màn hình TV của họ. Cho đến tháng 5/2021, hơn 25 triệu người Việt Nam đã xem Youtube trên màn hình TV trong phòng khách của mình. Đáng chú ý, trong Tết 2021, 48% mọi người đã dành nhiều thời gian hơn trước TV có kết nối Youtube để xem cùng gia đình hoặc xem một mình.

Quill Cloud

Trong Tết năm ngoái, mọi người xem các nội dunng về âm nhạc, phim hài, các show về Tết trên Youtube. Lượng tìm kiếm trên Youtube (bằng TV) cho các chương trình phát sóng trực tiếp tăng 12 lần so với thời điểm không phải là Tết, các nội dung âm nhạc đạt mức tăng kỷ lục là 54%. Với rất nhiều người dùng TV để xem Youtube, hãy lập kế hoạch cho chiến dịch Tết để tiếp cận đực người tiêu dùng qua màn hình TV thông minh của họ. 


Để trở nên nổi bật và xây dựng những kết nối đặc biệt với người tiêu dùng, một chiến lược đáng chú ý là hợp tác với influencer/ content creators. Vào Tết 2020, thương hiệu cà phê Việt Nam Highlands Coffee đã hợp tác với Huỳnh Lập Official, kênh YouTube hàng đầu với 3,2 triệu người đăng ký. Huỳnh Lập sản xuất nội dung chương trình giải trí Tết, đồng thời giới thiệu các sản phẩm cà phê và trà của Highlands trong chương trình. Đây có thể là một ví dụ tương đối chất lượng để các thương hiệu tham khảo. 

Quill Cloud

Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ của Việt Nam giữa các vùng miền hiển thị khá rõ trong các lượt tìm kiếm mùa Tết.

Năm ngoái, lượt tìm kiếm “Hoa Tết” tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng những lượt tìm kiếm này xuất hiện dưới dạng “Hoa đào” ở miền Bắc và “Hoa mai” ở miền Nam. Tương tự, trong khi việc tìm kiếm chủ đề “dân ca” (âm nhạc truyền thống) thường tăng đột biến vào dịp Tết, người dân ở các vùng miền khác nhau tại Việt Nam sẽ có những sự tìm kiếm khác nhau. Ví dụ, ở Đồng bằng sông Hồng, họ tìm kiếm “dân ca quan họ”, trong khi người dân duyên hải Bắc Trung Bộ tại tìm kiếm cụm từ “dân ca xứ Nghệ”.

Do đó, các thương hiệu (đặc biệt là thương hiệu quốc tế) cần ghi nhớ rằng: không có cách tiếp cận chung nào cho một thị trường đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ như Việt Nam. Vì vậy, để kết nối với khán giả trước, trong và sau Tết , hãy tìm hiểu về insight, phong tục tập quán của đối tượng mục tiêu và thiết kế chiến dịch quảng cáo để thực sự phù hợp với đối tượng mục tiêu. 


Một ví dụ điển hình là cách Pantene (một thương hiệu dầu gội đầu thuộc P&G) xây dựng chiến dịch quảng cáo trên Youtube và TV. Để thúc đẩy sự phát triển thương hiệu ở khu vực miền núi trung du phía Bắc, công ty đã sử dụng tính năng Vị trí phụ (Sub-location) trong Công cụ lập kế hoạch tiếp cận (Reach Planner) để phân phối quảng cáo cụ thể cho những người sống ở những khu vực này. “Chiến thắng ở khu vực nông thôn là điều quan trọng đối với tất cả các tập đoàn đa quốc gia” - ông Tommy Nguyễn, Giám đốc truyền thông cấp cao của P&G Việt Nam khẳng định. 

Quill Cloud

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đang chuyển dần sang các nền tảng thương mại điện tử để thực hiện việc mua sắm cho năm mới với các mục tiêu như làm mới bản thân, nhà cửa và tặng quà.

Nền tảng mua sắm trực tuyến Tiki ghi nhận lượng giao dịch tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 1 năm 2021. Và trong nghiên cứu của Google, 39% người làm khảo sát cho biết họ có kế hoạch mua hàng trực tuyến nhiều hơn trong Tết 2022.

Cùng với việc tìm kiếm trên Google, YouTube là một trong những điểm chạm quan trọng với khách hàng, với 80% người dùng chuyển đổi giữa hai nền tảng khi nghiên cứu sản phẩm. Bằng cách sử dụng Youtube Action Campaign (VAC) trên YouTube, các thương hiệu có thể tiếp cận mọi người khi họ đang tìm kiếm thứ gì đó để xem trên YouTube và đưa họ đến các cửa hàng trực tuyến.

Đó cũng là cách L’Oréal đã thực hiện nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập đến cửa hàng trực tuyến của mình trên thị trường Shopee. Cùng với Shopee, L’Oréal đã hợp tác với Google để giới thiệu các sản phẩm chăm sóc da của mình trên YouTube.

Trong khi người tiêu dùng xem các nội dung review sản phẩm chăm sóc da trên Youtube, họ sẽ thấy các quảng cái VAC bởi L'Oréal, Google, and Shopee. Trong feed của Youtube, mọi người vừa thấy các video quảng cáo và danh sách sản phẩm nằm xen kẽ với các nội dung organic. Khi người tiêu dùng nhấn vào sản phẩm trong một quảng cáo VAC, họ được dẫn trực tiếp đến cửa hàng L’Oréal’s Shopee.

Quill Cloud

Với việc Tết 2022 rất có thể sẽ lại được tổ chức “online”, các thương hiệu có thể nắm bắt những xu hướng mới nhất này để lập kế hoạch tiếp thị người tiêu dùng cho mùa Tết 2022 sắp tới. 


MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa