emagazine image
emagazine image

Hàng ngày, mỗi người Việt Nam đều nhận được tin nhắn như thế này từ Bộ Y tế qua Zalo cá nhân. Trong tin nhắn là những biểu đồ xanh, đỏ tổng hợp số ca nhiễm Covid-19 trên cả nước. 1 tháng, rồi 2 tháng, tình hình dịch bệnh tiếp tục chuyển biến phức tạp và những tin nhắn từ Bộ Y tế vẫn được gửi đi, đều đặn mỗi ngày.


Dường như xoay quanh chúng ta giờ đây toàn là dịch bệnh, những lo lắng và bất an. Vậy mà, trong tất cả những tiêu cực hỗn độn ấy, Thăng Fly Comics đã và đang không ngừng truyền trao những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng. Qua nét vẽ của Thăng Fly, chúng ta được thấy “những bông hoa” nở rộ ngay cả trong điều kiện khô cằn nhất. Những bông hoa đó là các y bác sĩ đang làm việc ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch, là những tình nguyện viên không quản ngại khó khăn giúp sức cho người Sài Gòn cơ nhỡ trong đại dịch, là tình cảm gia đình ấm áp dù đang cách xa nhau,...

emagazine image

Quill Cloud

Thứ nhất, tôi muốn đóng vai trò một chiếc cầu nối gửi lời tri ân, cảm ơn, động viên từ những bạn độc giả đến các y bác sĩ, quân nhân tuyến đầu đang chống dịch, đang trầm mình vào nguy hiểm. Thứ hai, tôi nghĩ mọi người đều có quyền cập nhật thông tin về dịch bệnh, nhưng chúng ta nên thu nạp vừa đủ những tin tức tiêu cực để có sự cảnh giác, đề phòng. Nạp quá nhiều thứ tiêu cực sẽ khiến chúng ta bị khủng hoảng, stress, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần. Xem những tin tức về tình người sẻ chia với nhau là 1 cách để chúng ta duy trì sức khỏe, sức đề kháng, mạnh mẽ hơn chống lại dịch bệnh.

emagazine image

Quill Cloud

Thực ra, tôi đã thay đổi phong cách vẽ rất nhiều lần, không chỉ chuyển đổi từ sự vui vẻ, hài hước sang những câu chuyện đời thường, những lát cắt cuộc sống. Trước đây, tôi từng vẽ tình yêu, tình bạn thời học trò, thời sinh viên, ước mơ của thanh niên thuở mới lập nghiệp,... Nhưng khi vẽ những nội dung này, tôi không nổi tiếng nên mọi người không biết đến.

Tôi nghĩ nghệ thuật luôn phải thay đổi, luôn mới. Nếu bạn vẽ theo hướng làm giải trí, bạn có thể bám vào 1 phong cách, 1 kiểu kể chuyện, miễn sao mang đến niềm vui cho mọi người. Nhưng nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu và trải nghiệm nghề vẽ hay công việc sáng tác, bạn cần không ngừng thay đổi. Phong cách vẽ hiện tại của tôi là bán tả thực. Nội dung câu chuyện là những lát cắt của đời sống. Nhưng đây chưa hẳn là phong cách cuối cùng, trong tương lai tôi vẫn có thể tiếp tục thay đổi.


Bên cạnh đó, bản thân tôi là 1 người bình thường nên sẽ có sự phát triển về tư duy. Theo thời gian, tôi sẽ già đi, phải sống trách nhiệm hơn, tôi có những mất mát không thể tránh khỏi như cha mẹ bệnh tật, qua đời,... Tri thức và tâm lý thay đổi theo thời gian dẫn đến xu hướng sáng tác và các tác phẩm của tôi khác đi. Là một hoạ sĩ, tôi nghĩ mình phải vẽ những gì thật với tư duy của bản thân ở thì hiện tại. Nếu tôi cố gắng bám lấy sự vui vẻ, hài hước khi con người mình đã không còn trẻ trung, hài hước như xưa thì những tác phẩm đó không còn thật lòng nữa.

emagazine image

Quill Cloud

Tôi thấy mình luôn thể hiện tốt nhất những gì giản dị, đời thường. Việc thể hiện tốt một mặt cảm xúc nào đó trong tranh tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau nhưng nhìn chung tôi là người sống khá tình cảm, xuất thân từ quê Nghệ An nên tôi thấy những nét vẽ bình dân hợp với tôi.


Nếu ai đó bảo tôi chọn một màu sắc duy nhất để mô tả bản thân, tôi sẽ chọn màu nâu. Màu nâu có gì đó mang tính khiêm nhẫn, từ tốn, đời thường, khá hợp với phong cách sống của tôi. Thực ra, ngay cả khi tôi chưa nhận thức được về điều này, thời xưa đi học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, học vẽ, tôi đã thiên về sử dụng các tông màu đỏ, nâu. Có lẽ tôi hợp các tông màu này. Tôi không mấy khi sử dụng được những sắc lạnh như màu xanh, màu tím.

emagazine image

Quill Cloud

Vẽ tranh vui vẻ, hài hước, cute không cần đúng quá nhiều tỷ lệ nên tôi vẽ nhanh hơn, thoáng tay hơn, chỉ cần dễ thương và hợp lý là đủ. Thời gian ngồi vào bàn vẽ ngắn hơn nên tôi đỡ bệnh đau mỏi lưng, đau mỏi vai gáy, khoẻ người hơn (cười). Ngoài ra, vẽ hài hước, vui vẻ giúp tôi dễ kiếm tiền từ quảng cáo hơn. Vẽ tranh vui vẻ, tôi quảng cáo cái gì cũng được, từ game, mặt hàng FMCG đến các cuộc thi. Tất cả mọi thứ trên đời đều có thể quảng cáo theo cách hài hước.


Khi chuyển sang vẽ các lát cắt cuộc sống, tôi được sống thành thật với sự phát triển trong tư duy và trải nghiệm của bản thân nhưng nội dung phù hợp để nhận quảng cáo sẽ ít hơn. Những bên như game, tài chính, dầu gội liên hệ quảng cáo nhưng tôi không nhận lời vì họ không phù hợp với cuộc sống hiện tại của tôi, những câu chuyện mà tôi đang kể.

Quill Cloud

Quill Cloud

Về cơ bản, ngay từ xuất phát điểm, việc vẽ tranh bình thường với việc làm quảng cáo đã rất khác nhau. Tất cả những ai đã đi làm đều biết làm việc nhóm là một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Trừ khi bạn là hoạ sĩ, bạn có toàn quyền với bức tranh của mình. Còn lại, dù là điện ảnh hay âm nhạc đều có một đội ngũ cùng làm việc. Ngành quảng cáo cũng vậy. Tôi phải làm việc với quản lý - người lo những vấn đề hợp đồng, thuế, làm việc với đối tác. Tôi cần tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp và giảm bớt cái “tôi” cá nhân.

emagazine image

Quill Cloud

Hồi trước, tôi khá dễ tính vì mình vẽ tranh hài hước, vui vẻ nên không khó để chiều lòng, làm theo các nội dung của nhãn hàng. Nhưng bây giờ tôi khó hơn một chút, tôi không làm nội dung người ta gửi đến cho mình nữa. Nội dung của tôi phải do tôi sáng tạo. Như vậy mới tránh được việc quảng cáo một cách quá lố.

emagazine image

Sản phẩm/Dịch vụ của nhãn hàng không phải một thông điệp chính trong bài, mà được tôi đan cài vào các chi tiết trong câu chuyện. Bạn có thể hiểu tương tự như quảng cáo của Bitis trong MV Lạc Trôi của Sơn Tùng M-TP, đôi giày được một nhân vật trong câu chuyện sử dụng, là một phần trong sản phẩm âm nhạc. Với các post quảng cáo của mình, tôi cũng làm vậy, tôi sẽ không nhận làm những post mà thông điệp chính là ‘đôi giày’. Tôi hạn chế nhận những bên yêu cầu đưa hình ảnh của họ trở thành nội dung chính của bài, vì như vậy tôi sẽ không có gì để kể.


Ngay tại thời điểm này, tôi muốn quảng cáo cho những thương hiệu mà họ đang có chiến dịch thực sự giúp sức cho cộng đồng như đang tổ chức các dự án làm từ thiện, gây quỹ cho bệnh viện dã chiến ở tuyến đầu, kêu gọi mọi người ủng hộ các bác tài xế,... Ví dụ, tôi nhận quảng cáo cho các bên nhãn hàng có chiến dịch ủng hộ bệnh viện dã chiến, logo của họ có thể xuất hiện trên hình ảnh gói bao bì, chiếc xe chở hàng trong tranh, nhưng sẽ không phải toàn bộ câu chuyện. Với tôi, quảng cáo không chỉ là PR, quảng bá sản phẩm, mà còn là cách tôi lan tỏa đến mọi người những thông tin hữu ích, khuyến khích họ cùng tham gia các chiến dịch ý nghĩa.

Quill Cloud

emagazine image

Quill Cloud

Có chứ. Tôi thấy theo đuổi nghệ thuật, nghề vẽ thường chia thành hai kiểu. Kiểu một là những người sinh ra trong gia đình làm nghề, hoặc đơn giản là trong gia đình ở thành phố. Họ nhận được sự giáo dục nền tảng từ gia đình, có thể theo đuổi nghệ thuật và không phải lo lắng về việc kiếm tiền nuôi bản thân. Kiểu hai là những người còn lại, không sinh ra từ thành phố, không được thừa hưởng nền giáo dục tốt,... nên con đường theo đuổi nghệ thuật, công việc sáng tác thường vất vả. Họ phải mất một khoảng thời gian để tìm lối đi cho mình. Họ phải làm những việc khác để kiếm tiền, như làm trong các công ty truyền thông, việc mà họ không hề thích.

emagazine image

Ngày xưa tôi cũng làm cho công ty truyền thông, vẽ những truyện tranh hài hước. Tôi không thích công việc này lắm nhưng buộc phải làm để kiếm sống. Thậm chí, tôi từng mở nhà hàng, quán cafe,... để trang trải cuộc sống. Quãng thời gian ấy, tôi chỉ muốn bỏ nghề. Việc không thể tìm ra hướng đi cụ thể hoặc không kiếm sống được từ nghề vẽ là nguyên nhân lớn nhất khiến một hoạ sĩ muốn từ bỏ.


Tuy nhiên, nếu bạn thực sự mang nhiều tâm tư, suy nghĩ về việc vẽ, bạn sẽ không làm nó như một nghề để kiếm tiền. Với tôi, vẽ vời không chỉ là 1 sở thích, mà giống như việc mình thức dậy mỗi sáng, ăn cơm mỗi ngày. Nếu có một ý tưởng mà tôi không vẽ ra, tôi sẽ rất khó chịu. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn cần vẽ để giải tỏa những ý tưởng trong đầu mình. Tôi nghĩ nếu ai có đam mê thực sự thì không thể bỏ nghề được đâu. Họ sẽ phải vẽ tiếp thôi.

Quill Cloud

Tôi thấy bây giờ điều kiện theo đuổi mỹ thuật tốt hơn thời xưa nhiều. Ngày xưa, tôi biết rất nhiều nghệ sĩ tài năng, nhưng vì không có mạng xã hội nên tốc độ lan truyền tác phẩm của họ đến công chúng chậm hơn. Người ta hay đùa rằng nhiều nghệ sĩ qua đời mới nổi tiếng là vì thế. Ngày nay chúng ta có Internet, nên nếu bạn luyện tập và vẽ mỗi ngày, sớm muộn bạn cũng tìm thấy nhóm độc giả của riêng mình. Thêm nữa, bây giờ không chỉ có giới trẻ mới sử dụng mạng xã hội mà ngay cả những người tri thức, giáo sư, tiến sĩ hay các ông bà cao tuổi, bố mẹ mình, học sinh cấp 1, cấp 2 cũng sử dụng. Vậy nên bạn cần thể hiện suy nghĩ, tính cách phù hợp với đối tượng mà mình hướng đến.


Nhìn chung, để làm truyện tranh trên mạng, tôi nghĩ yếu tố quan trọng nhất là “không bỏ cuộc”. Bạn phải vẽ thường ngày, vẽ liên tục cho đến ngày mình có sản phẩm viral, có độc giả và có phong cách riêng.

Quill Cloud

Quill Cloud

Trong ngành truyện tranh, mỗi hoạ sĩ đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách của các bậc tiền bối. Ví dụ, cây đại thụ của truyện tranh Nhật Osamu Tezuka bị ảnh hưởng cách vẽ mắt to, chân dài của Walt Disney. Walt Disney bị ảnh hưởng bởi các nghệ sĩ của Bỉ, châu u. Bản thân hoạ sĩ truyền thống như Picasso cũng bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật châu Âu. Van Gaugh bị ảnh hưởng bởi Claude Monet. Tôi nghĩ không ai vừa bắt đầu vẽ đã có phong cách riêng. Để có phong cách riêng, bạn phải học và khi học bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những nghệ sĩ đi trước. Các hoạ sĩ trẻ khi bắt đầu vẽ đừng nên chối bỏ hay cảm thấy xấu hổ trước điều này vì nó là chuyện rất hiển nhiên.


Điều làm nên phong cách cá nhân của hoạ sĩ chính là sự học hỏi cộng với trải nghiệm cá nhân. Bạn vẽ theo 1 hoạ sĩ vĩ đại, nổi tiếng hơn mình mãi rồi bạn cũng khác họ bởi bản thân 2 người khác nhau, có tư duy, trải nghiệm tinh thần và những mất mát không giống nhau. Ví dụ, tôi muốn vẽ giống Osamu Tezuka, một người sống ở Nhật Bản thế kỉ XX nhưng tôi là thanh niên Việt Nam thế kỷ XXI. Dù tôi học theo ông ấy, tôi cũng không thể vẽ 1 người Việt Nam giống như người Nhật vì phong cách con người và cách ăn mặc của 2 quốc gia có những khác biệt nhất định. Tôi học theo ông ấy cách vẽ phong cảnh, nhưng phong cách nhà mái của Nhật những năm Tezuka sống khác với nhà ống, những cột điện chằng chịt dây và giấy dán quảng cáo ở Việt Nam mà tôi đang sống. Dù tôi học theo ông ấy, tôi vẫn có một đời sống khác ông ấy để thể hiện.

emagazine image

Quill Cloud

Lời khuyên tệ thường đến từ những người như hàng xóm hay bạn của bố mẹ. Hồi nhỏ thấy tôi ngồi vẽ, họ bảo: “Thằng này không chịu học Toán, Lý,... cứ vẽ vớ vẩn, sau này không làm được cái gì đâu”. Lớn lên họ lại hỏi chuyện lấy vợ, lấy chồng. Thậm chí, nếu lập gia đình rồi, họ vẫn hỏi sao chưa sinh con.... Tôi nghĩ chúng ta đều không xa lạ với những lời nói như vậy. Những lời khuyên không hay thường đến từ người ngoài cuộc, họ có cuộc sống và trải nghiệm khác mình.


Là 1 người trong nghề, tôi vẫn như cũ, khuyên mọi người kiên trì. Tuy nhiên, bạn hãy tự vấn bản thân xem mình có thực sự đủ yêu thích nghề vẽ, coi nó như một việc hàng ngày hay không. Nếu bạn thực sự yêu thích nó, việc kiên trì sẽ đến một cách rất tự nhiên. Bạn có thể gọi đó là đam mê, nhưng tôi chỉ muốn nói đơn giản rằng các bạn hãy vẽ nếu nó khiến bạn phải làm, không phải khi vui, khi rảnh, khi cần tiền mới làm.

emagazine image

Quill Cloud

Quan điểm của tôi là “Bạn đam mê và bạn sống được với nó”. Đam mê không phải lúc nào cũng gắn với chuyện tiền bạc. Rất nhiều người, họ làm cách mạng vì muốn cứu đất nước, giải phóng dân tộc, nếu ai cũng nghĩ đến lợi ích cá nhân thì sao có những người vào tù, ra tội vẫn quyết hết mình vì cách mạng? Các vị thiền sư, người tu đạo muốn giải những nỗi đau khổ oan khuất của con người, họ đâu kiếm được tiền từ đó? Hay đợt này, những người làm tình nguyện, họ đâu có thu nhập công việc này? Mục đích sống trên đời không hẳn chỉ là kiếm tiền. Đam mê đơn giản là bạn được sống với nó, những lúc không rảnh, bạn vẫn cố gắng dành thời gian cho nó.

Quill Cloud

Quill Cloud

Trong tương lai gần, tôi có 2 dự án. Một dự án làm về câu chuyện, lát cắt của cuộc sống Sài Gòn. Hai là 1 câu chuyện về lịch sử Việt Nam, cụ thể là thời nhà Trần. Hiện tại, tôi đã lên sườn, minh hoạ, chuẩn bị các package và sẵn sàng trình bày với những người hứng thú về dự án. Thêm nữa, tôi cũng muốn vẽ tranh nhiều hơn. Những việc này đa phần tôi dự định làm đã lâu, nhưng vì dịch bệnh nên phải trì hoãn nhiều.


Cảm ơn anh Bùi Đình Thăng đã tham gia phỏng vấn với The Influencer và mang đến câu chuyện về sáng tác, nghệ thuật cùng những góc nhìn đời sống ý nghĩa cho độc giả. Chúc anh nhiều sức khỏe và dự án ấn tượng trong tương lai!

emagazine image

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa