Sự thật về sự nghiệp creator: Thu nhập, Áp lực công việc & Định hướng tương lai

Tháng 5/2022 vừa rồi, Linktree đã đăng tải báo cáo “The 2022 Creator Report”, với nhiều thông tin đáng chú ý về thu nhập, mức độ áp lực và dự đoán tương lai của công việc creator.
Đinh Trang
15/05/2022
Sự thật về sự nghiệp creator: Thu nhập, Áp lực công việc & Định hướng tương lai

Content creator - Nhà sản xuất nội dung, đang dần trở thành một nghề nghiệp được đông đảo giới trẻ quan tâm. Họ là những người lên ý tưởng, sản xuất những nội dung giải trí, học tập, tin tức… và đăng tải lên những kênh truyền thông khác nhau, trong đó nổi bật nhất là các nền tảng MXH. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về số lượng content creator trên các nền tảng MXH, đặc biệt là TikTok. Giờ đây, chỉ cần sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, một tài khoản MXH, dường như ai cũng có thể trở thành một content creator, còn có thành công hay không thì lại là câu chuyện khác. 

Theo báo cáo từ quỹ đầu tư mạo hiểm SignalFire’s, đến cuối năm 2020, đã có đến hơn 50 triệu người làm nghề sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. 50 triệu content creator này không chỉ đem đến những công việc, cách thức kiếm tiền mới mà họ đang tạo nên nhiều sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho nền kinh tế nói chung. 

Thế nhưng, đây không phải một công việc hào nhoáng như nhiều người vẫn nghĩ. Các Youtuber, TikToker, Instagramer,..., cuộc sống của họ không chỉ có mảng màu hồng thú vị như nhiều người vẫn nghĩ, họ cũng phải đối mặt với không ít nỗi lo lắng, sự bấp bênh về công việc, tài chính và nhiều áp lực khác. Tháng 5/2022 vừa rồi, Linktree đã đăng tải báo cáo “The 2022 Creator Report”, với nhiều thông tin đáng chú ý về thu nhập, mức độ áp lực và dự đoán tương lai của công việc creator. 

1, Thu nhập không tỷ lệ thuận với thời gian làm việc

Theo báo cáo từ Linktree, mức độ làm việc của các creator và thời gian họ làm việc không tỷ lệ thuận với nhau. Cụ thể như sau: 

  • 53% nhà sáng tạo nội dung thu về dưới $100 mỗi năm. Họ dành ra dưới 5 tiếng mỗi tuần cho việc sản xuất nội dung;
  • 32% nhà sáng tạo nội dung thu về $100-10k mỗi năm. Họ dành ra hơn 10 tiếng mỗi tuần để sản xuất nội dung;
  • 52% nhà sáng tạo nội dung thu về từ $50k - 100k mỗi năm. Họ dành ra dưới 10 tiếng mỗi tuần cho sản xuất nội dung; 
  • 48% nhà sáng tạo nội dung thu về $100k - 500k mỗi năm. Họ dành ra hơn 10 tiếng mỗi tuần để sản xuất nội dung. 

Quill Cloud

Như vậy, cùng là dành ra hơn 10 tiếng mỗi tuần cho công việc sản xuất nội dung, có người chỉ thu về $100 -10k mỗi năm, có người lại thu về đến $100k - 500k mỗi năm. Điều này cũng có thể lý giải bằng mức độ kinh nghiệm của từng creator. Trúc Linh – một TikToker về lĩnh vực phát triển bản thân/ lifestyle với hơn 150k follower, đã từng chia sẻ với The Influencer: “Câu chuyện về những TikToker thu nhập vài trăm triệu mỗi tháng mà mọi người có thể đọc trên báo chí là hoàn toàn có thật. Họ là những người phát triển có chiến lược, nội dung có điểm khác biệt, nhãn hàng dễ dàng tap-in vào câu chuyện cuộc sống và những nội dung họ sản xuất. Thế nhưng mặt khác, có rất nhiều creator dù có nhiều sự đầu tư và cố gắng nhưng vẫn không thể bật lên được, và nhiều người đã lựa chọn phải dừng lại”

Với những creator mới bắt đầu, mức độ chênh lệch về thu nhập cũng khá lớn. 59% creator mới bắt đầu chưa từng kiếm được thu nhập, 35% đã có thu nhập nhưng ở dưới mức sinh hoạt tối thiểu, 6% đã kiếm được trên 10 nghìn đô mỗi năm. 

Quill Cloud

2. Phần nhiều creator từng đối mặt với áp lực

Theo báo cáo từ Linktree, trên 40% chia sẻ rằng họ thỉnh thoảng cảm thấy áp lực, 13% các nhà sản xuất nội dung toàn thời gian cực kỳ áp lực/ liên tục cảm thấy áp lực (con số này chỉ là 9% với những người sản xuất nội dung bán thời gian. 

Quill Cloud

Một vài creator cũng từng chia sẻ với The Influencer về những nhóm áp lực mà họ có thể gặp phải: 

  • Thứ nhất là việc nội dung có viral hay không. Với bất cứ nền tảng nào, nếu hàng loạt nội dung mình sản xuất ra đều không viral, creator thường sẽ cảm thấy rất nản.
  • Thứ hai là cách khán giả đón nhận, phản hồi với nội dung. Dù đã có những thay đổi tích cực, cộng mạng mạng Việt Nam đôi khi vẫn còn khá toxic. Đôi khi, những video được lên trang xu hướng chưa hẳn là những nội dung hay, mà là những video gây tranh cãi, “bị chửi” nhiều.
  • Thứ ba là áp lực tài chính. Ở giai đoạn bắt đầu và chưa có thu nhập ổn định với nghề, creator sẽ có rất nhiều mối băn khoăn. Liệu mình có còn đủ sức để tiếp tục sản xuất nội dung không? Tại sao người ta kiếm được 100-200 triệu mỗi tháng, còn mình có tháng chẳng kiếm nổi 2-3 triệu?
  • Thứ tư là áp lực phải liên tục sản xuất nội dung mới. Khi đã có một lượng follower nhất định, họ sẽ luôn kỳ vọng bạn phải thường xuyên đăng tải nội dung mới, có những trải nghiệm mới. Việc liên tục phải sản xuất nội dung, tìm kiếm ý tưởng cũng có thể khiến creator kiệt sức. 
  • Cuối cùng là áp lực từ những thay đổi trên nền tảng. Thuật toán thay đổi, định dạng nội dung thay đổi, creator phải nhanh chóng hiểu được những sự thay đổi này để có sự thích nghi phù hợp.

3. Định hướng tương lai cho các content creator 

Trong báo cáo của Linktree, họ cũng có một bài gợi ý cho định hướng tương lai của các content creator: 

  • Với những content creator mới bắt đầu, bạn có thể kiếm tiền từ tập khán giả nhỏ, nhưng mức độ tương tác cao và thực sự yêu thích công việc của bạn. Thay vì chạy theo lượng người theo dõi rất lớn, bạn hãy tập trung vào việc sản xuất nội dung chất lượng, có dấu ấn riêng, tránh những nội dung đại trà mà nhiều influencer khác đã thực hiện. Theo báo cáo, 67% creator chưa từng hợp tác với bất cứ thương hiệu nào, 25% có được thu nhập nhiều nhất từ chính nền tảng website, blog của riêng họ. 
  • Nếu bạn muốn kết nối với nhóm độc giả mới, hãy nghĩ đến chuyện chuyên môn hoá nội dung của mình. Việc lựa chọn ngách nội dung ngày càng trở nên quan trọng. 62% creator tin rằng việc chuyên môn hoá nội dung giúp họ tăng tỷ lệ tiếp cận và tỷ lệ tương tác. 7% creator theo đuổi thị trường ngách có thu nhập trên 100 nghìn đô mỗi năm (con số này chỉ là 2% với nhóm creator sản xuất nội dung đại trà, không có một ngách cụ thể) 
  • Kinh doanh các sản phẩm vật lý, affiliate marketing, influencer marketing, chạy quảng cáo, xây dựng các khoá học online,... là những kênh đem lại nguồn thu nhập hiệu quả nhất cho các creator. Trong đó, việc sở hữu và kinh doanh các sản phẩm vật lý là hình thức tiềm năng nhất. 
  • Các kênh mới nổi như Twitch, OnlyFans và TikTok cũng như các kênh được yêu thích lâu năm như Reddit và Snapchat, tất cả đều mang lại cơ hội phát triển. 12% creator mới bắt đầu xem TikTok là nền tảng lớn nhất để phát triển nội dung (so với 6% creator đã có nhiều kinh nghiệm)



MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa