Social Commerce và tác động của xu hướng này đến hành vi mua sắm online

Khi khách hàng có trải nghiệm tích cực với thương hiệu, mạng xã hội sẽ là nơi họ chia sẻ điều ấy đến với người thân, bạn bè, đồng thời giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mà họ hài lòng, ưng ý. Đó là nền tảng cho sự phát triển của một hình thức mua sắm mới - Social Commerce - sự kết hợp giữa Social (mạng xã hội) và E-commerce (thương mại điện tử)
Mai Chi
20/04/2021
Social Commerce và tác động của xu hướng này đến hành vi mua sắm online

1, Social Commerce là gì? 

Social Commerce - sự kết hợp giữa Social và E-commerce - là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube… để quảng bá và bán sản phẩm trực tiếp. Khi xu hướng này ngày càng phát triển, toàn bộ hành trình mua hàng của người tiêu dùng đều diễn ra trên mạng xã hội - từ bước tìm hiểu về sản phẩm cho đến khi thực sự mua hàng. Điều này khác với hình thức marketing trên mạng xã hội thông thường, khi doanh nghiệp quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội để lôi kéo người tiêu dùng mua hàng tại website, các kênh thương mại điện tử (TMĐT)... Hiểu đơn giản, mạng xã hội chính là kênh bán hàng trực tiếp cho khách hàng, không qua một trang thứ ba nào khác

Tại sao Social Commerce ngày càng quan trọng? Một trong những lý do khiến Social Commerce trở thành xu hướng được nhiều nhãn hàng lựa chọn là sự tăng trưởng đáng kể của các nền tảng mạng xã hội và nền tảng quảng cáo, cùng với nhu cầu tối giản hóa trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng - đặc biệt là những khách hàng Millennials & Gen Z, và khoảng thời gian khổng lồ dành cho việc lướt các trang mạng xã hội. Giờ đây, người tiêu dùng không chỉ dùng mạng xã hội để chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm, quan điểm cá nhân; mà đây đã trở thành phương tiện để họ theo dõi, được truyền cảm hứng bởi những người nổi tiếng và người ảnh hưởng mà họ yêu mến, ngưỡng mộ. 

Hiện nay, quần áo và phụ kiện là hai mặt hàng “thống trị” Social Commerce; tuy nhiên, xu hướng này có thể được áp dụng để quảng bá và bán những sản phẩm, dịch vụ khác. 


2, Vì sao thương hiệu dần chuyển dịch sang Social Commerce? 

Social Commerce có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhãn hàng, chẳng hạn như nguy cơ khách hàng bỏ sản phẩm vào giỏ hàng rồi lại thôi - một điều chẳng hề “xưa nay hiếm” trên các trang TMĐT. Toàn bộ trải nghiệm mua sắm của khách hàng được cá nhân hóa. Đối với influencer, họ không chỉ được trả tiền để gắn link affiliate của thương hiệu; mà còn mở rộng thêm những hình thức hợp tác khác - livestream, sử dụng tính năng Guides trên Instagram để dẫn về trang Instagram bán hàng của thương hiệu… Vậy đâu là những lợi ích điển hình mà Social Commerce có thể đem lại cho nhãn hàng? 

2.1. Người tiêu dùng càng tin, họ càng dễ quyết định mua hàng 

Vì sao các thương hiệu từ to đến nhỏ vẫn đều đặn đổ một nguồn tiền lớn để “nuôi” các trang mạng xã hội - một thị trường “ngốn tiền” và đầy cạnh tranh. Đơn giản, vì đây là kênh quảng bá và bán hàng hiệu quả, là phương tiện để sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu xuất hiện ngay trước mắt những người dùng tiềm năng. 

Trên thực tế, 72% người tiêu dùng tin tưởng những bài đăng trên Instagram của những Influencer họ quan tâm trong quá trình cân nhắc mua các sản phẩm thời trang và làm đẹp. 71% người được hỏi cũng trả lời họ sẵn lòng mua hàng online nếu họ được người khác giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, social media hoàn toàn có khả năng tác động trực tiếp đến tâm lý, hành vi mua hàng của người tiêu dùng. 

Quill Cloud

2.2. Một trải nghiệm mua sắm vui - khỏe - thuận tiện cho mọi khách hàng 

Mạng xã hội càng phát triển, người tiêu dùng càng đòi hỏi một trải nghiệm mua hàng nhanh, gọn, tối ưu hơn. Thời gian dành cho việc mua hàng của họ ngày càng rút ngắn. Nhưng điều này không có nghĩa là nhãn hàng giảm bớt sự tương tác với khách hàng. Ngược lại, họ phải tìm một cách kết nối trực tiếp thông minh hơn với khách hàng, để họ được tương tác với sản phẩm, trao đổi với người bán, tìm được niềm vui trong hành trình mua sắm online - hệt như khi đang đi shopping tại cửa hàng. 

Với bài toán này, livestream chính là câu trả lời mà nhiều thương hiệu lớn đang tận dụng. Các trang TMĐT như Alibaba, Shopee, hay các trang Facebook bán hàng đã liên tục thử nghiệm, thực hiện hình thức livestream trực tiếp trên app. Ở đó, người bán trực tiếp giới thiệu, quảng cáo, giải đáp thắc mắc về sản phẩm; còn khách hàng có thể nhìn tận mắt hình ảnh thực tế của sản phẩm, có thể đặt câu hỏi, trao đổi, mua hàng, thanh toán một cách nhanh chóng, thuận tiện. 

Quill Cloud

Doanh số của Taobao Live trong năm 2018 là 14.9 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 400%, thu hút hơn 10 ngàn influencer livestream bán hàng. Những con số này đã chứng tỏ sức hút khó lòng chối từ của hình thức Social Commerce, cụ thể là livestream shopping trong thời đại số lên ngôi hiện nay. 


3, Nhìn lại case study của Trung Quốc với thành công của những Super-apps 

Những ứng dụng all-in-one (tất cả trong một) - hay còn được biết đến với tên gọi super apps - là một trào lưu bắt nguồn từ Trung Quốc - thị trường Social Commerce phát triển nhất trên thế giới. Nhắc đến việc mua bán sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng trực tuyến, Trung Quốc chính là thị trường luôn luôn được nhắc tên đầu tiên, bởi lẽ hầu hết người tiêu dùng ở quốc gia này đều đang sử dụng hình thức Social Commerce để mua sắm trên các thiết bị điện thoại, máy tính. Thêm vào đó, hầu hết các cửa hàng tại Trung Quốc đều bắt đầu từ một “online shop” (cửa hàng trực tuyến) trước khi có một cửa tiệm vật lý thực thụ. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn với Mỹ - nơi mà các chủ tiệm sẽ xây dựng cửa hàng vật lý trước khi mở rộng lên các nền tảng online.  

Những super-apps như WeChat sẽ bao gồm các mini-programs (app trong app) để người sử dụng làm tất-tần-tật, từ order đồ ăn cho tới mua sắm online, hay thậm chí là mua vé xem phim. Các thương hiệu (chủ yếu là thương hiệu đắt tiền - luxury brands) và KOLs cũng thường xuyên sử dụng những mini-programs này để phát triển hình thức kinh doanh và tăng doanh số bán hàng. 

Quill Cloud

Không chỉ dừng lại ở các super-apps, kênh TikTok Trung Quốc (Douyin) cũng đã cho phép người dùng click vào link sản phẩm và mua hàng ngay tại app. Thậm chí, các tiện ích livestream và các mini-programs cũng được tích hợp tại Doyin. Mới đây, Doyin cũng chính thức giới thiệu ví điện tử Douyin Pay để tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. 

Quill Cloud

Một trong những điều quan trọng nhất mà thương hiệu cần ghi nhớ khi sử dụng hình thức Social Commerce - đó chính là niềm tin to lớn của khách hàng vào những review chân thực từ influencer, bạn bè, người thân, và những khách hàng khác. Do đó, KOLs chính là một “nguyên liệu” không thể thiếu để thành công với Social Commerce. Họ có được niềm tin tuyệt đối từ những người coi họ là bạn, là hình tượng, là nơi để tìm kiếm những câu chuyện truyền cảm hứng, những lời khuyên chân thành, những sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy, đáng sử dụng. 


4, Social Commerce và Influencer Marketing - cặp bài trùng mang lại doanh số cho thương hiệu 

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Influencer Marketing Hub, 46% người được hỏi đã mua hàng ít nhất một lần một tháng sau khi tiếp cận với bài viết của thương hiệu và/ hoặc những nội dung về thương hiệu do influencer chia sẻ. Con số này đã khẳng định sự cần thiết của influencer marketing. Khi influencer hợp tác với thương hiệu - hay thậm chí “trở thành” thương hiệu, họ sẽ càng dễ dàng xây dựng lòng tin nơi người hâm mộ, những người luôn luôn tìm kiếm nguồn cảm hứng và những trào lưu tiên tiến nhất. 

Những story giới thiệu sản phẩm (shoppable story) trên Instagram là một ví dụ: Followers sẽ nhận được update mỗi ngày về sản phẩm, dịch vụ, xu hướng thông qua story của influencer. Influencer có thể tag sản phẩm của thương hiệu trên story cá nhân khi họ chia sẻ outfit họ mặc ngày hôm đó (đối với những hãng thời trang), hoặc những loại mỹ phẩm họ yêu thích dạo gần đây (đối với các thương hiệu mỹ phẩm, làm đẹp). Chỉ với vài lượt click, followers có thể mua sản phẩm mà không cần rời app; họ thậm chí còn có thể sử dụng ApplePay hoặc credit card link với tài khoản Facebook và Instagram. 

Quill Cloud

Social Commerce và Influencer Marketing chính là một “cặp bài trùng” thứ thiệt; bởi influencers được followers tin tưởng, và họ có thể đưa sản phẩm của nhãn hàng vào những nội dung chia sẻ mỗi ngày một cách tự nhiên nhất. 





MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa