Tình yêu muôn đời là một phạm trù mà ta phải học đi học lại, thậm chí học đến mức “trầy vi tróc vảy", khổ đau vụn vỡ mới có thể chiêm nghiệm và thấm thía. Thậm chí, ngay cả trong những ngày hạnh phúc nhất, tình yêu vẫn mang đến cho ta những bài học mới về chính mình, về cuộc sống, về những người thân thương sẽ ở bên ta trọn cuộc đời. Ở mỗi một giai đoạn, tình yêu sẽ cho ta những thử thách và cả những chiêm nghiệm khác nhau, và quan điểm của ta về hạnh phúc, hôn nhân, gia đình cũng vì thế mà thay đổi. Theo thời gian, những băn khoăn của ta dần được tỏ tường: Yêu bản thân là cảm giác thế nào? Muốn gắn bó trọn đời với một người là cảm giác ra sao? Có con là trải nghiệm đặc biệt đến nhường nào? Nhưng dù thế nào, thì… hãy yêu đi, vì cuộc đời cho phép!
Bài viết này là sự phản chiếu một phần những quan điểm của rapper Rica về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Ở đó có sự hiện diện của một nghệ sĩ - rapper Rica, của một người chồng, người cha bình thường như bao người chồng, người cha khác trên đời.
Hôn nhân giống như quá trình chăm sóc một cái cây. Ta không nghĩ về nó mọi lúc, nhưng luôn chú tâm vun đắp cho nó mỗi ngày. Nhưng cái cây của ta liệu sẽ đơm hoa kết trái hay yếu ớt lụi tàn còn phụ thuộc vào việc môi trường sống có phù hợp hay không. Hôn nhân cũng vậy, dẫu ta luôn nỗ lực nuôi dưỡng tình yêu và hiện diện mỗi ngày, nhưng đôi khi kết cục của cuộc hôn nhân còn do duyên số, ý trời định đoạt.
Trước đây, tôi nghĩ về hôn nhân rất khác: Hôn nhân là một cú ghi bàn vẻ vang sau một đợt dàn xếp tấn công đẹp mắt. Nhưng giờ tôi lại thấy: Hôn nhân là bước trở lại vạch xuất phát để bắt đầu một trận đấu mới. Một trận đấu đòi hỏi cả trí óc lẫn trái tim, và chúng ta cần có đủ bản lĩnh để chiến thắng.
Mọi người thường nói, đã là vợ chồng thì phải biết tôn trọng đối phương; nhưng tôi thì muốn dùng từ “trân trọng". Đó là thứ quyết định bộ rễ hôn nhân của ta sâu đến đâu. Có thể đôi khi ta vẫn… nói dối, vẫn gồng lên trước những bất-mãn-bi-hài của đời sống, nhưng riêng với người nằm bên cạnh, ta sẽ luôn trân trọng dù xảy ra bất cứ điều gì.
Tôi từng nói điều này vào ngày ra mắt ca khúc mới: Trong một năm, tôi sống rất nhiều cuộc đời. Cuộc đời của rapper Rica. Cuộc đời của một người chồng, người cha. Cuộc đời của một người bằng hữu với anh em bè bạn khắp năm châu bốn bể. Cuộc đời của một người chủ doanh nghiệp với rất nhiều đối tác. Và một cuộc đời nội tâm của riêng tôi. Với những người làm nghề viết lách nhiều cảm xúc như tôi, ấy là cuộc đời rất khó để giấu giếm. Tôi vẫn đang sống cuộc đời ấy hàng ngày, và mỗi phút giây được sống là một lần tôi hạnh phúc, thăng hoa. Nhưng tôi không có nhiều dịp để cho người ngoài nhìn thấy cuộc đời ấy, kể cả người vợ thân thiết đầu ấp tay gối với mình, vì… biết đâu họ không thể hiểu những gì tôi đang nghĩ trong đầu - dù rất trân trọng những cảm xúc của mình đấy?
Vậy nên tôi nghĩ, không việc gì phải cho nhau thấy hết tất thảy phiên bản cuộc đời của bản thân. Chỉ cần chúng ta luôn dành cho nhau sự trân trọng lớn nhất - cả trước mặt và sau lưng nhau - thì đó đã là điều rất đáng quý rồi.
Khó lắm, đâu phải ai cũng yêu được chính mình. Tôi thì cho rằng với một số người - như tôi, yêu người khác cũng chính là yêu bản thân mình. Chăm sóc cho người khác là chăm sóc cho mình. Hạnh phúc của người khác là hạnh phúc của mình. Tôi chưa bao giờ cố gắng yêu mình cả, mà sẽ học yêu tất cả mọi thứ xung quanh, trong đó có chính mình.
Tôi nghĩ “đón nhận” còn hay hơn nữa. Những thứ đến với mình có thể tốt, có thể xấu, và việc mình có thể làm là sẵn sàng đón đợi và cố gắng sống chung với tất thảy những điều đó mà thôi.
Một người bạn từng nói với tôi về tình yêu sét đánh, rằng hầu hết những mối tình “sét đánh” của bạn đều chẳng đi đến đâu cả. Lúc đó tôi bảo bạn: “Cái nhìn đầu tiên” không có lỗi, chỉ là nó khiến kỳ vọng của ta vào tình yêu bị thổi phồng. Khi hai người rơi vào lưới tình quá nhanh, họ sẽ dễ tưởng tượng ra rất nhiều kịch bản “màu hồng”: Mình sẽ dẫn người ấy đi ăn ngon, sẽ đưa người ấy đi gặp gia đình bạn bè, sẽ mở mắt ra nhìn thấy nhau mỗi sáng và ôm nhau ngủ mỗi đêm… Vô hình trung, tất thảy những nghĩ suy ấy sẽ tạo thành thứ kỳ vọng quá lớn.
Ngược lại, nếu hai người bắt đầu một tình yêu theo cách… ít nồng nhiệt và ít kỳ vọng hơn, có khi họ lại thấy hạnh phúc hơn. Không kỳ vọng thì sẽ không có thất vọng. Tình yêu cũng vậy và hôn nhân cũng thế, đều là những thứ ta phải chăm sóc và nuôi dưỡng hàng ngày, thay vì dành toàn bộ kỳ vọng nồng nàn cho những phút giây ban đầu.
Đối với tôi, đàn ông có mục tiêu và kỳ vọng rất lớn trong cả sự nghiệp, gia đình và tình yêu; nhưng không phải người đàn ông nào cũng có thể chinh phục tất cả mọi thứ. Với một thằng đàn ông mà thành công và thành tựu đến sớm như tôi, sự kỳ vọng càng bị đẩy lên cao ngất ngưởng. Vừa bước chân ra đời tôi đã vô địch một cuộc thi âm nhạc, khởi đầu sự nghiệp tương đối thuận lợi dù không hề được đào tạo bài bản. Làm nghề vài năm mà mọi thứ vẫn trôi chảy, nên như lẽ thường tình, tôi kỳ vọng chặng đường tiếp theo của mình phải tốt hơn thế nữa. Đến một thời điểm, tôi thấy mình được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ và trọng vọng, đâm ra tôi cũng kỳ vọng cuộc sống gia đình phải diễn ra theo ý mình. Đó là một quan niệm rất sai lầm, và kết cục là có một khoảng thời gian tôi đã rơi xuống hố sâu. May mắn, tôi kịp nhận ra mình phải sống để bản thân mình vui, chứ không phải để kỳ vọng của mình vui.
Nếu là tôi, tôi sẽ bảo bạn rằng: Em nói đúng, mình phải sẵn sàng chứ, sẵn sàng trong mọi mặt.
Tôi nghĩ đi đến hôn nhân là một quyết định cần rất nhiều trách nhiệm. Trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với đối phương và cả gia đình đối phương. Tôi không phải kiểu người sẽ đưa ra quyết định kết hôn một cách vội vàng. Kể cả tình yêu ấy đã chín muồi lắm rồi, mình đã yêu nhau 9-10 năm, thậm chí đã sống chung và thấy rất vui vẻ, thì việc tiến thêm một bước để chính thức gọi nhau bằng danh xưng vợ - chồng vẫn là quyết định mình phải suy tính bằng cả lý trí chứ không chỉ bằng tình yêu đơn thuần.
Thì… hỏi người ta! (cười) Không ai trả lời được câu hỏi này hết, tôi không, bạn không, chúng ta đều không. Tất cả là do cảm nhận.
Thế thì cảm nhận ấy đến từ đâu? Nó đến từ khoảng thời gian mà tình yêu nuôi dưỡng hai người trưởng thành, đến từ những chuyện trò, hò hẹn, những lần gặp gỡ và cả những lần chia xa.
Chung quy lại, mọi thứ đều quay trở về một từ mà thôi: không phù hợp. Làm sao có thể nói rằng trong suốt thời gian yêu nhau, ta không biết chút nào những điểm đẹp xấu, mạnh yếu của người mình yêu? Làm sao ta không biết đối phương là người có chí hay ham chơi? Làm sao ta không biết người phụ nữ của mình là tuýp người thế nào? OK, tôi đồng ý rằng nếu các bạn kết hôn ở độ tuổi 25-30, khi các bạn mới ra đời và đang phấn đấu vì sự nghiệp, thì đúng là áp lực công việc có tồn tại. Nhưng khi đã trưởng thành hơn, đã đi làm 10 năm, bên nhau 10 năm rồi, mà trước ngưỡng ngưỡng cửa hôn nhân bạn còn lấy lý do công việc và sự nghiệp ra để dừng lại, thì tôi thấy cứ… sai sai.
Tôi nghĩ đấy chỉ là cái cớ. Quan trọng là tình yêu của các bạn không đủ để đi đến hôn nhân.
Không, đó là điều bình thường thôi. Ta khó mà yêu nhau nồng nàn mỗi ngày, cả đời. Bản thân tình yêu cũng có rất nhiều sắc thái: có bùng cháy, có lãng mạn, có nhẹ nhàng, và cũng có cả khoảng lặng. Tình yêu mà cứ bùng cháy liên tục cũng chưa chắc đã dẫn đến một cái kết đẹp. Nên không sao cả, những khoảng thời gian mình lặng lẽ, xa nhau cũng là tình yêu; và bên cạnh những lúc thăng hoa, cháy bỏng, ta cũng yêu cả những lặng lẽ ấy.
Hành trình âm nhạc của tôi rộng hơn thế. Tôi không chỉ viết nhật ký cho bản thân tôi, mà viết cho tất cả mọi người. Tôi đã viết nhạc cho mình, cho người yêu, sau này là cho con gái, viết nhạc cùng Lộn Xộn, và viết cả câu chuyện cuộc đời của những con người khác.
Trong những EP mà tôi đã phát hành trong 2 năm qua, có tổng cộng 8 câu chuyện tình yêu về 8 con người khác nhau mà tôi được nghe kể, hoặc chỉ được đọc và xem qua. Có người chỉ là nhân vật phụ trong một bộ phim nào đó, nhưng khi xem tôi lại thích đến mức muốn triển khai câu chuyện tình yêu của họ thành tác phẩm của mình. Và chính sự “nhập vai” để viết nhạc đã cho tôi được sống rất nhiều cuộc đời.
Năm ngoái, tôi ra mắt một ca khúc có tên “Cho anh thêm một ngày nữa được không?”, viết về ngày cuối cùng của một cặp vợ chồng trước khi ly hôn. Khi tòa hỏi người chồng “Anh muốn nói gì nữa không?”, anh nói: “Cho tôi thêm một ngày nữa được không?” Bản thân tôi cũng được sống trọn vẹn trong khung cảnh ấy, bước từ tòa án đến con đường về nhà, rồi đứng đối diện với người con gái sắp trở thành người xa lạ của mình. Đó chính là cuộc đời nội tâm mà tôi nói lúc đầu: Mỗi lần viết nhạc, tôi được sống trọn một cuộc đời. Và dĩ nhiên, mỗi cuộc đời lại cho tôi rất nhiều bài học; càng viết, tôi càng chiêm nghiệm ra nhiều điều. Có những điều tôi vốn chưa từng trải qua, nhưng quá trình nhập vai và sáng tác giúp tôi mường tượng dòng cảm xúc của nhân vật trong tình huống ấy. Đúng như người ta hay nói - “âm nhạc cứu rỗi và chữa lành”, nghe thì đao to búa lớn nhưng tôi tin điều đó là thật.
Tôi có một bài hát tên là “Những mùa xuân bỏ lại”, viết về câu chuyện của một anh thanh niên xung phong và một cô giáo viên mầm non - cũng chính là ông bà ngoại của tôi. Bà ngoại tôi mất vào ngày cuối cùng của năm, đó là lý do vì sao bài hát có tên “Những mùa xuân bỏ lại”. Trong bài có một câu tôi rất thích: “Và em ơi khi thước phim bạc màu, ta có cùng diễn vai chính nữa không?”
Tôi không nhớ ngày xưa tôi đã nghĩ những gì. Thật ra cho tới tận lúc có con, tôi vẫn loay hoay không biết mình nên bắt đầu làm cha như thế nào. Và đến bây giờ khi con tôi đã lên 3, tôi vẫn không nghĩ mình là một người cha tốt hay một người cha hoàn hảo. Tôi còn rất nhiều thiếu sót và vụng về, nhưng tôi chắc chắn một điều: Tôi là một người cha yêu con.
Tôi không biết phải xây dựng hình ảnh một người cha lý tưởng thế nào. Tôi không có nhiều kỷ niệm với bố. Bố tôi đã mất khoảng 7-8 năm, nhưng trong ký ức của tôi, tôi chưa bao giờ thân thiết với bố. Ông cũng không phải người truyền nhiều cảm hứng cho tôi. Tôi đã không có cơ hội được biết thế nào là một “người bố hoàn hảo" chuẩn mực; có chăng, tôi chỉ nhìn thấy hình mẫu ấy hiện diện thấp thoáng qua các ông bố “siêu nhân", kiểu mẫu trên phim ảnh. Nên thôi, tôi nghĩ tốt nhất mình hãy cứ làm một người bố yêu con!
Tôi không. Nếu nói là “muốn”, thì tôi muốn con tôi làm hoa hậu Việt Nam kìa! (cười). Tôi không bao giờ áp đặt con phải trở thành người này, người kia, bởi không ai ngoài con biết được phiên bản tốt nhất của bạn ấy là gì. Ngày xưa, mẹ tôi cũng chưa từng cố uốn nắn tôi thành một kiểu người nào đó. Dĩ nhiên, trong thâm tâm mẹ vẫn ước tôi làm một công việc ổn định, nhưng sau tất cả, điều mẹ luôn nói với tôi là “Con hạnh phúc là được”.
Tôi nghĩ điều tôi ước ao cho con mình cũng đơn giản thế thôi: Con hạnh phúc là được.
Ngôn ngữ tình yêu của tôi là sự âm thầm quan tâm, luôn có mặt và luôn đúng lúc. Bất cứ khi nào người thân cần mình, tôi sẽ luôn hiện diện đúng lúc. Tính thời điểm rất quan trọng, có khi cùng là sự quan tâm và hiện diện đấy, nhưng trễ 1-2 ngày là ý nghĩa đã không còn trọn vẹn như việc ta có mặt vào đúng thời điểm họ cần ta nhất.
Có chứ, nhìn tôi có giống một người bất hạnh không nào? Mọi người hay bảo, người hạnh phúc thì… bụng to mà (cười).
Hạnh phúc của tôi là được mang lại hạnh phúc cho mọi người, được say đắm với cuộc sống mỗi ngày. Tôi rất sợ một ngày mình trở nên chai sạn, khô cằn, cộc lốc: xem một bộ phim mà không thể khóc, không thể cười, đọc một mẩu chuyện mà mặt tỉnh queo, đặt bút xuống mà chỉ viết được một bài nhạc công thức…
Tình yêu là đức tin của tôi. Tôi không theo tôn giáo nào cả, nhưng tình yêu là thứ tôi luôn tin vào, là nguồn cảm hứng sống, là động lực làm việc, là dưỡng chất để tôi tận hưởng mỗi ngày. Tôi tận hưởng cả những thăng hoa và nỗi buồn của tình yêu.