emagazine image

Trong khi cư dân mạng đang xôn xao: “Tại sao ‘đỉnh’ như Low G mà không đi thi Rap Việt hay King Of Rap", thì Low G vẫn bình thản nói không và tiếp tục với những dự án dang dở của mình. Dù mới chuyển từ full-time glover/dancer sang full-time rapper được 5 tháng, nhưng Low G đã biết rõ con đường mình muốn đi và luôn hết mình vì nó.

emagazine image

Trong năm 2020, Low G nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng vì...không tham gia King Of Rap và Rap Việt. Mặc dù định hướng trở thành dancer “khủng", nhưng với tài năng và chất giọng đặc trưng, cùng khả năng “nhả vần", “lái flow" cực nghệ, Low G đã và đang trở thành điểm sáng trong cộng đồng rap Việt. Các sản phẩm của Low G được khán giả trẻ vô cùng yêu thích. Gần đây, Low G mới cho ra sản phẩm Em Gái (ft. Blaise). Mặc dù MV low-cost (chi phí thấp), nhưng với chất lượng âm nhạc chỉn chu, cùng phong cách gần gũi đúng chất “Low G", MV này đã đạt 1 triệu view chỉ trong 1 tuần.

emagazine image
emagazine image

Kể từ khi nhạc của mình được quan tâm, mình giảm bớt thời gian cho nhảy và làm rap nhiều hơn, bởi vì có động lực, và có nhiều công việc liên quan đến rap tìm đến mình. Mình cũng muốn có thêm thời gian để hoàn thành các bài đang làm dở, vì ý tưởng của mình cứ liên tục sinh ra, nhưng mình lại kỹ tính nên mất khá lâu để hoàn thành. Chính xác là mình bắt đầu làm rap hàng ngày từ khi có job viết nhạc cho Liên quân, tính đến nay được khoảng 5 tháng.

emagazine image

Mình làm dancer, thậm chí hoạt động 2 thể loại nhảy khác nhau, trong đó có gloving, mình cũng là người đầu tiên tại Việt Nam sáng lập ra cộng đồng glovers. Nhưng rất nhiều cố gắng trong 3-4 năm lại không bằng mấy tháng làm rapper, từ lượng fan đến mức tiền thu được. Mình khá bất ngờ, tuy nhiên không thấy vấn đề gì cả. Mình sẵn sàng thích nghi và học hỏi từ nó thôi. Mình rút ra được là nghệ thuật liên quan đến thính giác sẽ đôi lúc có lợi thế hơn thị giác. Và mình hiểu được cảm giác người lớn hay bảo “nghề chọn người" ấy. Nhưng mình vẫn luôn cố gắng duy trì nhảy và gloving cùng với rap, vì nếu không mình sẽ không còn là mình nữa.

emagazine image
emagazine image
emagazine image

Cả hai đam mê hoạt động theo cách thức giống nhau. Chỉ là điểm bắt đầu của hai đam mê này hơi khác. Khi bắt đầu nhảy mình không biết gì cả. Nhưng khi bắt đầu rap thì mình đã biết về nhạc, về hiphop nên thích nghi nhanh hơn.


Cách mình phát triển trong các bộ môn không có gì khác. Nó đều dựa trên tiêu chuẩn nhất định là tự làm theo cách riêng của mình và làm đến cùng. Ví dụ như nhảy thì mình sẽ tự biên đạo, nhờ người quay video rồi tự edit. Làm nhạc cũng thế, mình tự viết, tự thu rồi tự mix master.


Cảm giác cho hai đam mê cũng giống nhau. Lúc làm mình rất tận hưởng nó. Lúc sắp hoàn thiện thì luôn thấy sản phẩm tiềm năng. Lúc đăng lên xong, nhiều khi thấy hơi quá tải thì sẽ chuyển sang bộ môn còn lại. Chơi gloving chán thì chuyển sang nhảy, nhảy chán lại sang rap, cứ thế xoay vòng thôi.

emagazine image
emagazine image

Đúng vậy. Mình không có ác cảm gì với cuộc thi và người thi rap cả, mình còn rất ủng hộ mọi người đi thi. Chỉ là mình chọn con đường khác thôi. Quan trọng nhất với mình khi làm rap là mọi thứ phải vui, phải diễn ra theo kế hoạch của mình. Mình không chọn rap để trở thành một hình ảnh quá đại chúng.


Mình tiếp cận với nhảy và hiphop từ bé. Theo như hiểu biết của mình thì văn hóa hiphop không phải lúc nào cũng hợp với mọi người. Nhưng mình muốn sống và làm nghệ thuật theo văn hoá đó. Ví dụ như bài “Chán gái 707”, đối với mình đó là 1 tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, nhưng người ta không hiểu thì sẽ cho là nói luyên thuyên. Bài “Nhà hoá học Đống Đa”, người nào hợp thì sẽ cảm nhận được năng lượng của nó, người nào không thích thì “chửi” rất nhiều.


Mình nghĩ văn hoá này không phải lúc nào cũng cần được lan truyền rộng rãi. Đại chúng nên tiếp cận với rap pop, văn minh, nhẹ nhàng, ai cũng nghe được. Đó là điều mà các cuộc thi rap cần. Nó an toàn và đủ hay để vào tai công chúng. Nhưng mình lại không muốn dành thời gian vào những cái đó. Đó là lý do mình không đi thi thôi.

emagazine image
emagazine image

Mình hay làm những thứ ít người làm trong cộng đồng hiphop. Mình có thể phân cảm hứng khi làm nhạc thành 2 yếu tố.


Đầu tiên là mình tham khảo văn hoá gốc của nhạc rap và hiphop Mỹ. Mình nhận ra là mọi người thường nghe rap và hiphop Mỹ rất nhiều, nhưng chủ đề và cách tiếp cận chủ đề của họ thì ở Việt Nam chưa ai làm. Phong cách rap của Mỹ là mọi thứ không cần phải quá liên kết, không cần phải kể câu chuyện gì cụ thể. Những câu rap mình viết ra mang cùng một năng lượng, một chủ đề nhất định thôi là được.


Thứ hai là mình lấy chất liệu từ nơi mình sống và những người mình chơi cùng. Mình biết xung quanh mình có những người anh em bạn bè rất đặc biệt, họ giỏi theo cách của họ. Khi chơi với nhau thì bọn mình tạo thành 1 văn hoá riêng, và văn hoá đấy là cảm hứng cho mình.


Khi trộn hai cảm hứng vào với nhau, rap kiểu Mỹ và chất liệu Việt Nam thì ra được nhạc của mình. Ví dụ bài “Chán gái 707” dùng flow rất kỹ thuật, theo kiểu của Mỹ phá cách, nhưng tư liệu lại rất Việt Nam: quay xe, anh Hưng gấu, nhà bên Long Biên… Đó là những thứ ngay trước mắt mình, nên nhạc nghe rất thân thiện mà vẫn hiphop. Khiến người nghe cảm thấy relatable (dễ liên hệ) chính là điểm nổi bật trong nhạc của Low G.

emagazine image
emagazine image

Có một video reaction bài “Chán gái 707” trên Youtube, nói là: “bài này nghe chả hiểu gì, toàn nói linh tinh, lời lẽ thô tục”. Họ giải thích rằng bài này nổi vì xu hướng hiện nay là thích xem những nội dung xàm, không có nhiều ý nghĩa, và kết luận là những thứ nông cạn thì nó viral. Nhưng điều đó không đúng với trường hợp “Chán gái 707”, vì người ta chưa hiểu ý nghĩa bài đó nên nói như vậy thôi. Họ phản ứng khá tiêu cực vì không hiểu Low G đang làm gì.


Thực ra đối tượng mà mình nhắm đến là những người hiểu, còn ai không hiểu thì ngay từ đầu mình không làm nhạc cho họ. Nếu họ có lỡ nghe được mà không thích thì thôi. Giải thích thì rất dài dòng tốn công. Mà đôi khi nghệ sĩ làm ra sản phẩm thích khán giả tự cảm nhận và hiểu hơn.


Còn phản hồi tích cực mình nhận được nhiều lắm. Nhưng mà nhiều khi được khen thì đọc để biết thôi, vì mình cũng không phải người thích được nịnh. Nếu được gọi là “thiên tài", “ngôi sao sáng của rap Việt" thì mình chỉ “oke oke oke”.

emagazine image
emagazine image

Mình muốn là rapper có nhóm khán giả trung thành. Fan của mình không cần quá đông, cũng không cần là tất cả mọi người. Mình chỉ cần người nào hiểu thì đồng hành với mình thôi. Hiện tại có một vài bài thành trend sẽ nổi hơn bình thường, nhưng mình biết là về lâu dài có thể không như vậy nữa.


Mình đang quan sát được 1 kỳ vọng và 1 thực tế. Mình kỳ vọng là fan sẽ hiểu hết ý đồ của mình trong nhạc. Nhưng thực tế thì không như thế. Nhiều fan thích mình vì họ không hiểu sao nhạc mình hay thế, họ thấy cuốn, họ thấy nhạc của mình vui thì họ nghe thôi. Có một phần nhỏ các bạn fan hiểu mình đang làm gì, thực sự quan tâm đến hiphop quốc tế và Việt Nam. Đa số còn lại là khán giả đại chúng, thấy giọng mình hay, flow bắt tai thì nghe thôi.


Trong tương lai, mình muốn có một cộng đồng fan không nhất thiết phải hiểu biết quá sâu về rap hay hiphop, nhưng cũng không quá đại trà. Chỉ cần các bạn luôn ủng hộ, cởi mở với những thứ Low G làm, cũng như cởi mở với toàn cộng đồng rap, không phán xét các rapper khác. Mình muốn cộng đồng healthy, không đánh giá, ai cũng có lý do riêng của họ.

emagazine image

Mình không nghĩ là mình có thể thay đổi được thị trường, bao gồm cách mọi người kiếm tiền từ hiphop hay dùng các sản phẩm hiphop để kiếm tiền.


Mình nghĩ là mình có thể tạo ảnh hưởng lên văn hóa cộng đồng của những người làm nhạc rap và hiphop. Mình luôn có một mục tiêu dài hạn là các nghệ sĩ, đặc biệt là rapper, sáng tạo hơn khi làm nhạc, chơi rap một cách đa dạng hơn, thử nhiều hơn, không nhất thiết phải giống ai đó bên Mỹ, bên Hàn. Trong văn hóa hiphop mọi người thường có định kiến về nhạc hiphop này, nhạc hiphop nọ. Có người thích nghe lời rap ý nghĩa, có người thích nghe lời rap sáo rỗng một chút. Chẳng có gì sai hay đúng cả. Mình chỉ muốn mọi người coi hiphop nào cũng là hiphop, đừng định kiến làm gì. Để truyền tải thông điệp này với cộng đồng thì mình sẽ làm nhạc dài hạn và bài nào cũng có ảnh hưởng nhất định, thì dần dần mọi người sẽ cảm nhận được điều đó thôi.

emagazine image
emagazine image

Rapper và nghệ sĩ nói chung có 2 nguồn thu nhập chính là biểu diễn và quảng cáo. Nếu Việt Nam có văn hoá mua album, single nhiều hơn thì có thể đã khác. Nhưng Việt Nam chỉ có Apple Music, Spotify…, nên chuyện rapper làm nhạc quảng cáo là bình thường.


Nhiều khi là do những người thuê rapper làm nhạc quảng cáo, người ta không hiểu vì sao một số bài quảng cáo không có hiệu ứng tốt, trong khi một số bài lại rất thành công. Theo mình, những agency nên làm sao để bài nhạc đó không bị quá nặng quảng cáo. Nó nên là một bài nhạc hay, có giá trị nghe lại cho khán giả, chỉ 20-30% spotlight của nó dành cho quảng cáo thôi.


Phía rapper cũng nên đề xuất cho những bên đối tác về hướng đi tốt hơn trong âm nhạc. Nhưng nếu đối tác không đề cao giá trị nghe lại, mà rapper vẫn cảm thấy phù hợp thì đấy là thỏa thuận của đôi bên, không sao cả.

emagazine image

Mình nghe beat và xem chủ đề trước. Nếu chủ đề là về những điều mình không thường xuyên rap, nhưng không quá lệch với giá trị bản thân thì mình sẽ làm. Nếu không phù hợp thì mình đành phải từ chối thôi.

emagazine image

Mình chưa nghĩ đến chuyện này nhiều. Mình đang chú trọng làm sản phẩm hay, chưa nghĩ làm thế nào để kiếm được nhiều tiền nhất từ nó. Mình quan tâm đến giá trị âm nhạc mình làm ra là chính, vẫn đủ sống là được, không cần làm đại gia. Nhưng nếu thành đại gia thì càng tốt.

emagazine image
emagazine image

Hiện nay mình vẫn làm nhạc nhiều như mọi khi, vẫn là dancer trong Last Fire Crew, thỉnh thoảng vẫn làm event về gloving, cố gắng giữ mọi thứ cân bằng.


Mình có nghĩ tới việc ra nước ngoài. Mình muốn mình không cần phải lên mainstream để làm được như vậy, mà sẽ tìm cách riêng để tiếp cận khán giả quốc tế. Không nhất thiết khán giả phải là cả thế giới vì như vậy quá khó. Khán giả nước ngoài thích nghe nhạc hiphop châu Á có vẻ lý tưởng hơn với mình. Kế hoạch như thế nào thì mình chưa lên vì hiện đang tập trung vào các dự án còn dở.

emagazine image

Đó chính là anh Quốc Tít - Dancer Last Fire Crew. Anh ấy có thể chia sẻ tài năng của mình trong lĩnh vực nhảy, khả năng thích nghi với cuộc sống. Anh ấy rất thông minh, có thể gọi là nghệ sĩ IQ.


Cảm ơn Low G với những chia sẻ rất thật. Chúc Low G gặt hái được nhiều thành công trong các dự án sắp tới!

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa