Nhìn lại chiến dịch Tết 2021 & Cơ hội ghi dấu ấn cho thương hiệu “Mùa tết 2022” - Phần 1 - YouNet Media

Cùng YouNet Media nhìn lại 20 chiến dịch đầy sôi động trên MXH – đã lọt vào Bảng xếp hạng YMI Tết 2021, phân tích các “công thức” tạo nên thành công và khám phá các chiến thuật mà thương hiệu thuộc nhiều ngành hàng đều có thể áp dụng trong mùa Tết 2022.
Media YouNet
16/10/2021
Nhìn lại chiến dịch Tết 2021 & Cơ hội ghi dấu ấn cho thương hiệu “Mùa tết 2022” - Phần 1 - YouNet Media

Tết 2022 – một mùa Tết vô cùng đặc biệt, nhiều biến động khó đoán định – đang bắt đầu “chạm ngõ” các buổi họp của phòng Marketing, Truyền thông, Thương hiệu của các nhãn hàng lớn nhỏ tại Việt Nam. Khi hàng loạt kịch bản, kế hoạch và mục tiêu đang được đặt lên bàn thảo luận, cũng là thời điểm đội ngũ quản lý chiến lược cần nhìn lại những chiến dịch truyền thông thành công trong mùa Tết 2021 để định hướng các phương án hành động, xác định mục tiêu, chỉ tiêu đo lường thành công của các Campaign Tết năm nay. 

Cùng YouNet Media nhìn lại 20 chiến dịch đầy sôi động trên MXH – đã lọt vào Bảng xếp hạng YMI Tết 2021, phân tích các “công thức” tạo nên thành công và khám phá các chiến thuật mà thương hiệu thuộc nhiều ngành hàng đều có thể áp dụng trong mùa Tết 2022. Để đảm bảo nội dung phân tích được đầy đủ và dễ theo dõi, series “WINNING CAMPAIGN TET 2022 ON SOCIAL MEDIA” gồm 2 bài viết phân tích: (1) Nhìn lại chiến dịch Tết 2021 & Cơ hội ghi dấu ấn cho thương hiệu “Mùa tết 2022” và (2) Công thức tối ưu chiến dịch Tết 2022.

Trong bài viết đầu tiên: Nhìn lại mùa Tết 2021, hãy cùng khám phá với những nội dung chính sau đây:

  1. Tổng quan chiến dịch sôi động mùa Tết 2021 
  2. Thông điệp nền tảng được sử dụng trong các chiến dịch Tết 
  3. Phân tích 20 chiến dịch sôi nổi nhất mạng xã hội Tết 2021 

Dữ liệu trong báo cáo này được thu thập bởi Nền tảng SocialHeat bởi YouNet Media – Công ty dẫn đầu về Nền tảng và Dịch vụ phân tích dữ liệu mạng xã hội (Social Media Analytics).

A. Nhìn lại những chiến dịch sôi động mùa Tết 2021

Quill Cloud

Dù diễn ra trong bối cảnh “Năm Covid-19 thứ nhất” nhiều bỡ ngỡ, Tết 2021 là mùa Tết ấn tượng với các chiến dịch sôi động trên Mạng xã hội. Theo dữ liệu từ Nền tảng SocialHeat của YouNet Media, có tất cả 131 chiến dịch Tết các loại đến từ hơn 100 thương hiệu thuộc 27 ngành hàng khác nhau. Số lượng chiến dịch Tết 2021 tăng gấp 1.5 lần so với mùa Tết 2020 và chứng kiến sự thảo luận sôi nổi “bất ngờ” nhất trên mạng xã hội từ trước đến nay, ghi nhận có đến 8 triệu thảo luận được tạo ra.

Quill Cloud


Trong đó, những ngành hàng sôi động nhất trong mùa Tết 2021 là Thương mại điện tử, Bán lẻ, Đồ uống, Chăm sóc gia đình và cá nhân…

  • Thương mại điện tử (TMĐT) & Bán lẻ – 11 chiến dịch: Là ngành hàng sôi động với gần 5 triệu thảo luận, trung bình mỗi campaign trong ngành này tạo ra hơn 440,000 thảo luận. Lượng thảo luận khủng này được tạo ra từ các chương trình sale như “Shopee Tết Sale” “Lazada Tết” hoặc chương trình ưu đãi (promotion) từ các chuỗi bán lẻ. Dù có lượng thảo luận khổng lồ nhưng chiến dịch này không chứa nhiều cảm xúc hay yêu thích hoặc sự chia sẻ từ người dùng trong dịp Tết. 
  • Ngành đồ uống có cồn – 13 chiến dịch:  Là ngành hàng sôi động & cạnh tranh mùa Tết, khi hầu hết các thương hiệu Bia đều tham gia triển khai chiến dịch Tết và từ rất sớm. Không chỉ vậy các chiến dịch được đầu tư và thu hút lượng lớn người dùng tham gia chiến dịch trên mạng xã hội. Mùa Tết 2021, toàn ngành đã ghi nhận 1,2 triệu thảo luận, trung bình mỗi chiến dịch thu hút gần 100,000 thảo luận.   
  • Ngành hàng chăm sóc gia đình – 6 chiến dịch: Mặc dù không có số lượng chiến dịch được triển khai nhiều nhưng ngành hàng Chăm sóc gia đình lại cực kỳ sôi động trên mạng xã hội. Mỗi chiến dịch trong ngành hàng này đều có lượng thảo luận lớn, trung bình ghi nhận hơn 140,000 thảo luận. Nổi bật trong mùa Tết 2021 là chiến dịch của OMO, Surf hay Comfort…  
  • Ngành hàng nước giải khát – 15 chiến dịch: Số lượng chiến dịch triển khai trong ngành nước giải khát mùa Tết khá sôi nổi nhưng không quá cạnh tranh như ngành hàng đồ uống có cồn. Trung bình thảo luận của chiến dịch hơn 22,000 thảo luận. Nổi bật là chiến dịch của các thương hiệu quen thuộc như Mirinda, Coca-Cola, Pepsi, Tea Plus, 7 Up…
  • Ngành hàng gia vị – 6 chiến dịch: Sôi nổi trong các dịp Tết cùng insight platform “Tết là món ăn” “Tết là bếp”, ngành gia vị trong dịp Tết 2021 đã ghi nhận hơn 310,000 thảo luận. Mỗi chiến dịch trung bình thu hút hơn 30,000 thảo luận. Trong đó, các thương hiệu nổi bật như Knorr, Maggi Ajinomoto, Ajingon, Neptune…
  • Ngành hàng Chăm sóc cá nhân – 3 chiến dịch: Thu hút hơn 83,000 thảo luận, số lượng nhãn hàng triển khai chiến dịch Tết 2021 không đáng kể, với số ít những cái tên nổi bật như: Lifebuoy, P/S. Thế nhưng đây lại là ngành hàng thu hút thảo luận vô cùng sôi nổi, tạo được sự lan tỏa lớn trên mạng xã hội, thu về trung bình đến hơn 27,000 thảo luận cho mỗi chiến dịch.
  • Ngành Ví điện tử – 5 chiến dịch: Ngành hàng Ví điện tử (E-wallet) dù còn mới mẻ nhưng đã có những nỗ lực cạnh tranh đáng kể trong dịp mua sắm lớn nhất trong năm. Với các chiến dịch Tết đa dạng, toàn ngành thu hút hơn 90,000 thảo luận, trung bình mỗi chiến dịch đạt đến 18,000 thảo luận. Các thương hiệu nổi bật là những cái tên đang khẳng định vị trí trong tâm trí người dùng Việt như: MoMo, VNPAY, Viettel Pay, Airpay (nay là ShopeePay),…
  • Nhóm Ứng dụng vận chuyển – 4 chiến dịch: Không quá sôi động dịp Tết 2021, Grab, Gojek, Now (nay là ShopeeFood) và các thương hiệu chủ lực trong nhóm ngành này vẫn thu hút 41,488 thảo luận, với hơn 10,000 thảo luận trung bình cho mỗi chiến dịch.
  • Ngành Thực phẩm – 14 chiến dịch: Số lượng chiến dịch triển khai trong mùa Tết đến từ các thương hiệu ngành Thực phẩm (Packaged Food) khá đông đảo nhưng không quá cạnh tranh như các ngành khác. Tổng thảo luận toàn ngành lên đến 96,000 với những thương hiệu nổi bật như G-Kitchen, Meat Deli… Trung bình mỗi chiến dịch thu hút gần 7,000 thảo luận.

Dự báo đây tiếp tục sẽ là những ngành hàng sôi động trong mùa Tết 2022. Các ngành hàng tiêu dùng đặc trưng mùa Tết như: Đồ Uống có cồn và không cồn, Chăm sóc gia đình, Chăm sóc cá nhân, Gia vị và Đồ ăn chắc chắn tiếp tục sôi nổi với nhiều chiến dịch dày công chuẩn bị, thu hút người dùng mua sắm dịp cuối năm. Ngoài ra, dưới tác động bởi đợt dịch Covid thứ 4, các hành vi mua sắm trực tuyến, xu hướng tích trữ và thanh toán không tiền mặt đang từng bước trở thành xu hướng kéo dài đến sau dịch, những ngành hàng như TMĐTVí điện tử hoặc Ứng dụng vận chuyển được dự đoán sẽ càng “bùng nổ” mạng xã hội hơn khi mùa Tết cận kề. 

Nắm bắt xu hướng này, các nhãn hàng thuộc nhiều ngành có thể đẩy mạnh triển khai các hoạt động kết hợp cùng các sàn TMĐT, Hệ thống Bán lẻ hoặc thương hiệu Ví điện tử để nhân rộng “độ phủ” của chiến dịch và thương hiệu mình trong dịp Tết 2022.

B. Chất liệu truyền thông cho các chiến dịch Tết

Trải qua nhiều biến động dữ dội từ dịch bệnh tác động lên tình trạng kinh tế và tâm lý hành vi, chưa bao giờ việc lắng nghe và theo dõi nhu cầu, phản hồi của người dùng trở nên quan trọng như lúc này. Bởi nếu không kịp thời nắm bắt, thấu hiểu những thay đổi của người dùng, thương hiệu có khả năng bỏ lỡ nhưng insights quan trọng, tác động đến hiệu quả truyền thông của chiến dịch. Thông điệp – chất liệu truyền thông nhãn hàng sử dụng trong các chiến dịch Tết càng sát với những biến động tâm lý, nỗi trăn trở và hành vi người dùng, thì càng thành công vượt trội. 

Vậy thương hiệu có thể sử dụng chất liệu truyền thông nào trong chiến dịch Tết 2022?

Các thương hiệu trong mùa Tết ở Việt Nam sẽ khai thác xung quanh 4 insight platform lớn và chủ đạo là Homing (Về nhà), New Beginning (Khởi đầu mới), Celebration (Ăn mừng), Appreciations (Biết ơn). Trong đó, dựa trên phân tích những Thông điệp Nền tảng được sử dụng trong 131 chiến dịch Tết 2021, đồng thời so sánh với Insight Platform ở các chiến dịch Tết 2020, YouNet Media nhận thấy có các nhóm Insight Platform đáng chú ý:

  • Homing: “Tết là về nhà, sum họp gia đình”   
  • Appreciations: “Tết là sẻ chia” “Tết là yêu thương” 
  • New Beginning: “Tết là vui” “Tết là bỏ qua chuyện cũ” 
  • Celebration: “Tết là như ý”

Ở mùa Tết 2021 hai platform được đưa vào các chiến dịch chủ yếu là Homing (Về nhà) và Biết ơn (Appreciations); được các thương hiệu sử dụng nhiều là “Tết là về nhà, sum họp gia đình” “Tết là sẻ chia”

“Insight Platform” là nền tảng truyền thông chủ đạo để nhãn hàng lựa chọn và dựa trên đó để phát triển ý tưởng và thông điệp truyền thông của mình.

1. Insight Platform “Tết là về nhà, là sum họp”

Nhóm thông điệp phố biến được hầu hết thương hiệu đưa vào chiến dịch của mình: “Tết là về nhà” “Tết là vui” và “Tết là như ý”… Đây là những chất liệu truyền thông luôn được thương hiệu sử dụng và phát triển trong chiến dịch Tết của mình xuyên suốt nhiều năm. Trong đó “Tết về nhà” là nền tảng thông điệp được sử dụng nhiều nhất trong các chiến dịch. Người Việt “đạo gia đình” nghìn năm không đổi, vì thế mà “Tết là sum họp, đoàn viên là gắn kết” vẫn là insight platform các nhãn hàng sử dụng nhiều nhất trong Tết 2021. Đặc biệt trong thời gian giãn cách dài trên cả nước vừa qua, “chia ly” và “xa cách” là 2 từ khóa nổi bật, bởi thế nên “về nhà”, “đoàn tụ”, “sum họp” là những mong muốn của người dùng hiện nay. Đây là chất liệu “cảm xúc” mà nhãn hàng nên khai thác, phát triển và biến tấu theo màu sắc của mình trong mùa Tết 2022. 

Nhìn lại Tết 2021, khi Honda “nổ phát súng” sớm ra mắt MV “Đi về nhà”  kết hợp cùng Đen và JustaTee đã được người dùng ngay lập tức chia sẻ với tốc độ cực nhanh và hàng loạt bình luận tích cực trên mạng xã hội. Hay tiếp tục với hành trình “Đi để trở về 5 – Tết chỉ cần được trở về”, Biti’s lần lượt ra mắt 2 sản phẩm âm nhạc cùng Hương Tràm và Tiên Cookie. Cả hai chiến dịch từ hai thương hiệu này được khán giả đón nhận và ghi nhận lượng chia sẻ tự nhiên lớn từ người dùng trên social media tiếp tục đóng dấu insight platform “Tết là về nhà”

Tiếp tục nhìn lại các chiến dịch Tết thành công năm 2020, có thể thấy mặc dù có rất nhiều chiến dịch lớn sôi nổi trên social media cùng sử dụng insight platform “Tết là về nhà”, “Tết là sum họp, đoàn viên, gắn kết” nhưng mỗi nhãn hàng đều kể lại dấu ấn đến người dùng thông qua câu chuyện của nhãn hàng, khai thác đúng nỗi bận tâm của người dùng. 

Có thể thấy ý tưởng truyền thông dịp Tết vẫn hoàn toàn có thể chọn những insight platform gần gũi, quen thuộc với Tết xưa và nay, nhưng quan trọng hơn cả, nhãn hàng cần thấu hiểu người tiêu dùng mục tiêu của mình và biến tấu để kể câu chuyện ra sao cho không bị đi lại lối mòn của thương hiệu khác hoặc của chính mình.

Quill Cloud

Insight Platform

2. Insight Platform “Tết là sẻ chia, yêu thương”

Nhóm thông điệp được thương hiệu mới được sử dụng nhiều trong mùa Tết 2021 là “Tết là sẻ chia, yêu thương” “Tết là sức khỏe”. Không chỉ dừng lại ở lời chúc hay thông điệp quen thuộc, “lời chúc đi cùng với hành động” là insight platform mới mẻ, được nhãn hàng nhanh chóng nắm bắt và triển khai. Những chiến dịch lan tỏa được thông điệp tốt đẹp này đã cho thấy sự thành công trong việc giúp gia tăng đáng kể chỉ số yêu thích dành cho thương hiệu trên social media trong dịp Tết 2021.

Các chiến dịch Tết 2021 khéo léo triển khai song song hoạt động Branding với các hoạt động CSR (Corporate Social Responsibilities) xuất hiện nhiều hơn và với quy mô lớn hơn so với các mùa Tết trước đây cùng các thông điệp “san sẻ” “yêu thương”, có thể thấy ở các chiến dịch Tết của OMO, Lifebuoy, G-Kitchen, Pepsi, Coca–Cola & Maggi… Trong thời gian giãn cách vừa qua, số lượng chiến dịch vì cộng đồng cũng đã được thương hiệu triển khai và lan tỏa trên mạng xã hội rất sôi nổi. Bạn đọc tham khảo bài viết 10 chiến dịch vì cộng đồng sôi nổi nhất MXH Tháng 9/2021 và Bật mí những yếu tố giúp các chiến dịch vì cộng đồng “chiếm sóng” mạng xã hội. Điều này chứng minh một thực tế, nhiều thương hiệu đã thấu hiểu và chia sẻ trách nhiệm chung của xã hội, cộng đồng trong bối cảnh đầy bối rối, lo lắng do đại dịch theo hướng thật thiết thực, qua đó góp phần làm cho thương hiệu kết nối “sợi dây cảm xúc” mạnh mẽ hơn với khách hàng.  

Như vậy đến đây, sau câu chuyện mở rộng “độ phủ” trên mạng xã hội bằng các chiến dịch kết hợp phù hợp với xu hướng trong phần A, nhãn hàng đã có thể cân nhắc lựa chọn insight platform cho chiến dịch Tết 2022. Tùy thuộc vào từng mục tiêu chiến lược, nhãn hàng hoàn toàn có thể chủ động biến tấu, kết hợp các insight platform sao cho vừa gần gũi, thân thuộc với ngày Tết, đồng thời phù hợp với không khí Tết trong bối cảnh hiện tại – khi người tiêu dùng vừa trải qua “cú hit” lớn của dịch bệnh để lan tỏa thông điệp nhân văn, xúc động (chiến dịch thematic) và giúp kết nối mạnh mẽ tình cảm của người tiêu dùng dành cho nhãn hàng. 

Vậy cụ thể, thương hiệu cần quan tâm đến chỉ số nào khi lên kế hoạch, triển khai, tối ưu và đánh giá một chiến dịch Tết?

C. Bảng xếp hạng 20 chiến dịch sôi nổi nhất mạng xã hội Tết 2021

Bảng xếp hạng chiến dịch Tết 2021 đã được công bố chính thức ở bài viết: Công bố bảng xếp hạng Chiến dịch Tết 2021 sôi nổi nhất trên social media. Bảng xếp hạng được đo lường, đánh giá và xếp hạng mức độ hiệu suất hoạt động của chiến dịch Tết trên toàn mạng xã hội và dựa trên sự tổng hòa của 4 yếu tố: Total buzz, Object Mention, Audience Scale & Sentiment Score. Bảng xếp hạng chiến dịch YMI Tết được xem là dấu ấn công nhận cho nỗ lực tạo sự ảnh hưởng của thương hiệu lên thị trường quảng cáo Tết. Đây cũng là bảng xếp hạng đi tiên phong trong việc đưa ra các chỉ số đánh giá minh bạch, tạo ra sân chơi cạnh tranh công bằng cho các thương hiệu.

Quill Cloud

Từ 20 chiến dịch sôi nổi nhất xếp hạng các chiến dịch Tết 2021, có thể thấy các nhãn hàng tùy vào từng mục tiêu chiến dịch và thông điệp mong muốn truyền tải để ưu tiên tạo ra: sức hút truyền thông , độ lan tỏa thảo luận hoặc gia tăng sự yêu thích thương hiệu (brand love) sau chiến dịch. Do đó, YouNet Media chia các campaign vào 3 nhóm nổi bật:

  • Booming Campaign: Nhóm các campaign có lượng thảo luận lớn, tạo tiếng vang trên mạng xã hội. Cụ thể thể hiện ở các chỉ số về lượng là Buzz Volume, Audience scale rất lớn.   
  • Viral Campaign: Nhóm các campaign ghi nhận lượng thảo luận liên quan đến chiến dịch và thương hiệu lớn. .Cụ thể thể hiện ở các chỉ số Object/Brand Mention. 
  • Beloved Campaign: Nhóm các campaign có lượng thảo luận tích cực về chiến dịch và thương hiệu, tạo ra hiệu ứng tốt. Cụ thể thể hiện ở các chỉ số về Chất là Sentiment và Brand mention rất cao.

1. Booming Campaign – Nhóm chiến dịch “bùng nổ” nhất mạng xã hội

Booming Campaign là nhóm chiến dịch Tết phủ sóng chiến dịch khắp mạng xã hội và tạo ra tiếng vang lớn. Những chiến dịch này không chỉ chạm đến một nhóm người dùng khổng lồ mà còn đảm bảo người dùng hưởng ứng tích cực về chiến dịch, nhận diện được thương hiệu và nắm bắt được thông điệp chiến dịch. 

Đặc điểm chung của những “Booming Campaign” này là: tổng lượng thảo luận (Total Buzz Volume) trên 150,000 thảo luận(Mentions), độ phủ chiến dịch (audience scale) đến hơn 50,000 người dùng. Bên cạnh đó, cũng phải đảm bảo các hệ số yêu thích chiến dịch (Sentiment Score) lớn hơn 0,8 và thảo luận liên quan đến thương hiệu và chiến dịch (Object Mention)lớn hơn 30% tổng thảo luận. Những cái tên sáng giá nhất của mùa Tết 2021 có thể kể đến là Chiến dịch Tết Việt Như Ý của Bia Việt; Khai xuân bứt phá của Bia Tiger, Tết yêu đời mời của Larue, Đi về nhà của Honda Việt Nam hay chiến dịch Cả ngàn lời chúc của OMO.

Quill Cloud

Chiến dịch “Tết Việt Như Ý – Vạn Lời Chúc Như Ý” của Bia Việt là chiến dịch dẫn đầu BXH Tết 2021 trong 131 chiến dịch. Bia Việt đã gửi lời chúc Tết tới người dùng cả nước rất độc đáo từ offline (billboard) tới online (social media). Trong đó influencer marketing là yếu tố giúp chiến dịch sôi động liên tục trong 2 tháng. 

Trong chiến dịch “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” của OMO, nhãn hàng đã ra mắt music marketing “Cả ngàn lời chúc” kết hợp với Suboi và Rhymastic lan tỏa thông điệp “cất cánh” lời chúc của nhãn hàng. Ngay khi ra mắt MV này đã có thành tích lọt top trending sau 24h. Sau đó hàng loạt influencer livestream tặng quà từ OMO & khuyến khích các hoạt động tích cực cho môi trường.

Với thông điệp chào đón một năm 2021 đầy bứt phá và bản lĩnh, chương trình signature countdown năm mới Tiger Remix đã trở lại. Nhưng sự khác biệt, đại nhạc hội diễn ra ngay tại nhà khi triển khai dưới hình thức thực tế ảo và phát trên toàn nền tảng social media. Do vậy năm nay Tiger Remix được viral và chia sẻ sôi nổi hơn hết. Bên cạnh Tiger Remix, tham gia tài trợ cho Sóng 21 – Chương trình giải trí đặc biệt đêm Giao Thừa 2021 cũng giúp Tiger lan tỏa thông điệp của mình.

2. Viral Campaign – Nhóm chiến dịch lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội

Viral Campaign là nhóm chiến dịch Tết được chia sẻ và lan tỏa tích cực nhiều trên mạng xã hội. Đây là nhóm chiến dịch thu hút nhóm khán giả không quá khổng lồ như Booming Campaign, nhưng ghi nhận được số lượng thảo luận sôi nổi và độ lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Đặc điểm của các chiến dịch Tết này độ phủ không khủng khiếp nhưng những chỉ số đo “độ chất” của một chiến dịch lại được chăm chút hơn. Mức độ yêu thích thương hiệu và chiến dịch (Sentiment score) và Mức độ liên quan đến thương hiệu và chiến dịch (Object Mention). Nhóm chiến dịch này có lượng tổng Total Buzz Volume khoảng hơn 40,000 thảo luận nhưng chỉ số về Sentiment scorelớn hơn 0,9 (thang tối đa là 1) và Object Mention chiếm tỉ lệ lớn hơn 60% trên tổng lượng thảo luận. Điển hình nhất là chiến dịch “Mang Tết về nhà” của Pepsi, “Sạch khuẩn trên tay, ước 10 được 10” – Lifebouy, “BỚT mà chẳng vơi, sẻ chia THÊM tuyệt vời!” của G-Kitchen.

Quill Cloud

Sau sự thành công khi tham gia tài trợ cho Rap Việt, Tết 2021 Pepsi triển khai chiến dịch “Mang Tết Về Nhà”, Pepsi đã bắt đầu chiến dịch bằng Viral Clip “Không gì cản bước bạn về nhà – Pepsi mang Tết về nhà” cùng Karik, Suboi, Wowy và Lăng LD. Không dừng lại ở thông điệp, thực hiện bằng hành động của mình. Pepsi phát động chương trình CSR “Cùng Pepsi mang 3000 cái Tết về nhà” khéo léo thông qua MV “Xuân Này Con Sẽ Về” bởi Đức Phúc và Lăng LD. Hoạt động ý nghĩa này được lan tỏa trên social media và ghi nhận lượng thảo luận yêu thích dành cho nhãn hàng.

G-Kitchen ghi dấu ấn trong mùa Tết 2021 với chiến dịch “BỚT mà chẳng vơi, sẻ chia THÊM tuyệt vời!”. Chiến dịch có sự triển khai từ online (social media) tới offline (hệ thống cửa hàng, billboard). Điểm tổng hòa giữa việc sôi nổi trên social media, yêu thích từ chiến dịch CSR và khán giả nhận diện ra thương hiệu giúp chiến dịch của G – Kitchen xuất hiện trong top 10 chiến dịch. Với insight platform “Tết là sẻ chia” G Kitchen phát động chương trình “Chia sẻ 100.000 bữa ăn trọn vẹn” bằng viral clip thứ 2 với mục tiêu 100.000 bữa ăn ngập tràn tiếng cười đến những hoàn cảnh khó khăn dịp Tết.

3. Beloved Campaign – Nhóm chiến dịch được yêu thích trên mạng xã hội

Trong top 20 chiến dịch Tết 2021, đã xuất hiện những chiến dịch không có lượng thảo luận lớn nhưng được phản hồi yêu thích rất cao. Đây là nhóm chiến dịch được yêu thích nhất (Beloved Campaign)Đặc điểm của các chiến dịch này có Total Buzz Volume không quá lớn khoảng trên 20,000 thảo luận nhưng chỉ số về Sentiment score lớn hơn 0,99 (thang tối đa là 1) và lượng Object Mentionlớn hơn 50% trên tổng lượng thảo luận. Chiến dịch nổi bật như “Vũ trụ Sống Như Ý” của thương hiệu bảo hiểm Generali, “Khám phá Tết năng động khắp 3 miền” của Milo, “Có cha mẹ là có Tết” của Ensure Gold hay Bếp ấm ngày tết của Knorr.

Quill Cloud

Knorr ra mắt với MV “Bếp ấm ngày Tết” kết hợp với Trúc Nhân và lồng ghép yếu tố rap trong MV này. Triển khai thông điệp “Khơi cái gian bếp ấm – Tết chẳng cần nhiều thứ cũng ấm êm”, cả nhà cứ nhẹ gánh lo toan để cùng bước vào gian bếp ấm thơm nức mùi kỉ niệm. Cùng với thông điệp ý nghĩa này, Knorr ghi lại những “Khoảnh Khắc Gia Đình Ấm No” và khuấy động social media bằng trend ‘Khơi gian bếp ấm” để khán giả viết tiếp câu chuyện gian bếp ấm cùng món ăn của mẹ và ghi nhận lượng thảo luận sôi nổi trong mùa Tết. 

 Với thông điệp “Ensure Gold tin rằng chính cha mẹ là người làm nên Tết” – Ensure Gold lan tỏa đến mọi người câu chuyện về Cha Mẹ – những người là nơi vun đắp những gia đình và cũng là nơi mỗi đứa con mong chờ được đoàn tụ khi Tết đến. Để khán giả kể tiếp câu chuyện của mình về gia đình, Ensure Gold triển khai “Trao sức khỏe vàng, Tết càng gắn kết” cho chiến dịch Tết 2021.

Trên đây là 3 nhóm KPI dành cho 3 nhóm campaign (Booming Campaign, Viral Campaign, Beloved Campaign) mà thương hiệu có thể lựa chọn. Dựa vào từng mục tiêu của chiến dịch mà nhãn hàng có thể cân nhắc đặt ra cho mình các nhóm chỉ số KPI về “Chất”(Object Mention, Sentiment Score)) hay nhóm KPI về “Lượng” (Total Buzz Volume, Audience Scale) cho phù hợp. Hãy liên hệ ngay đội ngũ tư vấn của YouNet Media để được tư vấn KPI cụ thể theo đặc trưng ngành hàng và mục tiêu truyền thông cho campaign Tết 2022 trên social media sắp tới.

——————

Tạm kết phần 1, chúng ta đã nhìn lại tổng quan các số liệu phản ảnh kết quả của các Campaign Tết 2021, đúc rút được những kinh nghiệm khi chọn insight platform, KPI có thể phù hợp cho Campaign Tết 2022. 

Vậy thì những chiến thuật nào nào đã giúp các nhãn hàng tạo nên những cú “booming”, “viral” “beloved” – trở thành Top các Chiến dịch Tết nổi bật nhất social media 2021? >> Cùng chờ đón Phần 2 trong số tiếp theo của loạt bài WINNING TET 2022 ON SOCIAL MEDIA



MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa