Nghệ nhân diều Mikio Toki và cánh diều Edo ngày Tết

Ngày nay, thả diều (takoage) ở Nhật Bản vào dịp Tết cổ truyền Oshougatsu là hoạt động gợi nhớ những phong tục xưa cũ và mừng mùa xuân tới trong tiết trời ấm áp cũng như một khởi đầu tốt đẹp của năm mới, tránh những điềm xấu, cầu mong bình an và sức khỏe. Nghệ nhân Mikio Toki đã tiếp nối truyền thống làm diều Edo (Edo-Kaku-Dako) từ sau nghệ nhân Teizo Hashimoto (1904-1993) và tiếp tục truyền lại nghề làm diều thủ công cho những thế hệ mai sau.
Tra Huong
08/02/2022
Nghệ nhân diều Mikio Toki và cánh diều Edo ngày Tết

Cánh diều đón chào năm mới bình an

Truyền thuyết xa xưa kể lại rằng, một người nông dân Trung Quốc đã buộc chiếc mũ rơm của mình vào một đoạn dây để giữ cho nó khỏi bay đi trong gió mạnh - hay chính là cánh diều đầu tiên bay trên bầu trời. Diều được đem tới Nhật Bản bởi một nhà sư vào thời Nara (645-794 sau Công nguyên) và ban đầu xuất hiện trong các hoạt động tâm linh như là lễ vật tượng trưng cho lòng biết ơn gửi tới thần linh và tổ tiên. 

Đến thời Heian (794-1185), thả diều là hoạt động dành riêng cho tầng lớp quý tộc samurai do sự đắt đỏ của một con diều thành phẩm. Nghề làm diều bắt đầu phát triển ở các địa phương vào cuối thế kỷ 16, trở thành truyền thống của nhiều khu vực trong thời kỳ Edo với kỹ thuật in bằng bản khắc và sử dụng màu sắc trong kỹ thuật in ukiyo-e. Nhờ đó, hoạt động thả diều nhanh chóng được mở rộng tới tầng lớp bình dân.

Quill Cloud

“Haru no akebono” - Utagawa Kuniteru (1844-1854)

Theo Tổng thư ký của Hiệp hội thả diều Nhật Bản, Masami Fukuoka, thả diều trở nên phổ biến từ triều đại Edo, tức là từ năm 1603 đến năm 1868. Đã có thời điểm người dân chỉ được phép thả diều trong dịp đón năm mới dưới sự cho phép của Tướng quân Tokugawa. Lý do đằng sau sự hạn chế này là việc các con diều được dân chúng quá ưa chuộng, thậm chí đã có rất nhiều cuộc thi đấu (người thắng cuộc là người cắt được dây diều của người khác) và diều thường xuyên rơi trúng các nhà quý tộc cũng như lãnh chúa đang du hành. Nhiều vùng trên khắp Nhật Bản đã sáng tạo ra những kiểu dáng diều của riêng vùng mình dựa trên những món quà lưu niệm do các lãnh chúa đến thăm Edo mang về.

Ngày nay, thả diều (takoage) ở Nhật Bản vào dịp Tết cổ truyền Oshougatsu là hoạt động gợi nhớ những phong tục xưa cũ và mừng mùa xuân tới trong tiết trời ấm áp cũng như một khởi đầu tốt đẹp của năm mới, tránh những điềm xấu, cầu mong bình an và sức khỏe. 



Nghệ nhân diều Mikio Toki và cánh diều Edo truyền thống

Quill Cloud

Nguồn ảnh: Seigado Japan

Truyền thống làm diều có ảnh hưởng nhất của Nhật Bản là truyền thống Edo. Không chỉ dừng lại ở tiếng tăm, cấu tạo tương đối đơn giản của những chiếc diều Edo cùng nhiều loại họa tiết lấy từ lịch sử và truyền thuyết của chúng đã có ảnh hưởng lớn tới cách làm diều của các vùng. Hình ảnh về những chiến binh hung dữ, có đôi mắt hoang dã chiếm ưu thế trên những cánh diều này - lấy cảm hứng chính từ các bản in khắc gỗ ukiyo-e được sản xuất ở Edo trong phần lớn thế kỷ 18 và 19. Ngày nay, những cánh diều Edo mang đến góc nhìn độc đáo về các giá trị, truyền thuyết và lịch sử của Nhật Bản xa xưa.

Mikio Toki là một nghệ nhân làm diều bậc thầy, người đã làm việc với những con diều truyền thống Nhật Bản trong hơn 45 năm. Trong số hàng trăm loại diều ở Nhật Bản, Toki dùng phương pháp chế tạo diều của thời Edo (nay là Tokyo). Theo truyền thống Edo, những con diều của ông được làm bằng giấy washi và trang trí bằng hình ảnh các chiến binh, diễn viên kịch kabuki, hoặc hình vẽ nishiki-e chịu ảnh hưởng của các bản in màu khắc gỗ ukiyo-e. 

Toki bắt đầu tìm hiểu về diều Edo từ Katsuhisa Ota, một nghệ nhân diều truyền thống. Diều Edo  hẹp hơn nhiều so với các loại diều hình chữ nhật khác của Nhật Bản và thích nghi tốt với luồng gió mạnh tại Tokyo. Diều Edo có thể lớn và nặng — cao từ bảy đến hai mươi feet với nhiều dây cương và được vẽ lên mình những bức tranh công phu. 

Tôi là một người theo chủ nghĩa thuần túy. Tôi không sao chép bất kỳ ai. Mặc dù có những thay đổi nhẹ, và đôi khi tôi làm theo series, nhưng mỗi chiếc diều tôi làm đều là nguyên bản.” Toki đã tạo nên phiên bản đương đại của những cánh diều vẽ trong một bản in khắc gỗ nổi tiếng thế kỷ 19 “Ika Nobori Agaru Serai” (Thi thả diều trên bầu trời xanh). Bản in của Utagawa Yoshiharu cho thấy khuôn mặt của 20 diễn viên chính từ nhà hát kabuki trên diều. Toki đã tái tạo từng khuôn mặt trên một con diều có kích thước đầy đủ (2 feet x 3 feet) và đem đến cho hình ảnh của những ngôi sao sân khấu thế kỷ 19 này một cú twist đồ họa. 

Quill Cloud

“Ika Nobori Agaru Serai” - Utagawa Yoshiharu (1864)

Quill Cloud

Tác phẩm của Mikio Toki trong Triển lãm “Theater of the Sky”

Nguồn ảnh: Bleubug

Tokio chia sẻ: “Lúc đầu, tôi tạo ra những chiếc diều Edo bằng những thử nghiệm và sai lầm. Nhưng điều thực sự đã giúp ích cho tôi là việc quan sát các nghệ sĩ khác chuẩn bị. Tôi ghi chú lại mọi thứ họ làm. Làm diều bắt đầu bằng việc chọn tre. Tôi chọn loại tre xanh ba năm tuổi, bảo quản trong hai năm cho thật khô. Đôi khi tôi tìm thấy tre từ những ngôi nhà cổ của Nhật Bản. Sau đó, tôi cắt tre theo kích thước tôi muốn. Nếu diều quá lớn, cần có các trang bị chịu lực cao và chúng cũng phải được làm bằng tay. Đối với những con diều nhỏ, tre được bọc trong giấy và dán vào diều để tạo độ bền. Một con diều dài từ một đến hai mét phải mất một tháng để chuẩn bị. Rõ ràng là người nghệ sĩ sẽ tự vẽ bức tranh. Đầu tiên, tôi vẽ phác thảo bằng bút chì hoặc mực đen, sau đó tô bằng thuốc nhuộm vải. Đôi khi tôi phun bột bạc lên bức tranh, đôi khi tôi phải sơn lại nhiều lần.

Quill Cloud

Quill Cloud

Nguồn ảnh: Seigado Japan

Tôi làm khoảng 400 con diều mỗi năm. Tôi chỉ sử dụng tre già hun khói để diệt côn trùng bên trong gỗ, giấy washi làm thủ công bằng vỏ cây dâu tằm, và phần lớn là thuốc nhuộm tự nhiên. Những loại thuốc nhuộm này cho phép ánh sáng chiếu xuyên qua diều khi bay lên, giống như cửa sổ kính màu ghép trong một nhà thờ vậy.

Quill Cloud

Nguồn ảnh: Seigado Japan

Vì thả diều ở Tokyo đặc biệt gắn liền với năm mới, nên hoạt động thả diều Edo được thực hiện vào tháng 12 và tháng 1, không phải vào tháng 5 như các vùng khác của đất nước. Gió đến từ phương Bắc và rất lạnh, nhưng thả diều cần vận động nhiều nên người thả diều vẫn được giữ ấm. Ngày mùng 1 tháng 1 là ngày đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thả diều. Đây là ngày người dân bộc lộ ước nguyện cho một năm hạnh phúc phía trước.

Quill Cloud

Mikio Toki trong lễ hội thả diều

Nguồn ảnh: Japanese Art & Culture in LA

Khi được Garland Magazine hỏi về những chiếc diều được các nhà sưu tầm mua lại như tác phẩm nghệ thuật treo tường, Toki cho rằng: “Khi tôi còn nhỏ, không có nhà cao tầng ngay cả ở một đô thị như Tokyo, bởi vậy có những bãi đất trống và những cánh đồng để cả trẻ em và người lớn có thể thả diều vào những ngày lễ như năm mới. Nhưng bây giờ, vì có quá nhiều tòa nhà chọc trời, những không gian mở trở nên quá ít, và số lượng takoshi [người làm diều] ở Tokyo đang ngày càng ít đi. Một thế hệ trẻ em không lớn lên với thả diều nay đã trở thành người lớn, thật không may, số người sử dụng chúng làm vật trang trí lại nhiều hơn những người đem thả chúng. Nhưng những con diều tôi làm ra chắc chắn có thể dùng để bay lượn. Đối với những khách hàng muốn thả diều của họ, tôi sẽ cho bay thử chiếc diều đã hoàn thành và cung cấp cho họ một sợi chỉ mảnh mà bất kỳ ai cũng có thể dùng để thả diều. Tôi muốn mọi người tận hưởng việc thả diều nhiều nhất có thể.




MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa