emagazine image
emagazine image

Ở Nhật Bản có một quỹ nghệ thuật của Osaka Foundation. Họ chọn một số nhà thơ của Nhật Bản và 4 nước Đông Nam Á, thì tại Việt Nam, có tôi. Họ chọn bài thơ đó để chuyển ngữ sang tiếng Nhật và tiếng Anh. Sau đó in trong tập vựng và đưa vào buổi giảng môn học về thơ đương đại cho các em học sinh một trường cấp 3 tại Osaka. Tôi có trực tiếp tham dự lớp học và trò chuyện/giải đáp về tác phẩm, về tiếng Việt, cũng như thực hành sáng tác của mình với các em ấy một lần.

emagazine image

Tôi không thấy thế. Tôi cũng không biết nữa…

Ừ, thật đấy, tôi nghĩ là tôi làm mọi thứ rất vô tư. Ví như chuyện làm thơ, tôi không nỗ lực để trở thành một nhà thơ hay gì ghê gớm. Tôi vẫn thường ngại khi xưng danh vị “nhà thơ". Vì thế mà từ xưa đến giờ tôi luôn dùng cụm từ “một người thực hành thơ" khi tự giới thiệu bản thân.

emagazine image

Là một người viết thơ vì mình trước nhất, chứ không viết thơ để phục vụ tất cả mọi người. Khi bắt đầu với nội tại của mình, thì mọi động tác sẽ đi từ chính con người mình mà ra. Một lúc nào đấy, cái chân trời riêng ấy sẽ gặp gỡ nhiều chân trời đồng điệu.

emagazine image

Thường là khi tôi cảm thấy một niềm xúc động. Không phải tôi cứ muốn viết là viết luôn được đâu.

Trong dự án tới đây của tôi có một bài thơ ở thể trường ca, mang tên “Tụng ca: Mẹ Việt Nam". Một bài thơ viết về nỗi ám ảnh thời gian, với hình tượng biểu đạt là 4 mùa. Thì cứ đúng cái mùa nào, tôi phải sống trong quang cảnh Hà Nội mùa đấy thì tôi mới viết được. Tôi mất hai năm để hoàn thành bài thơ này. Bỏ lỡ một mùa xuân là tôi phải đợi đến tận mùa xuân năm sau mới viết nốt được.

emagazine image

Tôi nghĩ rằng thơ tôi mang tính văn hóa và tính tượng trưng.

emagazine image

Cô đơn nhiều, ngày càng thu mình vào. 

Càng lớn, tính ẩn dụ và biểu tượng trong thơ tôi càng cao, còn độ tối của không gian trong tác phẩm cũng từ đó mà dày lên. Lúc đầu tôi không thấy điều đó quá rõ ràng đâu; thường nhà thơ không hay phân tích rạch ròi thơ của mình, nhưng tôi được nghe một số nhà phê bình và nhà nghiên cứu nói về thơ của mình như thế.

Thậm chí, các nhà thơ còn không thuộc thơ của mình. Giả sử mình đang tham gia một sự kiện, bạn MC giới thiệu tôi là nhà thơ Nam Thi, mời tôi đọc một bài thơ, là tôi… tắc tị. Đâu có thuộc đâu, tôi không thuộc bài gì của mình cả.

emagazine image

Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn chương và văn hóa, nhưng tôi “phát tiết" với con chữ rất muộn. Cụ tôi, bố tôi đều làm thơ rất hay. Tôi lớn lên trong khí quyển thơ ca đó, và còn trải qua nhiều những biến cố gia đình từ rất nhỏ, nhưng tôi vẫn không viết được thơ. Hóa ra cảm xúc trào ra trong tim ta, thì thơ vẫn chưa trào ra được.

Vì một khuyết thiếu trong hoàn cảnh riêng tư, tôi phải quen với sự cô độc ở cả đời thực lẫn tâm hồn từ khi chưa kịp dậy thì. Điều đó khiến tôi cảm thấy thơ ca là một không gian mà khi ở trong đó, tôi cảm thấy được an ủi, tôi được cứu vớt, thế thì đấy chính là “tị nạn vào thơ". Tôi viết câu đó vào sổ tay nho nhỏ từ lúc còn đi học. Tôi có một nỗi ám ảnh với không gian và thời gian: Tôi nghĩ mọi thứ đều cần có một nơi sống. Trong thơ tôi, cảm giác về mặt không gian và thời gian hiện lên rất rõ ràng. Thơ ca giúp tôi tạm thoát ra khỏi những nỗi buồn trong thế giới hiện thực để đi vào trong cái thơ. Có lẽ vì vậy mà thơ tôi nặng nỗi buồn hơn.

Sau này, khi thực hành nghệ thuật, tôi thấy cách nói “thuần Việt" chẳng Việt tí nào. Tôi tự hỏi tại sao ta phải đóng khung mình trong một định danh có tính hành chính, địa giới, chủng tộc… như vậy. Tôi nói tiếng Việt, nghĩa là tôi mang tất cả những căn cước văn hóa và suy tư của người Việt Nam. Nó lớn hơn những điều kể trên rất nhiều. Cho nên “tôi là một tiếng Việt". Tựu chung lại, tôi tên là Thi mà, tôi tị nạn vào thơ, mà tôi cũng là thơ, là tiếng Việt, thế thì tôi tựa vào chính mình.

emagazine image
emagazine image

Sớm lắm, từ khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống trong một bối cảnh gia đình có nền tảng như vậy mà. Nhưng tôi luôn băn khoăn: Vì sao mình không thể làm thơ như những thành viên khác trong gia đình? Tôi không làm được thật. Tôi đã cố thử, nhưng như thế thì rất ép buộc con chữ, nên thành ra tôi không thể làm ra thơ. 

Cho đến một ngày đầu hạ rất đỗi bình thường ở Hà Nội. Phải nói trước rằng tôi luôn không thích mùa hạ. Nhưng hôm ấy, tôi ngửi được trong gió có mùi ngai ngái âm ẩm của cơn mưa rào đầu mùa. Và ngay lập tức đặt bút viết

nên một bài thơ tình mang tên “Lời của mùa hạ". Trong đó, có một khổ thơ mà với tôi là rất đặc biệt: 

emagazine image

Một khổ thơ đơn giản về cấu trúc và tứ thơ, nhưng nó đánh dấu khoảnh khắc mà tôi biết rằng, từ bây giờ trở về sau, việc làm thơ với tôi không còn là một khó khăn nữa. Như một cái tứ mà cụ Nguyễn Tuân từng nói, giờ đây tôi không còn “đứng trước pháp trường trắng" nữa.

emagazine image

Rất mỏng và rất nhẹ. Rất dịu dàng và rất nức nở. Tất nhiên là trở về sau, những bài thơ sẽ không còn cái hồn nhiên, tươi sáng rất ngây thơ ấy nữa. Vì mình lớn lên, không gian thẩm mỹ của mình cũng lớn lên.

emagazine image

Tôi không chủ đích tìm lại, bởi sẽ còn những cảm giác khác xuất hiện…

emagazine image

Tôi rất hoài niệm là đằng khác.

Nhưng đồng thời tôi tin rằng một khi thời gian đã trôi qua, tức là nó phải trôi qua. Mình đã lớn tức là mình phải lớn. Tôi cô đọng mọi thứ - không gian, thời gian, con người, bối cảnh - trong đúng khoảnh khắc viết nên một bài thơ. Làm sao tôi có thể đòi hỏi mình tìm lại cái con người đó trong một bối cảnh không-thời gian khác, khi chính mình đã có những trải nghiệm cuộc đời khác?

Vậy nên tôi không chủ động đi tìm lại sự trong sáng giản đơn ấy. Tôi chấp nhận rằng khi mình lớn lên và biết nhiều hơn, thì quan điểm nghệ thuật của mình càng rõ ràng hơn. Những tâm tư, xúc động trong thơ ca mình cũng khác đi nhiều. Nhưng tôi vẫn tin là ngày hôm nay tôi viết bài này, thì nó vẫn có sự hồn nhiên trong sáng kiểu ngày hôm nay, bất kể nó buồn vui thế nào.

emagazine image
emagazine image

Không, nuối tiếc thì chắc là không có. Tôi không biết những người sáng tác khác sẽ bắt đầu như thế nào, nhưng tôi sẽ luôn bắt đầu sáng tạo khi một cơn xúc động ập đến mình, và tôi mong muốn được bày tỏ nó.

Tôi viết hết tất cả mọi thứ ra. Lộn xộn cũng được, nhưng cứ trải hết ra và để nó ở đấy trong cơn xúc động đầy thăng hoa. Đến khi đủ tỉnh táo, tôi sẽ lần giở lại để tái cấu trúc nó. 

Ta luôn nghĩ thơ ca trừu tượng và vô hình; nhưng không có nghĩa là nó không bao hàm kỹ thuật trong đó. Quan điểm của tôi là thế. Bạn cứ tưởng tượng thế này: Nếu một ca sĩ không đủ kỹ thuật, làm sao cô ta có thể hát lên những nốt cao lay động hàng nghìn khán giả trong khán phòng? Thơ ca cũng thế.

Công đoạn “tái cấu trúc" của tôi diễn ra như sau: Tôi tổ chức lại cấu trúc bài, chọn lựa lại chữ. Chữ nào chưa biểu đạt đủ, tôi thay đổi; chữ nào lặp lại nhiều rồi, tôi bỏ đi. Ví như lúc viết mình thấy buồn, mình chỉ dùng từ “buồn" thôi. Nhưng khi xử lý bằng kỹ thuật, mình sẽ có nhiều lựa chọn để diễn đạt về cái buồn. Như thế, bài thơ sẽ được ra đời một cách chỉn chu.

Còn toàn vẹn thì không, nhưng tôi cũng không nuối tiếc. Tôi tin rằng mỗi tác phẩm có số mệnh và cuộc đời độc lập. Nhiệm vụ của tôi là cho nó điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể; còn nó ra đời với sự đón nhận thế nào, thì đó là số phận riêng của nó. Có những bài thơ ra mắt mà rất nhiều năm sau người ta mới tìm đọc, thì đó là cuộc đời của nó. Tôi nghĩ mình có nghĩa vụ của một người làm cha mẹ: tức là phải nỗ lực hết sức để tạo điều kiện sống tốt nhất cho “con”. Còn cuộc đời của nó ra sao thì không do mình quyết được.

emagazine image
emagazine image

Chắc là không đâu. Nhưng tôi xác định luôn mình đang làm thơ dưới hình thức lao động nghệ thuật. Bạn bè xung quanh tôi cũng nhiều người thực hành thơ, nhưng họ coi đây là một đam mê, là nghề tay trái, thì có lẽ tâm thế của họ khác. Còn với tôi, thơ ca là lao động sáng tạo tôi muốn làm chuyên nghiệp. Tôi không ép cảm xúc, cũng không ép thơ, nhưng tôi luôn tìm cách “bồi đắp phù sa” cho nó.

emagazine image

Không, tôi không tìm kiếm. Đồng điệu là thứ tự nhiên, không thể cố mà tìm được. Cố tìm, rồi đến lúc nó không còn đồng điệu nữa thì chắc là tan vỡ.

emagazine image
emagazine image

Khác biệt đầu tiên là lối thực hành về thơ. Chúng ta dành sự tôn trọng và yêu mến cho những nhà thơ huyền thoại. Chúng ta được học về Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử… Nhưng đồng thời, chúng ta phải nhận thức được rằng thời đại Thơ Mới 1932-1945 đã đi qua rồi, đã dừng lại rồi; nếu bây giờ ta vẫn viết, vẫn cảm, vẫn xúc động theo kiểu Thơ Mới thì chán lắm. Chúng ta đâu có sống trong bối cảnh lịch sử ấy. Tôi sinh ra, lớn lên với căn cước của một người trẻ đô thị hiện đại hôm nay. Thế thì thơ ca, tiếng Việt của tôi phải có sự chuyển động của ngày hôm nay, phải mang cái xúc động, vui buồn, thậm chí là thất vọng, chán ghét của ngày hôm nay. Tất cả những rung động thơ ca xưa cũ là để chúng ta học, hiểu, yêu và chuyển hóa cho sự xúc động của ngày hôm nay. Thơ ca và tiếng Việt phải có sự chuyển động, nếu không nó sẽ mãi mãi mắc kẹt trong quá khứ.

Khác biệt thứ hai là phong cách. Những bài thơ chúng ta được học trong sách giáo khoa, tác giả đưa niềm xúc động của mình một cách trực diện vào thơ ca; và chúng ta đi tìm hiểu tác giả muốn nói điều gì. Thơ ca và nghệ thuật hiện đại thì khác, câu hỏi đầu tiên nên là “Mình cảm thấy gì?”, chứ không phải “Tác giả nói gì?”. Độc giả không cần biết Nam Thi là ai, viết bài thơ này trong trạng thái nào, muốn thể hiện gì, mà tính trừu tượng và ẩn dụ của của bài thơ ấy đã đủ để mỗi độc giả tự gắn nó với ký ức và đời sống của mình. Như thế, mỗi người sẽ có một niềm xúc động riêng. Chỉ là một bài thơ, nhưng khi đến với từng người sẽ mang một hình thái, một đời sống khác biệt. Đó mới là cái quan trọng hơn cả.

emagazine image
emagazine image

Đơn giản thôi. Tất cả đều mang một điểm chung, ấy là hướng con người ta tới những điều tốt đẹp và làm giàu giá trị thẩm mỹ cho cuộc sống này, và để làm cho sức sống của tiếng Việt vững vàng hơn nữa. Cái đẹp ấy có thể vui, buồn, thậm chí là u uất hay thất vọng.

emagazine image

Tôi sẽ nói với bạn rằng: Tiếng Việt với tôi đẹp nhất là thanh âm như “chơi đàn trên chữ”. Đây là cụm từ mà giới chuyên môn nhận định về cách dùng chữ của cụ tôi - nhà thơ, dịch giả Dương Tường. Thanh điệu chính là thứ làm cho tiếng Việt có tính nhạc rất cao. Có thể bạn chưa hoàn toàn hiểu hết ngữ nghĩa vì bạn không quá giỏi về tiếng Việt, nhưng sự trầm bổng trong thanh điệu đã đủ để tạo nên một cảm giác rất đẹp rồi. Một điều quan trọng nữa, là thanh điệu gắn liền với biểu cảm, âm thanh của một người.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện hơi dông dài, và có thể cũng hơi ngoài lề một chút. 

Một lần tôi đi tàu vào Sài Gòn, và trên chuyến tàu Bắc - Nam ấy tôi đã chứng kiến ba cuộc chuyển động song song. Đó là sự chuyển động của không gian, của thời gian, và sự chuyển động về âm thanh của tiếng Việt. Khi tôi khởi hành từ ga Hà Nội, trên tàu vang lên câu hát: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội.” Hầu hết hành khách trên tàu cùng tôi lúc ấy là người Bắc, nhưng không phải tất cả trong số họ sẽ đi tới chặng cuối cùng như tôi. Đến sân ga của các tỉnh thành khác, từng đoàn người lên xuống đã tạo nên sự chuyển động âm thanh của tiếng Việt, từ giọng Bắc đến giọng miền Trung. Và khi chuyến tàu cập bến ga Sài Gòn, tàu bật bài “Sài Gòn đẹp lắm", mà toàn bộ toa tàu ngập tràn thanh âm miền Nam, chỉ còn mình tôi là người Hà Nội.

Suốt 36 tiếng trên tàu, tôi ngồi đấy lắng nghe sự chuyển động của tiếng Việt. Đẹp, quá đẹp! Ba cuộc chuyển động song song trong cùng thời điểm đã tạo nên cho tôi một cuộc hành trình đầy tính điện ảnh. Đó cũng là cái may mắn của người làm thơ ca, nghệ thuật khi có thể chứng kiến và tận hưởng tất thảy.

emagazine image

Tôi hiểu sự trăn trở đó, nhưng tôi không quá lo lắng đâu. Tôi xem đó là yêu cầu của thời đại. Giống như việc chúng ta yêu một Hà Nội cổ kính, nhưng nếu chúng ta đóng thành phố này trong bảo tàng, nó sẽ chết. Yêu cầu của chuyển động là phải thay đổi khác biệt.

Trong văn hóa có một chức năng gọi là chức năng giáo dục. Chúng ta còn ăn phở, còn hạnh phúc khi đi lễ chùa đêm Giao thừa, còn nói tiếng Việt… thì nghĩa là văn hóa vẫn còn ở đây. Nó sẽ không mất đi mà chỉ được bồi đắp thêm thôi. Về phía những người như tôi, chúng tôi dùng chuyên môn để đưa văn hóa vào trong nghệ thuật một cách nhẹ nhàng. Nếu đọc thơ tôi khoảng 3 năm đổ lại đây, mọi người sẽ nhận thấy một cảm quan văn hóa khá rõ ràng. Tôi cũng tích cực tham gia các dự án làm MV nghệ sĩ với vai trò cố vấn ứng dụng văn hóa trong sáng tạo nghệ thuật.

Có thể những lớp người thủ cựu sẽ không thích điều tôi đang làm. Nhưng tôi muốn nói rằng có một điều tôi làm tốt, ấy là khuấy động sự lãng quên. Có lẽ tôi làm chưa đủ tốt và đủ hay, thậm chí có thể gây tranh cãi. Nhưng ít nhất tôi đã làm cho mọi người nhớ lại một sự lãng quên.

emagazine image

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa