emagazine image
emagazine image

Đằng sau những clip trăm nghìn views trên TikTok, Moe Đi Đâu (Mâu) đã có không ít giờ chăm chỉ học hỏi, làm việc và không ngừng nỗ lực để cải thiện bản thân.


Chúng tôi hẹn Moe trò chuyện vào một buổi tối đầu tuần. Lúc đó khoảng 9 giờ tối, vậy mà Moe vẫn tham gia 2 cuộc họp sau một ngày dài bận rộn đi học, đi làm, làm video TikTok… và chỉ vừa mới kết thúc. Bạn nghĩ một cô gái 21 tuổi có thể bận rộn đến thế?


Đằng sau sự bận rộn đó, Moe là một người trẻ đầy nhiệt huyết và sự quyết tâm. Một người luôn nỗ lực để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Những gì Moe chia sẻ thực sự sẽ là một nguồn cảm hứng không hề nhỏ cho thế hệ Z, cho các bạn trẻ đang loay hoay cùng sự bận rộn đầu đời và việc tìm “mình” sau những năm tháng không được vùng vẫy.

emagazine image
emagazine image

Mình bắt đầu xác định đi theo con đường này từ khi bắt đầu là một sinh viên năm hai và cần một portfolio để sau này đi xin việc. Moe nghĩ là một sinh viên ngành marketing, mình cần nhiều thứ hơn là kinh nghiệm đi làm. Moe đã nghĩ ra rất nhiều cách như phân tích chiến dịch, tự tạo một chiến dịch giả tưởng... Nhưng cuối cùng mình vẫn nghĩ việc tạo thương hiệu cá nhân là thích hợp nhất. Vậy nên, mình đầu tư một chiếc camera Canon nho nhỏ. Tuy nhiên, sau khi mua camera xong, Moe mất 6 tháng không làm gì vì không có động lực. Cùng thời điểm đó, Moe qua Úc, đi trao đổi sinh viên, đúng lúc đó đất nước này bị lockdown trong một thời gian rất dài. Mình đã quyết định về sớm. Trong quá trình đợi có chuyến bay để về, Moe bắt đầu có thời gian rảnh để làm vlog. Vlog đầu tiên xoay quanh cuộc sống bên Úc của mình: Khi lockdown thì cuộc sống bên Úc như thế nào? Về sau, Moe nhận ra nhiều bạn có niềm yêu thích tìm hiểu các ngành nghề nên mình bắt đầu làm tuyến nội dung này.


Bên cạnh đó, hồi học cấp ba mình khá thụ động, cũng không được dạy về sự chủ động nhiều trong công việc và cuộc sống đâu. Ngôi trường mình học khi ấy khá “trói buộc” học sinh theo kiểu “em phải học, nhưng em học làm gì thì không biết, gần như không có hoạt động câu lạc bộ. Khi lên đại học, được bung lụa, Moe có mong muốn trở thành người mà ngày xưa mình “không có”, tạo dựng những content cho Moe của năm cấp 3.

emagazine image
emagazine image

Từ thời điểm làm Youtube, mình đã bắt đầu thấy tiềm năng của TikTok. Mình bắt đầu lướt TikTok hồi bên Úc. Lướt TikTok Úc, Moe nhận thấy nội dung của nước ngoài phát triển nhanh hơn mình, họ có rất nhiều những content creator làm Learn on TikTok (#learnontiktok), làm về giáo dục… mà Việt Nam chưa có. Khi ấy, Moe nhận thấy mình muốn thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người Việt về việc TikTok rất nhảm nhí. Trong một vlog, Moe đã từng nói TikTok là nơi để học nếu bạn cho phép nó. Moe nghĩ nhiều nhưng cũng bận nhiều nên đến tận tháng 12/2020 mình mới có thể sắp xếp, lên kế hoạch nội dung và sẵn sàng làm TikTok.

emagazine image

Quá trình sản xuất nội dung TikTok của Moe chia làm 3 giai đoạn:


1/ Viết content: Mình thường cố gắng nghiên cứu và viết vào thời gian rảnh ở công ty. Thường mình sẽ viết tầm nửa tiếng vì kịch bản cho một video TikTok 45s cũng ngắn, chỉ tầm 150 chữ, thậm chí thấp hơn. Moe thường sẽ viết nội dung cho khoảng 4 video để quay trong một buổi sáng.


2/ Quay video: Mình phải quay vào ánh sáng ban ngày nên thường cố gắng quay trước giờ đi làm.Tầm 7 giờ Moe bắt đầu quay, ánh sáng rất đẹp. Mình quay đến tầm 8-9 giờ là xong. Moe thường mất khoảng 10-15 phút cho một video 45s.


3/ Chỉnh sửa video: Mình thường chỉnh video vào giờ nghỉ trưa vì agency cho nghỉ trưa khá dài, tầm 2 tiếng. Buổi tối về nhà, ăn cơm xong, mình cũng tranh thủ chỉnh. Trung bình mình sẽ mất 1-2 tiếng để chỉnh 1 video.

emagazine image

Moe thấy khó khăn nhất nằm ở việc độ tiếp cận của TikTok quá lớn, đôi khi nội dung của mình đến với những khán giả không thể ngờ tới. Thế nên, Moe luôn kết thúc video của mình với câu “Đừng tin tưởng tuyệt đối điều gì trên mạng hết”. Nhưng dù vậy mình vẫn không tránh khỏi bị nhận những bình luận tiêu cực. Vào đợt tháng 1, tháng 2 khi đăng video, Moe chỉ dành 1 tiếng đầu đọc bình luận, sau đó mình không dám đọc tiếp vì thấy hơi sợ. Bây giờ thì Moe xem được thoải mái rồi.


Thực ra, không phải ai sinh ra đã là người nổi tiếng, influencer. Học cách đối diện với khen - chê của dư luận là điều không dễ dàng, song Moe đã luôn cố gắng thích nghi để được làm những điều mình muốn.

emagazine image
emagazine image

Mình có 2 điều: Thứ nhất, hãy luôn làm nội dung cô đọng nhất có thể. Nhưng chính vì mình làm cô đọng nên mọi người hay phản ánh là video bị nhanh. Tuy nhiên, đến lúc Moe giảm tốc độ của video thì nó lại không thu hút như trước nữa. Vậy nên, Moe cũng đang xem xét rất nhiều về việc nên làm tốc độ ra sao mà vẫn đảm bảo nội dung thật cô đọng.


Thứ hai, theo quan điểm cá nhân, các bạn nên xem nội dung của các nước khác. Không hẳn vì nước ngoài phát triển hơn mình, mà đơn giản là vì người ta có TikTok sớm hơn. Vì thế, họ làm về giáo dục trên TikTok sớm hơn nên đã có thời gian để biết chính xác thuật toán TikTok, nên nói gì trong mấy giây đầu... Một trong những điểm nổi bật trong video của tớ là loop (kiểu làm câu cuối video kết hợp với câu đầu), điều tớ học hỏi được qua video nước ngoài.

emagazine image

Moe sẽ giữ lại vlog đầu tiên về chủ đề buổi sáng đi làm tại agency. Đây là sự lựa chọn ích kỷ cho bản thân của tớ vì vlog ấy tớ làm hồi còn là thực tập - công việc trong ngành đầu tiên của mình. Video ấy như thước phim ghi lại những hình ảnh đầu tiên mình chập chững bước vào ngành.

emagazine image
emagazine image

Moe từng làm vlog trên Youtube về phân tích khái niệm truyền thông - marketing và chia sẻ rõ mình không đề cập đến truyền thông nói chung (truyền thông nói chung còn bao gồm chuyện chính trị, chạy hành lang…). Mình đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ các followers.


Tuy nhiên, khi Moe đăng phân đoạn đó trên TikTok, mình nhận khá nhiều bình luận trái chiều. Những anh lớn trong ngành bảo đây không phải là truyền thông, định nghĩa của Moe quá ngắn.... Có thể thấy một chủ đề rộng như vậy khi được truyền tải trên nền tảng nội dung ngắn như TikTok sẽ dễ khiến người ta bị bỏ lỡ thông tin nào đó và quay qua bắt bẻ mình.


Vậy nên, Moe nghĩ định hướng nội dung dựa trên bản chất của nền tảng. Trên TikTok, mình sẽ tập trung làm những video ngắn gọn như: Định nghĩa marketing căn bản, phân tích những chiến dịch dễ giải thích, dễ hiểu... Mình nghĩ, sau vụ của chị Thơ Nguyễn, bạn cũng nhận ra TikTok không phải nơi dành cho các chủ đề dài dòng vì chưa chắc nó sẽ chạm đến người xem.


Trong khi đó, với Youtube, mình sẽ làm content về các ngành học - nội dung dài hơn, sâu hơn. Moe không chỉ nói ngành này là gì, định hướng tương lai ra sao mà còn xin review của các bạn học ngành đó để tóm gọn lại và chia sẻ với khán giả của mình.

emagazine image

Từ trước, lịch làm Youtube của mình đã rất kẹt rồi. Trong một năm vừa rồi, Moe mới ra 17 videos. Đôi khi các bạn hỏi sao mình ra ít content thế, Moe có nói là mình coi trọng chất lượng hơn số lượng. Dù chắc chắn trong thời đại ngày nay việc bắt trend luôn luôn là số một hay mỗi người có một quan điểm khác nhau về chất lượng, Moe vẫn nghĩ khi làm một sản phẩm, bản thân mình phải thực sự ưng ý, thực sự thích thì mới đăng tải lên mạng xã hội.

emagazine image
emagazine image

Theo quan điểm cá nhân, mình đánh giá TikTok đang nhỉnh hơn:


1/ Về độ tiếp cận: Khi mở Youtube, bạn chỉ thấy thumbnail của các video thôi độ tiếp cận nó phụ thuộc vào người xem rất nhiều - họ phải thấy hứng thú với chủ đề thì mới bấm play để xem tiếp. Trong khi đó, nếu bạn mở TikTok, bạn sẽ thấy ngay video full màn hình và bị cuốn vào lập tức. Người dùng có xem được video của bạn không phụ thuộc vào thuật toán của TikTok, cách nền tảng này “đọc vị” người dùng và gợi ý video cho họ. Nhờ vậy, lượt tiếp cận của TikTok vô cùng lớn.


2/ Về nội dung:TikTok buộc mình phải làm nội dung cô đọng nên người xem cũng dễ hiểu hơn. Video trên Youtube được khuyến khích làm trên 10 phút vì như vậy có lợi cho quảng cáo nên đôi khi các bạn creator sẽ làm kéo dài ra. Do vậy, những điểm hay, điểm cốt lõi hay bị mất.


3/ Về tính tương tác: Moe thấy TikTok bắt người dùng phải tương tác nhiều hơn. Video TikTok không có chế độ tự động bật, bạn phải vừa xem, vừa lướt, cả tay và não bộ đều liên tục hoạt động. Tuy nhiên, với Youtube, đôi khi người dùng hay mở video, để bật màn hình khi ngồi học, làm việc, nấu ăn… như kiểu nghe podcast, không tập trung hoàn toàn vào video như TikTok.

emagazine image
emagazine image

Moe nghĩ còn tùy nhu cầu và thời điểm sử dụng của mỗi người. Ví dụ, Moe thấy nhiều người có thói quen bật Youtube khi làm những công việc khác. Mình rất hay bật Youtube khi đang chỉnh sửa video, đôi khi dọn phòng mình cũng bật Youtube... Với TikTok, mọi người có thể hay xem trước khi đi ngủ vì lúc đó họ có thời gian lướt điện thoại, thích những nội dung ngắn hơn.

emagazine image

Chắc chắn là không! (cười) Bởi vì, ít hay nhiều, một Influencer phải tạo ra giá trị cho cộng đồng. Thêm vào đó, mình thấy người Việt cũng còn khá trọng ngoại hình. Nghĩa là, Influencer phải có tài hoặc có sắc nhưng Moe đánh giá mình rất trung bình ở cả 2 khoản này.

emagazine image
emagazine image

Mình sẽ chỉ hợp tác với những thương hiệu mà trong brief họ nói rõ mong muốn và chưa từng va phải bất cứ scandal nào hay có vấn đề về hình ảnh.


Với Youtube và TikTok thì Moe chưa nhận tài trợ của bất kỳ thương hiệu mỹ phẩm nào dù mỹ phẩm có mức tài trợ cho KOLs khá lớn. Tuy nhiên, Moe không nhận vì nó không đi theo định hướng về giáo dục mà mình muốn thay đổi. Nếu có thì mình sẽ làm trên IG. Mình từng làm một video về Vitamin C hợp tác với Balance trên IG.

emagazine image
emagazine image

Đôi khi nhãn hàng nhắn mời hợp tác nhưng không gửi brief, hoặc nếu có thì lại không rõ ràng rồi bảo Moe báo giá luôn khiến mình thấy không thoải mái. Khi báo giá, Moe thường đưa ra mức giá theo khả năng mình có thể cung cấp cho nhãn hàng thay vì dựa nhiều vào lượt theo dõi. Bản thân là một người làm marketing nên Moe biết nên làm thế nào để tạo content phù hợp nhất với nhãn hàng cũng như luôn chỉnh sửa nội dung, hình ảnh, video chất lượng. Nhưng đôi khi khách hàng không hiểu điều đó, họ chỉ thấy là mức giá booking trên ngân sách là không được. Việc mình đã đọc brief, đôi khi gửi cả định hướng nội dung cho thương hiệu, nhưng hai bên lại không hợp tác khiến Moe bị tốn không ít thời gian.

emagazine image
emagazine image

Moe nghĩ từ giai đoạn chọn nhãn hàng để làm việc cùng mình đã phải cân nhắc kĩ rồi. Bởi vì Moe định hướng làm về giáo dục nên sẽ chọn những nhãn hàng tương đồng hệ giá trị hoặc ít nhất thông qua việc hợp tác với thương hiệu đó mình phải mang đến kiến thức bổ ích cho cộng đồng.


Quay lại ví dụ quảng cáo vitamin C cho Balance, ban đầu thương hiệu cũng muốn mình quay skincare routine như các chị đẹp khác, nhưng mình từ chối ngay. Moe bảo nội dung đó không phải Moe, mình làm thế thì độ tiếp cận sẽ không tốt. Hơn nữa, tại sao người ta lại muốn xem skincare routine của Moe trong khi họ đã có các beauty influencer? Thế nên, mình phải đem lại giá trị cho followers bằng cách dạy họ sử dụng vitamin C.


Moe luôn cố gắng để làm những nội dung quảng cáo ít khác nội dung thường ngày của mình nhất. Để đảm bảo sự không khác biệt đó, Moe sẽ luôn gắn nội dung với giá trị mà mình theo đuổi là giáo dục. Moe sẽ làm nội dung mang tính giáo dục cho mọi nhãn hàng mà mình gặp.

emagazine image

Moe nghĩ là cả hai. Có thành tích và còn rất trẻ, nghe ấn tượng đúng không? Nói một cách thẳng thắn thì gần như đây là một cách tạo thương hiệu cho Moe. Đôi khi người ta chỉ cần thấy một tít báo như nữ sinh 21 tuổi đã đạt được thành tích khủng và họ thích điều đấy.


Về những bất lợi, thứ nhất Moe đối diện với áp lực rất lớn, nhất là khi bình thường mình đã hay tự tạo áp lực cho bản thân. Đôi khi nhìn lại video mình làm 3 tháng trước mình cũng thấy ghét. Càng lớn, mình càng có yêu cầu chất lượng cao hơn. Moe luôn bị áp lực làm thế nào để nội dung của mình thu hút hơn cả hồi xưa.


Thêm vào đó, việc lớn nhanh cũng tạo ra nhiều “tác dụng phụ”. Rất nhiều người ngưỡng mộ khi bạn thành công sớm, nhưng cũng có không ít người sẵn sàng bình luận nói rằng đó là nhờ nhà bạn có điều kiện nên mới được như thế, chê bạn còn “non” lắm, “chỉ có bọn trẻ con mới thích”... Những điều này ít nhiều đều có ảnh hưởng đến tâm trạng của mình vì mặt mình cũng chưa đủ dày, tinh thần chưa đủ vững. (cười)


Đạt được những thành công từ khá sớm, xong Moe luôn có sự khiêm tốn và tinh thần cầu tiến mà bất cứ một Influencer trẻ nói riêng hay giới trẻ nói chung đáng học hỏi.

emagazine image
emagazine image

Moe có 1 IG cá nhân chỉ dùng để đăng những story giải tỏa áp lực. Khi mình chia sẻ thì bạn bè cũng chia sẻ, ủng hộ nên đó là một cách.


Thêm nữa, thực ra Moe cũng nghĩ mình đang ở tuổi 20 mà, hơi khổ, hơi áp lực là đúng. So với áp lực, Moe sợ mình bị ảo tưởng về những thành công của bản thân quá sớm thì sẽ đánh mất nỗ lực của hiện tại.


Mỗi độ tuổi chúng ta đều phải đối mặt với những áp lực khác nhau, thế nhưng có lẽ chỉ cần chúng ta còn đấu tranh để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, thì sẽ luôn có cách để tiến lên và đi xa hơn.

emagazine image

Mình suy nghĩ về điều này rất nhiều vì bản thân là người đang có công việc hành chính rồi. Tuy nhiên, người trẻ hay băn khoăn về thu nhập. Các anh chị trong agency vẫn hay nói lương agency không đủ sống. Dù vậy Influencer cũng không bao giờ trở thành công việc chính của mình được. Moe nghĩ công việc hành chính là cách tớ ép mình phải luôn học hỏi và ép mình vào khuôn khổ: mình phải đến công ty, hoàn thành deadline, liên tục cập nhật thông tin… Những việc này cho mình thái độ luôn cầu tiến, học hỏi.


Nghề Influencer thì chắc chắn mình phải giữ bởi vì Moe cảm giác mình đang phần nào cùng các creator khác, influencer khác đặt chất lượng content cao hơn, thay đổi cái nhìn của mọi người về TikTok và về các content creator Gen Z.

emagazine image

Mình khuyên mọi người tham khảo sơ đồ Ikigai, tớ thực sự thấy chính xác. Qua Ikigai, Moe biết thế mạnh của mình là chỉnh sửa video, đam mê của mình là chia sẻ thông tin với mọi người. Vậy là mình nhận ra mình thích làm Youtube, TikTok.


Nhưng để làm được sơ đồ Ikigai bạn buộc phải có trải nghiệm. Bạn phải đọc thật nhiều, đọc báo, ngừng hóng phốt, gặp gỡ nhiều người hơn... Bản thân mình là một người rất lười gặp mọi người vì Moe có suy nghĩ hơi tệ là phải ở một mình để làm việc. Và mình bị kẹt trong suy nghĩ của bản thân mãi. Nói chuyện với mọi người đôi khi mình sẽ nhận ra nhiều thứ hữu ích.


Cảm ơn những chia sẻ thẳng thắn và thú vị của Moe! Chúc bạn nhiều sức khoẻ và thành công!

emagazine image

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa