Mặt trái của việc bắt trend

Bắt trend để làm kinh doanh được coi là một cách làm thông minh và đem lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và nếu lạm dụng quá đà thì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Youngsters Marketing for
23/11/2021
Mặt trái của việc bắt trend

Trong một xã hội hiện đại với với tốc độ lan rộng phủ sóng nhanh như hiện nay thì việc vận dụng trend hay còn gọi là bắt trend để làm kinh doanh được coi là một cách làm thông minh và đem lại hiệu quả khá tốt. Đặc biệt là trên thị trường, các doanh nghiệp, công ty kinh doanh đang dần chuyển dịch nhóm khách hàng mục tiêu sang giới trẻ với mong muốn trẻ hóa thương hiệu thì có thể khẳng định nó sẽ mang lại hiệu quả càng lớn. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và nếu lạm dụng quá đà thì cũng không tốt. Dưới đây là một số quan điểm của mình về mặt trái của việc bắt trend.

1. Giá trị truyền tải trong thông điệp giảm

Mỗi chiến dịch hay một hoạt động truyền thông nào đó đều phải có linh hồn là thông điệp để bày tỏ, thể hiện một giá trị nào đó từ mong muốn của chủ thể truyền thông - nguồn phát. Và bất kỳ một thông điệp nào được gửi đi mà chỉ cố gắng hoặc quá sa đà vào việc lồng ghép các yếu tố trend không phù hợp, không có sự đầu tư về mặt nội dung - giá trị hay là “sức nặng” để thông điệp truyền đi thì có thể dẫn đến tình trạng làm “loãng” thông điệp, khiến ý nghĩa thật sự muốn truyền tải vô tình bị mờ nhạt hời hợt trong mắt công chúng. Bởi bản chất của một thông điệp trong hoạt động truyền thông luôn gắn liền với những giá trị hướng tới cộng đồng, có giá trị educate (giáo dục) mọi người chứ không chỉ là dừng lại ở những con số ảo ngoài bề mặt và KPI.

Đồng thời, chạy theo trend làm mất đi tính sáng tạo vì tất cả đều cùng làm theo 1 khuôn. Công chúng không nhớ tới giá trị, họ chỉ nhớ tới các yếu tố đi kèm. Những thông điệp như vậy không để lại ấn tượng trong công chúng & không đem lại giá trị cho cộng đồng. Thông điệp chỉ thành công khi nó thực sự chạm đến trái tim của công chúng và khơi gợi được trong lòng họ những cảm xúc mà nguồn phát mong muốn.

2. Quá nhiều người đu theo trend cũng có thể vô tình lan truyền thông tin sai lệch

Nhắc đến trend thì sẽ nhắc đến sự lan tỏa, tuy nhiên cùng hệ giá trị với quan điểm đầu tiên. Nếu giá trị mà thông điệp đó không có, hoặc bị đầu tư quá hời hợt thì nó sẽ dẫn đến những “tác dụng phụ” khó lường. Đó là góp phần lan truyền những thông tin sai lệch. Ví dụ chính là cái trend ăn đậu đỏ mỗi dịp thất tịch để có người yêu. Mấy năm nay trào lưu này rất hot khiến những sản phẩm liên quan đến đậu đỏ bán rất chạy. Thậm chí là các nhãn hàng còn dựa vào trend này để tạo ra các sản phẩm có đậu đỏ để thúc đẩy kinh doanh. Cho tới năm vừa rồi mới có người lên tiếng đính chính là nó sai sự thật. Đồng ý là nó vô thưởng vô phạt, ai tin thì tin nhưng điều này lặp đi lặp lại mỗi năm khiến khiến nhiều người vô tình mặc định rằng “Thất tịch = Ăn đậu đỏ”. Người lớn còn vậy, thì trẻ con sẽ ra sao ?

Chúng rất dễ bị ảnh hưởng và sai lầm trong nhận thức bởi thế hệ trẻ bây giờ được tiếp xúc công nghệ từ rất sớm.

3. Mải mê chạy theo trend quá thì sẽ mất đi chất riêng

Có thể thấy, ở Việt Nam các trend thường phổ biến và lan nhanh trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Đây được cho là khoảng thời gian vàng để các thương hiệu nắm bắt và đánh vào tâm lý của công chúng. Ngay sau khi một trend nào đó bùng nổ thì poster/ banner về câu trend đó sẽ được lồng ghép để xuất hiện bên cạnh các nhãn hàng với tần suất dày đặc. Có thể nói đây chính là giai đoạn chạy đua trên internet của các doanh nghiệp, cũng là cuộc chiến để chạy theo KPI, xuất hiện như để điểm danh. Ban đầu hoạt động “mỳ ăn liền” như vậy viral và lan tỏa rất nhanh, đem lại hiệu ứng truyền thông rất tốt. Nhưng nếu để nó biến thành một hiện tượng xuất hiện thường xuyên và dày đặc, các nhà Marketer, truyền thông nếu chỉ trực chờ đón xem trend nào đang hot để chạy cho đủ kpi như vậy thì giá trị ở đây đem lại là gì ? Sự giải trí ?

Mình nói vui, đã là người làm truyền thông thì phải tạo ra xu hướng và “lead” - dẫn dắt công chúng chứ không phải chạy theo =))) Hơn ai hết, chúng ta phải là người tỉnh táo hơn ai hết. Mình không phản đối việc sử dụng trend mà phải biết cân nhắc và chọn lựa, giữ được cái đầu lạnh trong việc chọn lựa trend hợp lý giữa vô vàn trend hot hiện nay.

- Trend này có phù hợp với thương hiệu không, hợp với TA (khách hàng mục tiêu) không ?

Hai yếu tố quan trọng nhất khi xác định tính phù hợp của xu hướng là công chúng mục tiêu và hình ảnh thương hiệu. Thông thường, đối tượng khách hàng mục tiêu cho một sản phẩm, dịch vụ luôn được định hình sẵn dẫn đến cá tính của thương hiệu và thông điệp truyền thông cũng được định hình theo. Một xu hướng được đánh giá là phù hợp khi đáp ứng được cả hai yếu tố này.

- Yếu tố quan trọng nhất là trend hay thông điệp của thương hiệu?

Hãy nhớ rằng trend chỉ là cách để đưa thông điệp đến với công chúng của mình nhanh và dễ dàng hơn. Nhưng nhiều trường hợp đó cũng là cách phản tác dụng. Chính vì thế mà người làm marketing cần luôn luôn tỉnh táo để hiểu và nắm bắt được nhu cầu, nhằm đưa ra chiến lược hiệu quả và an toàn nhất.

- Trend có nhạy cảm hay không? Nhiều trend hướng tới những vấn đề giáo dục, chính trị, tôn giáo, nhạy cảm... thì không nên áp dụng nó vào chiến lược marketing của mình.

Rủi ro là vấn đề xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát. Trong khi đó, nếu người sản xuất nội dung đã nghiên cứu kỹ lưỡng tập công chúng mục tiêu, cũng như đánh giá được việc áp dụng xu hướng là phù hợp với hình ảnh thương hiệu, thì những vấn đề nằm ngoài ý muốn sẽ rất khó xảy ra. Bên cạnh đó, còn có những nguyên tắc mà các thương hiệu cần phải tuân thủ khi “bắt trend” đó là không được theo những trend tiêu cực như nhắc đến tội phạm, vi phạm pháp luật, tôn giáo hoặc vi phạm các vấn đề xã hội như phân biệt chủng tộc, giới tính,… Ví dụ về trường hợp này là khi search cụm từ “Dove racist commercial”, bạn sẽ thấy ngay hình ảnh về chiến dịch năm 2017 của Dove bị lên án là phân biệt chủng tộc.

- Trend đó xứng đáng để đầu tư bao nhiêu?

Hãy nhớ trend thường chỉ phổ biến trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào độ hot của nó. Marketer là người cần có tầm nhìn để phán đoán xem liệu trend này có tồn tại được lâu hay không, có đem về lợi nhuận nhiều không và có giúp hình ảnh thương hiệu đến với nhiều người hơn không.


Nguồn: Marketing for Youngsters

MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa