Để các nhãn hàng dễ dàng hơn khi lựa chọn cho chiến dịch Influencer Marketing, sự phân chia những người ảnh hưởng thành các nhóm là điều cần thiết. Thương hiệu có thể đánh giá sự khác biệt và cân nhắc lợi ích của từng nhóm so với mục tiêu kinh doanh.
Về mặt định nghĩa, Influencer là bất kỳ ai trên các nền tảng trực tuyến có sức ảnh hưởng đến những đối tượng hoặc thị trường nhất định. Họ có thể là blogger, diễn viên, người mẫu, MC, PT,...mà không nhất thiết là một nghệ sĩ hàng đầu.
Dựa theo lượng người theo dõi, chúng ta có thể phân loại Influencer thành 5 nhóm chính như sau:
Với hơn một triệu người theo dõi, những người này có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong các nhóm nhờ vị thế “người nổi tiếng” của họ. Mega Influencer thường là những nghệ sĩ, ngôi sao truyền hình, CEO,…Họ có lượng khán giả đông đảo và tích cực hoạt động trên các nền tảng xã hội. Đây là điều các nhãn hàng có thể tận dụng để nâng tầm giá trị thương hiệu, tạo độ phủ sóng rộng rãi cũng như định hướng hành vi người tiêu dùng. Influencer có lượng follower càng “khủng” thì chi phí càng cao. Tuy nhiên, họ chưa chắc đã là giải pháp tốt nhất cho tất cả chiến dịch Influencer Marketing. Trên thực tế, dù có một lượng người theo dõi rất lớn nhưng Mega Influencer thật sự không có nhiều sự kết nối với fans trên mạng xã hội (tỷ lệ tương tác 0,76%).
Mega Influencer có khả năng nâng tầm giá trị thương hiệu, tạo độ phủ sóng rộng rãi cũng như định hướng hành vi người tiêu dùng
Mega Influencer sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho 1 chiến dịch với mục đích gia tăng nhận diện thương hiệu. Ví dụ chiến dịch “Tạo khác biệt - Samsung Galaxy 10” đã mời hàng loạt người nổi tiếng với những câu chuyện đột phá của riêng họ như: Thanh Hằng, Ninh Dương Lan Ngọc, Tuấn Hưng, Đức Phúc,...
Với lượng người theo dõi nhỏ hơn một chút, dao động từ 500K đến 1 triệu, Macro Influencer thường là các “chuyên gia” trong một lĩnh vực nhất định. Mặc dù mức độ nổi tiếng của họ không bằng Mega Influencer nhưng Macro Influencer gần gũi với fan hơn và có khả năng thay đổi định kiến, ý kiến tiêu dùng dễ hơn. Mức độ tương thích và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của nhóm này cũng tương đối tốt. Ví dụ điển hình của Macro Influencer là các beauty blogger hay vlogger.
Mặc dù mức độ nổi tiếng không bằng Mega Influencer nhưng Macro Influencer gần gũi với fan hơn và dễ tác động ý kiến người tiêu dùng dễ hơn
Macro Influencer có đối tượng theo dõi đa dạng như Mega Influencer nhưng với chi phí hợp tác thấp hơn. Tỷ lệ tương tác của Macro Influencer cũng không quá cao. Nếu bạn tìm kiếm một tệp khách hàng đa dạng và chỉ cần mọi người biết đến thương hiệu của mình là đủ thì Macro Influencer chính là những gì bạn cần. Ví dụ, trong chiến dịch "Elevate Everyday – Nâng Chuẩn Mỗi Ngày", UNIQLO hướng đến những điều dung dị nhất, đời thường nhất của mỗi người. Thương hiệu đã hợp tác với loạt Macro Influencer như Yên Khê, Trang Bùi, Helly Tống, Lãng Thanh hay gia đình Tùng Sơn - Trang Lou.
Những người có ảnh hưởng bậc trung có thể không phải là người nổi tiếng, nhưng họ vẫn là một nhóm người sáng tạo nội dung hùng mạnh được những người theo dõi tin tưởng. Với lượng khán giả từ 50K đến 500K, họ có sự tương tác tốt và thường xuyên trao đổi với fan. Với vai trò là nhà văn, dancer, đạo diễn, huấn luyện viên yoga, blogger du lịch, hay food reviewers,... họ có khả năng thuyết phục người theo dõi thử sản phẩm hoặc tạo ra nhận diện về thương hiệu. Bài đăng của các Power Middle Influencer có nội dung trau chuốt, chuyên nghiệp, mang đến cho khán giả cảm giác chân thực và quen thuộc. Điển hình là các Food reviewer hay Food blogger.
Power Middle Influencer có khả năng thuyết phục người theo dõi thử sản phẩm hoặc tạo ra nhận diện về thương hiệu
Một số chiến dịch mang tính chất đặc thù như chiến dịch gây quỹ mang tên “Khởi đầu ngọt ngào” của thương hiệu su kem Beard Papa’s sẽ cần đến các Food reviewer (Power Middle Influencer) như Ninh Tito, Ngoc’s food, Chubehanoi,... Sau loạt bài đăng của các reviewer, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của rất nhiều bạn trẻ và lan tỏa giá trị tốt đẹp chỉ từ những hành động giản đơn.
Trong khi Micro influencer có lượng người theo dõi nhỏ hơn nhiều so với những nhóm trước, các số liệu thường cho thấy đây là nhóm có tỷ lệ tương tác cao. Đó là bởi vì các người theo dõi thật sự có một mối quan hệ ngoài đời hoặc là có chung một sự quan tâm đặc biệt về một chủ đề nào đó trong cuộc sống với Micro Influencer. Chia sẻ của họ cũng là trải nghiệm thật sự của 1 người tiêu dùng bình thường nên mức độ đáng tin rất cao. 82% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua một sản phẩm do Micro Influencer giới thiệu.
Ví dụ, cô nàng người mẫu cá tính Khazsak sẽ phù hợp với những thương hiệu thời trang hướng tới đối tượng khách hàng trẻ tuổi, năng động, có gu ăn mặc phá cách.
Các số liệu thường cho thấy Micro Influencer là nhóm có tỷ lệ tương tác cao
Với 1 chiến dịch muốn người tiêu dùng trải nghiệm, tham gia, tương tác thì sự kết hợp với nhóm Micro Influencer có thể là giải pháp phù hợp. Một trong những chiến dịch thành công với chiến lược này là “Vui chơi lấm bẩn của OMO”. Hàng loạt các bài đăng của các bà mẹ Hot Mom đã thu hút sự quan tâm của các gia đình có con nhỏ.
Thương hiệu OMO đã quá quen thuộc với gia đình Việt, vì vậy OMO không cần book Influencer quá nổi để nhận diện thương hiệu. Ngân sách của OMO dành phần lớn cho việc tài trợ các hoạt động ngoài trời cho các gia đình. Để thôi thúc được sự hưởng ứng các hoạt động này, OMO đã book các Micro Influencer là các Hot Mom.
Với số lượng người theo dõi nhỏ nhất, những Nano Influencer mang lại cho các thương hiệu phạm vi tiếp cận khiêm tốn. Đổi lại, những người mà họ tiếp cận càng có cơ hội cao để trở thành khách hàng tiềm năng bởi Nano Influencer có số lượng theo dõi ít nên việc cá nhân hoá tương tác với các follower cũng tốt hơn. Hơn nữa, những người thuộc nhóm Nano Influencer có mức chi phí đầu tư tiết kiệm hơn tất cả các nhóm còn lại, vì vậy các thương hiệu có nguồn lực hạn chế thường muốn bắt đầu với nhóm Influencer này.
Những người thuộc nhóm Nano Influencer có mức chi phí đầu tư tiết kiệm hơn tất cả các nhóm còn lại
Đây là nhóm Influencer có số lượng đông đảo nhất. Họ thường là những người hoạt động năng nổ trên mạng xã hội, chia sẻ những thông tin ở mọi lĩnh vực như Hạnh Moe. Follower sẽ có cảm giác gần gũi, giống như được chia sẻ bởi bạn bè thay vì coi đó là nội dung quảng cáo.
Trong chiến dịch “Grabbike, Mọi nơi mọi lúc, 5 phút lên xe!” Grab đã sử dụng nhóm Nano Influencer (Avin Lu, Linh Đan, Thanh Thảo, Thúy Hoàn Trần, Bảo Uyên,…). Hướng đến tập khách hàng trẻ, có độ tuổi trong khoảng từ 18- 25, Grab hợp tác với loạt Nano Influencer có thể tạo ra các vụ “nổ” nhỏ, lượng theo dõi ít nhưng sức ảnh hưởng và tương tác rất lớn.
Thực tế thì nhiều nhãn hàng luôn có sự kết hợp các nhóm influencer khác nhau khi triển khai 1 chiến dịch influencer marketing. Điển hình như Sunlight với chiến dịch “Việc nhà có thể đợi”. Ngoài hợp tác với celebs như MC Phan Anh, ca sĩ Đăng Khôi, nhãn hàng còn chọn những cái tên “Macro” như nhà văn Trang Hạ, MC Trang Moon, VJ Thuỳ Minh hay những “Micro” hot mom như nhà báo Thu Hà, Uyên Bùi để lan truyền thông điệp của mình.
Mỗi nhóm Influencer sẽ có thế mạnh và mang lại lợi ích riêng. Tùy theo từng mục tiêu chiến dịch và ngân sách, nhãn hàng nên có cách sử dụng một nhóm hoặc kết hợp nhiều nhóm influencer khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất có thể.