Trong vài năm trở lại đây, Tháng Tự Hào đã trở thành một thời điểm truyền thông đặc biệt, khi các thương hiệu liên tục xuất hiện với hàng loạt chiến dịch mang sắc cầu vồng – từ đổi màu bao bì, tung bộ sưu tập giới hạn đến loạt nội dung khẳng định sự ủng hộ với cộng đồng LGBTQ+. Mỗi thương hiệu một cách tiếp cận, một sắc thái riêng, nhưng nhìn chung, không khí truyền thông tháng 6 luôn rộn ràng và sôi động.
Năm nay, thay vì dừng lại ở sự hiện diện thị giác hay thông điệp chung, Long Châu lựa chọn kể chuyện. "Sống đúng bản sắc – Không lo vướng mắc HPV" là chiến dịch do Long Châu triển khai nhân Tháng Tự Hào 2025, với thông điệp nhấn mạnh mối liên hệ giữa tình yêu, sự chủ động chăm sóc sức khỏe và bản lĩnh sống thật.
Không dừng lại ở truyền thông sản phẩm hay tiêm chủng, Long Châu biến chiến dịch thành một không gian để cộng đồng LGBTQ+ được chia sẻ câu chuyện của chính mình. Bằng những lát cắt tình yêu và đời sống rất thật, thương hiệu không chỉ nói về sức khỏe – mà nói về sức khỏe bằng tiếng nói của người trong cuộc.
Pride Month 2025: Khi thương hiệu không chỉ "thể hiện” mà chủ động "thấu hiểu"
Nhìn lại những chiến dịch truyền thông nổi bật trong các mùa Pride Month gần đây, dễ thấy phần lớn thương hiệu đều chọn cách thể hiện sự ủng hộ bằng những hoạt động mang tính biểu tượng cao. Một số chiến dịch tập trung vào sự hiện diện thị giác – như đổi màu bao bì theo cờ lục sắc, tung bộ sưu tập phiên bản giới hạn, hoặc lồng ghép các thông điệp ủng hộ LGBTQ+ vào sản phẩm và không gian trải nghiệm.
Chiến dịch thường niên toàn cầu #ForYourPride (#TuHaoDaSac) của TikTok nhằm tôn vinh và trao quyền tự do thể hiện bản thân cho cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới LGBTQ+.
TikTok tổ chức các hoạt động cộng đồng rầm rộ tại nhiều quốc gia; Starbucks đưa thông điệp "Love is love" vào sản phẩm và trải nghiệm tại cửa hàng; Lifebuoy khai thác hình thức truyện tranh hợp tác cùng một illustrator LGBTQ+ để truyền đi thông điệp an toàn trong yêu thương. Cùng với đó là những chiến dịch quốc tế độc đáo như "Proud Whopper" của Burger King hay "GayTM" từ ANZ với màu sắc sáng tạo đặc trưng.
Thương hiệu Burger King đã thành công trong việc ghi điểm với cộng đồng khi thực hiện chiến dịch “Be Your Way” trong dịp Pride Month (tháng 6/2014) – tháng Tự Hào đồng tính.
Dễ thấy, hầu hết các chiến dịch trong tháng Pride đều tập trung vào tính nhận diện, lan tỏa thông điệp ủng hộ và đề cao sự đa dạng. Tuy nhiên, Long Châu – một thương hiệu trong lĩnh vực y tế – lại lựa chọn một hướng đi khác. Họ không chỉ nói về sự ủng hộ, mà đi thẳng vào một chủ đề nhạy cảm nhưng thiết thực: sức khỏe tình dục và chủ động phòng ngừa HPV trong cộng đồng LGBTQ+.
Chiến dịch "Sống đúng bản sắc – Không lo vướng mắc HPV" được Long Châu thực hiện với thông điệp: yêu thương không chỉ là sự lựa chọn cá nhân, mà còn là hành trình trách nhiệm – bắt đầu từ việc chăm sóc sức khỏe chính mình và người mình yêu.
Từ chiến lược tới triển khai: đa điểm chạm – hành động thật
Chiến dịch “Sống đúng bản sắc – Không lo vướng mắc HPV” xoay quanh ba trụ cột chiến lược, tạo nên mạch triển khai chặt chẽ từ cảm xúc đến chuyển đổi:
Định vị chủ đề sức khoẻ gắn với Pride: Thay vì thêm cầu vồng vào sản phẩm, Long Châu nhấn thẳng vào chủ đề ít được nhắc: HPV – virus liên quan ung thư cho mọi giới. Thương hiệu khéo léo dịch chuyển vai trò từ “nhà thuốc” sang “đối tác sức khỏe đáng tin” cho cộng đồng LGBTQ+.
Kể chuyện gần gũi: Nội dung xoay quanh khoảnh khắc đời thường: nuôi mèo, tranh tiền nhà, hồi hộp come‑out… Thông điệp "tiêm HPV là việc nhỏ để yêu nhau lâu" được cài cắm mềm, tránh cảm giác hù dọa dữ kiện khô khan.
Trao quyền sáng tạo cho influencer: Thương hiệu tạo cơ hội để các influencer tự ghi lại lý do tiêm, khoảnh khắc check‑in và cảm xúc sau mũi bằng giọng kể riêng. Nhờ trải nghiệm đa dạng – từ yêu xa, sống chung tới những cặp đã kết hôn – nội dung mở ra nhiều điểm đồng cảm, giúp người xem dễ soi thấy bản thân và chủ động hành động.
Chiến dịch mở đầu bằng loạt ảnh và reel 30 giây ghi lại khoảnh khắc đời thường của các cặp đôi: tiếng cười khi nấu ăn, cái nắm tay lúc chờ đèn đỏ, ánh mắt lo lắng trước giờ ra mắt gia đình… Những chất liệu mộc này được phát tán chủ yếu trên TikTok, Instagram và chuỗi màn hình mini‑OOH tại Trung Tâm Tiêm Chủng Long Châu (TCLC). Mục tiêu duy nhất: phá băng e ngại, khiến khán giả dừng lướt và nghĩ — “Ồ, chuyện yêu của họ cũng bình thường như mình”.
Chiến dịch sử dụng định dạng quen thuộc với Gen Z – livestream Q&A – để lồng ghép nội dung y khoa. Cuộc đối thoại giữa bác sĩ và Panda Chân Lý, sau đó được cắt ngắn thành Shorts và Reels, xuất hiện lại trên Facebook lẫn YouTube. Cách xử lý này đưa thông tin “khô” về HPV vào luồng giải trí thường ngày của khán giả, đồng thời loại bỏ rào cản thuật ngữ bằng ngôn ngữ đời thường, củng cố niềm tin khoa học cho quyết định tiêm.
Khi động cơ đã hình thành, chiến dịch kích hoạt hành vi bằng sự kiện offline “Đi tiêm cùng idol”. Việc Panda xuất hiện tại TCLC – kèm ưu đãi 10 % chi phí và quà Pride độc quyền – trở thành bằng chứng xã hội (social proof) cho trải nghiệm tiêm “không đáng sợ”. Microsite booking gắn trực tiếp dưới mọi video và bài đăng, rút hành trình chuyển đổi xuống còn một cú nhấn đặt lịch.
Nhờ thiết kế liền mạch ba tầng – gieo cảm xúc, nuôi kiến thức, thúc đẩy hành động – chiến dịch bảo đảm người xem kịp chuyển từ đồng cảm sang đặt lịch tiêm ngay khi tinh thần Pride còn đang nóng hổi.
Influencer marketing: Khi chuyện tình “Pride” trở thành chất dẫn cảm xúc
Mấu chốt ở giai đoạn lan toả không nằm ở số lượng KOL, mà ở sự đa dạng chất liệu trải nghiệm. Long Châu chọn 5 cặp đôi ở năm “tọa độ” tình yêu khác nhau – yêu xa, sống chung, gom góp để kết hôn, gắn bó nhiều năm và nuôi con. Mỗi cặp tự ghi lại hành trình tiêm, tự chọn thông điệp, giúp khán giả nhìn thấy một phiên bản gần với cuộc sống của mình. Chính tính “đa điểm đồng cảm” này đã kéo chỉ số chia sẻ tự nhiên vượt xa các kênh trả phí.
Cặp đôi Dương và Phương Jin của kênh TikTok Dương Jin đang hy vọng về một đám cưới nho nhỏ, cùng sự xuất hiện của một thành viên mới. Để đảm bảo cho tương lai như mơ ước, Dương và Jin chọn bảo vệ bản thân và đồng thời lan tỏa đến cộng đồng của mình nhận thức đúng đắn về HPV.
Từ biến cố ngoại tình tới hành trình nuôi bé Cọp, câu chuyện của Gia Đình Nhà Cọp nhấn mạnh thông điệp: “Tha thứ và chăm sóc sức khoẻ để yêu nhau lâu bền”. Tự hào sống đúng bản sắc của mình, Lĩnh và Bắc luôn hướng đến một tương lai bền vững và không vướng mắc các vấn đề sức khỏe.
Kết đôi qua Tinder, vượt khác biệt vùng miền và cái tôi, Hải và Sang xem việc tiêm HPV như “sửa” hơn là “vứt bỏ” – giữ yêu thương bền vững. Cặp đôi hiểu rằng HPV là một trong những nguyên nhân gây UT ở cả nam và nữ giới, ảnh hưởng đến tương lai trọn vẹn.
Thông qua chiến dịch “Sống đúng bản sắc - không lo vướng mắc HPV” của Long Châu, Sang và Hải mong rằng sức khỏe của chính mình cũng như các cặp đôi trong cộng đồng LGBT+ sẽ luôn được bảo vệ, cùng nhau tạo nên một thế hệ trẻ sống khỏe chủ động hơn.
Mất 4 năm để được hai bên gia đình chấp nhận, cặp đôi Kha và Nghĩa coi chủ động phòng HPV là cách chứng minh cho quyết tâm “thương mình và bảo vệ người mình yêu”. Điều tự hào nhất của Kha và Nghĩa là sự cố gắng, luôn luôn nỗ lực cho những gì mình đặt ra và hướng đến một gia đình trọn vẹn.
Tình yêu với cả hai là sự thấu hiểu và đồng hành. Cuộc sống sẽ không luôn màu hồng nên cả hai phải không ngừng cố gắng, hết mình đi đến hạnh phúc của mình.
Hoàng Anh – Việt Anh yêu qua Facebook, vượt thử thách yêu xa để đến với nhau. Hiện tại, gia đình Song Anh rất ủng hộ mối quan hệ này. Cả hai cũng mong muốn có một đám cưới nhỏ ở tương lai và một gia đình trọn vẹn.
Chia sẻ câu chuyện cùng Long Châu, gia đình Song Anh mong rằng tình yêu của cộng đồng LGBT+ sẽ được đón nhận rộng rãi hơn nữa, và vấn đề về bệnh truyền nhiễm, nguy cơ UT do HPV sẽ được biết đến nhiều hơn. Từ đó, một thế hệ trẻ thuộc cộng đồng có thể chủ động phòng ngừa, sống không vướng mắc và luôn tự hào vì bản sắc của mình.
Kết luận
“Sống đúng bản sắc – Không lo vướng mắc HPV” cho thấy một lộ trình – từ cảm xúc, kiến thức tới hành động – có thể được dệt nên bằng những câu chuyện người thật, việc thật. Thay vì khuấy động Pride Month bằng hiệu ứng cầu vồng quen thuộc, Long Châu chọn hướng đi bền vững hơn: trao micro cho cộng đồng LGBTQ+, đồng thời gắn tình yêu với một hành động y tế cụ thể.
Chính lựa chọn chủ đề sức khỏe (HPV) giúp chiến dịch vượt ra khỏi thông điệp mang tính biểu tượng, chạm vào nhu cầu thiết thực của người trong cuộc. Việc trao quyền kể chuyện cho các cặp đôi khiến thông tin y khoa vốn khô khan trở thành phần tự nhiên của đời sống. Trong giai đoạn người tiêu dùng đã mệt mỏi với biểu tượng Pride “cho có”, một chiến dịch kết nối bằng lợi ích thiết thực, giọng kể chân thành và hành động cụ thể chính là cách để thương hiệu – và cộng đồng – cùng nhau đi xa.