Là một giám đốc vận hành/ sáng tạo/ nghệ thuật của KOC Việt Nam, Là Nhà, Hay Fest và rất nhiều show âm nhạc lớn nhỏ khác, bất cứ lúc nào gặp Linh, bạn cũng có thể thấy anh đang tất bật với một việc gì đấy. Một cú điện thoại với tông giọng đầy nhẫn nại với khách hàng. Mải mê cắm mặt vào màn hình máy tính soạn email. Miên man thảo luận trong một group chat. Đứng chỉ đạo một show ca nhạc trong khi tay nhắn tin chọn vật liệu sửa nhà cho show truyền hình. Vừa ngồi họp, vừa nấu cơm. Vừa ăn cơm, vừa cãi lộn.
Từ WeChoice đến KOC Vietnam, từ Là Nhà đến Hay Fest và một loạt những sân khấu âm nhạc lớn nhỏ ở khắp Sài Gòn, Hà Nội… Linh đều để lại những dấu ấn của riêng mình về những chương trình được đầu tư tâm huyết, cũng như mang tính chuyên môn và thẩm mỹ cao. Rất dễ để nghe những người cộng sự từng làm việc với Linh Nguyễn nói về anh với những từ như: Nhiệt huyết, sáng tạo, hết mình, say sưa, bốc lửa, và thậm chí là cả… bốc đồng. Ngọn lửa ấy của Linh có thể dễ dàng lây lan và khiến cộng sự bùng cháy cùng mình trong bất cứ dự án nào, và thành quả để lại - dẫu trải qua nhiều khó khăn đến đâu - cũng có thể khiến người trong cuộc lẫn ngoài cuộc đều mỉm cười.
Sau thời gian dài làm việc ở Vingroup và VNG, Là Nhà là dự án đầu tiên tôi có trong đầu khi bắt đầu với WOW Media. Nó chỉ đơn thuần là một đề bài: Hãy nghĩ ra một format để làm show truyền hình.
Thời gian đấy, xu hướng chia sẻ về nhà cửa trên MXH rất phổ biến. Bản thân tôi cũng là một người rất đam mê nhà cửa, nội thất và cũng từng học kiến trúc nữa. 3 thứ đến cùng một lúc biến thành một động lực để tôi lao vào tìm hiểu. Tôi dành 1 tháng để xem lại tất cả các show trên Netflix và ngồi xuống viết ra những dòng ý tưởng đầu tiên cho “Là Nhà” cùng với team của mình. Dù vậy, thời điểm ấy mọi người trong công ty đều cho rằng Là Nhà chưa phù hợp. Mọi thứ đi vào bế tắc. Cũng phải mất hơn 2 năm mới tới thời điểm có thể mang Là Nhà đi chào các nhãn hàng và nhận được cái gật đầu đồng ý từ Văn Phú Invest. Đúng người, đúng thời điểm, một đối tác xứng đáng và rất hiểu tầm nhìn. Đó là khi mọi thứ mới có thể bắt đầu.
KOC Vietnam lại là một bài toán khác trong thời điểm dịch Covid-19, khi mà tất cả mọi người đều phải ở nhà và chúng tôi buộc phải đối mặt với bài toán cắt giảm nhân sự, chi phí, mọi kế hoạch của WOW Media thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi bắt tay vào giải những bài toán sống còn để vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Song song với việc cắt giảm sản phẩm định hướng du lịch, chúng tôi bắt đầu nghĩ về những nhu cầu của người dùng vào mùa dịch. Họ ở nhà nhiều, đâu là thứ họ sẽ quan tâm? Nghĩ đi nghĩ lại thì chỉ thấy mọi người quan tâm đến shopping online thôi. Từ đúng sợi dây nhỏ đó, chúng tôi lại bắt tay vào nghiên cứu. Đúng lúc đó, VCCorp đưa ra đề bài là thực hiện một chiến dịch cho KOC. Với nhiều cách giải bài khác nhau, cuối cùng chúng tôi quyết định chọn làm một TV show.
Dù KOC Vietnam được làm từ năm ngoái, nhưng cho đến năm nay, trào lưu KOC livestream bán hàng mới bắt đầu được mọi người biết đến nhiều hơn. Thời điểm làm KOC, TikTok shop chưa xuất hiện còn nền tảng bán hàng Facebook lại đang xuống, nơi duy nhất giao dịch thường là các sàn thương mại điện tử. Có lẽ lúc đó, chúng tôi đón một trào lưu… hơi sớm.
Thật ra là… chẳng có áp lực gì cả. Tôi làm với tâm thế rất tự tin của người đón đầu. Áp lực ở đây chỉ là liệu mình có làm được nó cho hay không? Mình có xây dựng được một format mà ai đó có thể học theo không? Áp lực là làm thế nào để có được các thí sinh tốt nhất. Có những thí sinh mạnh lắm vào đến vòng trong rồi thì họ rút vì không theo được tiến độ sản xuất và chưa thật sự tin tưởng vào chương trình. Vậy nên, bài toán của KOC mùa một là phải chứng minh cho các đối tác, cho người xem rằng đây là một sản phẩm thuyết phục - dù nó là một sản phẩm đầu tay.
Nhìn lại thì tôi thấy đúng là… khó thật. Tôi đã quá liều lĩnh khi dấn thân làm những thứ khi chưa biết nhiều về nó. Tôi thậm chí còn chưa từng tham gia sản xuất một TV show nào trọn vẹn. Thường thì người ta sẽ đi mua bản quyền chương trình của nước ngoài và về làm, thì tôi lại làm ngược lại. Tôi tự mày mò làm và gần như là không lường trước được những gì sẽ xảy ra.
Thời điểm khi KOC càng đến gần, tôi càng áp lực. KOC là thứ rất lớn với tôi ở thời điểm đó, tôi mất ngủ liên miên và lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng. Tuy nhiên, suy cho cùng thì KOC dù có thời gian tiền kỳ kéo dài trước đấy, nhưng chỉ quay vỏn vẹn trong 2 tuần thôi.
Cho đến thời điểm quay Là Nhà, tôi tưởng mình đã có kinh nghiệm từ KOC rồi, nhưng hóa ra tôi đã nhầm. Là Nhà đưa tôi vào một địa phận hoàn toàn khác và thời gian 6 tháng quay ròng rã thật đáng nhớ với tất cả chúng tôi. Tôi mệt gấp 20 lần khi làm KOC! Dù cả ekip đã quen với guồng làm việc rồi nhưng đến Là Nhà vẫn thật trái ngược. Sửa một căn nhà thôi đã khó, nay tôi còn sửa 10 căn nhà và đều không phải của mình! Có rất nhiều thứ mình tự nhủ rằng, nếu là mình thì đã quyết định xong từ lâu rồi. Nhưng tôi lại ở vị trí đứng giữa 3-4 bên và hoàn toàn không có quyền quyết định trong tay. Điều duy nhất mình có thể làm là thuyết phục và chia sẻ. Tôi cũng là một người cầu toàn, và thật sự đã mất rất nhiều thời gian vào việc thuyết phục đấy và không cam chịu để mang đến một sản phẩm chưa hoàn thiện cho cả người làm ra nó lẫn người sống trong đó. Tôi muốn chiều lòng tất cả mọi người.
Có vẻ như tôi đã thuyết phục được những người trong cộng đồng làm nghề, thuyết phục được những người quan tâm đến lĩnh vực đó. Nhưng với khán giả đại chúng thì tôi chưa làm được. Đó là điều tôi lấn cấn từ KOC sang Là Nhà. Một bài toán mà tôi vẫn đang để ngỏ.
Tôi khát khao rằng trong năm nay mình sẽ làm được một show mà khán giả đón nhận. Là người làm sáng tạo, dĩ nhiên ta luôn có những tiêu chuẩn của riêng mình. Trước đây, tôi luôn đặt tiêu chuẩn đấy lên trước mọi thứ và điều đó khiến tôi rất mệt mỏi. Bây giờ, tôi hiểu rằng mình nên thả lòng những tiêu chuẩn kia một chút, đặt khán giả làm trọng tâm. Bản thân mình cũng không tệ, vậy nên chắc chắn những sản phẩm mình làm ra sẽ không tệ. Nhưng chỉ cần thay đổi điểm nhìn, coi khán giả làm mục tiêu, những tiêu chuẩn cá nhân có thể điều chỉnh để phù hợp và cho mình khoảng không gian thoải mái nghĩ về những bài toán khác.
Có thể hiểu là như vậy. Dù với tôi, đó là một sự tiến bộ thì đúng hơn. Tôi từng đặt câu hỏi: Tại sao có những nhà làm phim, làm những bộ phim đến 100 tỷ mà vẫn thất bại? Công việc này hay những công việc khác cũng vậy, nếu không đặt mình ở vị trí khán giả thì ta rất dễ đi lạc. Làm để thỏa mãn cá nhân một người thì hãy mang về nhà mà tự xem! Còn nếu xác định đã làm để phục vụ khán giả thì hãy làm những thứ khán giả muốn xem.
Quá trình đó đến với tôi mỗi ngày trong thời điểm làm KOC, sau từng tập phát sóng. Tôi đặt ra câu hỏi: Tại sao mình thấy tập này hay lắm rồi mà khán giả vẫn chưa thích? Là Nhà cũng vậy, tôi bắt tay vào sửa từng tập. Vì quá trình quay Là Nhà rất dài và phải quay cuốn chiếu, vậy nên mọi người sẽ thấy 5 tập đầu và 5 tập sau của Là Nhà sẽ rất khác về cách làm và thể hiện. Về mặt cá nhân, tôi không cần phải đấu tranh. Tôi nhìn về nó như một thử thách và rằng mình đang lớn lên, đang bước từng bước chập chững và mình vẫn phải tiến về phía trước. Điều khác duy nhất là tôi chọn con đường quá dài, khó và dốc chứ không phải một đường thẳng.
Ở dự án tiếp theo, tôi sẽ dành cho mình một phép thử. Tôi sẽ tìm cách để mua và sản xuất một show đã có bản quyền. Tôi đã tự trải nghiệm qua 2 show đầu tiên của riêng mình rồi, và bây giờ, tôi muốn trải nghiệm những thứ người khác đã làm và thành công. Tôi muốn xem liệu những kiến thức mình tự học - chúng đã đúng hay chưa? Và rồi mình có thể áp dụng ngược lại như thế nào.
Khi ấy, Là Nhà đang đi vào những giai đoạn cuối cùng. Đó cũng là lúc tôi thấy mình đang dần thay đổi. Từ cách giao tiếp, cách nhìn nhận, cách tiếp xúc với mọi người xung quanh. Tôi tự hỏi: Liệu mình có đang vui vẻ như mình nghĩ? Tôi nhìn sang những người gần gũi, bạn bè, bố mẹ, và giật mình nhận ra hình như mình đang là một cái bóng trong tất cả mối quan hệ.
Một ngày đẹp trời nọ, tôi nhìn thấy trong những group chat của Là Nhà với rất nhiều những vấn đề phát sinh như mọi lần, dù tôi không kịp trả lời, nhưng nhân viên của tôi có những câu trả lời y hệt những gì tôi sẽ nói. Tôi ngỡ ngàng tự hỏi: Liệu mình có đang mang năng lượng tiêu cực tới mọi người không? Sự tiêu cực này có đang lây lan? Dù ngay sau đó, nhân viên có quay lại group riêng và nhắn với nhau rằng hình như chúng ta đang hơi khắt khe. Nhưng đó cũng là một chuyện khiến tôi bừng tỉnh. Tôi hiểu rằng mình là tấm gương phản chiếu với những người xung quanh. Thứ hai, dù có thế nào thì ta và các cộng sự vẫn đang cùng một tần năng lượng. Chỉ cần nhận ra vấn đề và không đánh mất mình thì rồi mọi chuyện sẽ ổn - đó là điều tôi bám víu.
Tôi nghĩ về bản chất: Tại sao mình lại bắt đầu? Tại sao lại làm mọi thứ với nhau? Tại sao lại chọn người đó làm việc với mình? Khi tìm ra những câu hỏi, mọi thứ dần trở lại. Tôi thấy may mắn lắm khi khoảnh khắc đó mình đã nhận ra. Bởi khi thấy nhân viên của mình cũng gay gắt xù lông, thì cũng có nghĩa là mình đã từng như vậy và mình sẽ như vậy nếu rơi vào trường hợp đó.
Bài học của việc nói không là thứ mà tôi vẫn phải học mỗi ngày.
Tôi là người thích cảm giác được sống trong công việc, nhờ nó - tôi thấy mình được tồn tại. Trong phần nhiều thời gian, tôi luôn thấy mình đang làm một việc gì đó, vậy nên tôi thường nói có. Nhưng đến lúc này thì tôi cũng thấy mình… già rồi. Già để nói có với mọi lĩnh vực. Giờ tôi nên tập trung ở một mảng thôi, thời gian đâu còn nhiều nữa! Việc nói không cũng đến một cách tự nhiên như một thứ cần thiết thôi.
Vậy thì đó là những điều mà tôi nói không nhiều nhất. Sếp cũ của tôi từng nói: Đừng bao giờ để sản phẩm phải trả giá. Tôi thấy câu nói ấy rất đúng. Nó theo tôi đến tận thời điểm này và trở thành kim chỉ nam cho tôi trong mọi việc mình làm. Thậm chí, nó là thứ khiến cả ekip làm việc với tôi ở dưới luôn căng thẳng. Tôi có thể nói có rất nhiều để làm một chương trình hay, nhưng cũng sẵn sàng nói không nhiều tương tự nếu có thứ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuối cùng.
Đó cũng là một trong những điều khiến tôi đau đáu. Từ khi bắt đầu đi làm, tôi đã thay đổi rất nhiều. Từng mở rất nhiều shop, theo đuổi nhiều dự án, đi làm tại nhiều công ty khác nhau. Số lần tôi bỏ giữa chừng khi đồng đội vẫn đang miệt mài theo đuổi cũng không ít. Tôi có đặt những câu hỏi đó cho bản thân, và tự vấn để cân nhắc rất nhiều. Đi hay ở? Tiếp tục như thế nào? Thử thách hay ổn định? Đúng là tôi thích thử thách những điều mới nên dễ dàng từ bỏ, đó là thế mạnh của bản thân và tôi đang dần khám phá. Tôi nghĩ, đến một ngày kia khi tôi đã tìm thấy đâu là nơi mình giỏi nhất, sẽ níu chân mình lâu nhất - khi đó tôi sẽ dừng lại. Còn bây giờ, tôi vẫn rất nhiều đam mê cháy bỏng. Tôi vẫn đang nghĩ về việc 2 năm nữa mình sẽ làm gì? Hy vọng, đó sẽ là thứ khiến tôi tiếp tục phát triển.
Ngày xưa, khi còn làm cho các công ty hay ngay cả những dự án của tuổi trẻ, việc bay bổng của mình dễ dàng có sự kiểm soát từ tổ chức hoặc chính từ việc mình không có nhiều kinh phí. Đến khi tách ra làm riêng, tôi nghĩ chỉ khi nhận được bài học từ chúng thì mình mới nhận ra sự quan trọng của những người có thể kiềm mình lại. Tôi nghĩ tôi đã trải qua bài học đó rồi. Mọi thứ đến tự nhiên và mình nhận ra mình phải thay đổi. Ví dụ khi làm HAY Fest, trước giờ diễn 1 ngày, tôi từng nghĩ mình phải mang sổ đỏ đi cầm để những thứ xinh đẹp có thể hiện hữu. Hay ngay cả khi làm Là Nhà và KOC, nhìn lại cả một hành trình dài tôi mới thấy những người cộng sự đã thật sự kiệt sức. Chúng tôi đã cống hiến miệt mài để tất cả thành hình. Tôi nhận ra rằng muốn mọi người tiếp tục đồng hành với mình thì bản thân từng dự án phải healthy thì chúng ta mới có thể đi đường dài.
Kết quả.
Thứ tôi nói được thì khi thành hình, ít nhiều cũng sẽ có được thành quả. Mọi người biết rằng khi làm với tôi thì sẽ tạo ra những sản phẩm tử tế, và tôi sẽ không thỏa hiệp để luôn giữ sự tử tế đó. Họ cũng sẽ thấy những hy sinh của tôi để giữ lời hứa ban đầu ấy. Tôi nghĩ, đó là thứ năng lượng thu hút mọi người làm việc với mình.
Về lâu dài thì chắc sẽ là không. Nhưng trong một giai đoạn nhất định, đôi khi bạn phải bỏ khỏi đầu suy nghĩ thiệt - hơn. Tôi không sinh ra trong một gia đình làm về lĩnh vực này, những mối quan hệ và kinh nghiệm tôi có đều từ đam mê và là cả một quá trình tự mày mò. Tôi chưa bao giờ đặt mình vào vị trí cao mà luôn bắt đầu với tâm thế mình là người nhỏ nhất. Cho đến một ngày tôi nhận được những thành quả trả lại, tôi mới thấy mình lớn hơn một chút.
Trước đây thì có lẽ là WeChoice, hôm qua thì là KOC Vietnam. Chúng tôi đã có một giải thưởng quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp của mình. KOC Vietnam vừa đạt cup bạc MMA SMARTIES X Global 2022 - giải thưởng cao nhất dành cho hạng mục Integrated Ecommerce Innovation.
Chiến thắng này thật sự là một món quà bất ngờ với chính bản thân mình và mình tin là với cả team KOC VIETNAM, ekip thân yêu của chúng mình, những đối tác, khách hàng đã tin tưởng đồng hành với chúng tôi trong một format show thực tế về KOC đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới. Một sản phẩm được thực hiện toàn bộ bằng chất xám và nỗ lực của người Việt, và của một ekip lần đầu chính thức bước chân vào địa hạt reality show. Đây vừa là lời chào sân vừa là lời khẳng định của WOW Media với khả năng sáng tạo và sản xuất những concept riêng biệt trên nhiều lãnh vực, không chỉ dừng lại ở Event, show âm nhạc hay TVC.
Nhưng đó là chuyện của ngày hôm qua, tới thời điểm này, tôi mong tương lai đó là HAY FEST. Tôi nói “mong” là bởi HAY mới tổ chức lần đầu tiên thôi, ai cũng có thể làm được. Mọi thứ vẫn còn quá dài và với tham vọng của tôi thì từ giờ đến đó… quá lớn. Tôi muốn đó sẽ là music festival của người trẻ Việt Nam, thu hút cả các bạn trẻ Đông Nam Á và cả châu Á nữa. Dù tôi biết, đó sẽ là câu chuyện của 3 năm hay 5 - 10 năm nữa. Tôi mong sau này tôi có thể tự hào về nó, và nếu phải tập trung một thứ duy nhất thôi thì đó sẽ là HAY Fest.
Chúng tôi đang ấp ủ rất nhiều thứ đặc biệt cho sự trở lại của HAY FEST vào tháng 9 năm nay tại Hà Nội. Một line up trong mơ, những hoạt động cộng hưởng thú vị, và tất nhiên rồi, một thứ âm nhạc gắn kết các thế hệ, để ai cũng có thể đến HAY FEST để tận hưởng thanh xuân của mình dù đã qua hay đang hiện hữu. Chúng tôi chào đón bạn đến với HAY GLAMPING MISIC FESTIVAL - hội trại quốc tế của cộng đồng những người trẻ đam mê nghệ thuật, âm nhạc và sáng tạo!