Nếu coi mình là một doanh nghiệp thì phải chăng KOL có thể bán “sự ảnh hưởng”, “hình ảnh cá nhân”, “giá trị truyền tải”,... tới những nhãn hàng cần PR hay là tới khán giả trung thành của mình? Khi ấy lợi nhuận sẽ là gì? Liệu chỉ có là tiền thôi hay cả những giá trị khác nữa?
Mô hình Canvas nguyên bản
Canvas là một trong những mô hình diễn tả 1 doanh nghiệp/ tổ chức vô cùng kinh điển khi có thể tập hợp được 9 thành tố trụ cột chỉ trên 1 trang giấy. Mô hình này lần đầu được công bố trong cuốn Business Model Genaration (Tạo lập mô hình kinh doanh) của Alexander Osterwalder và Yves Pigneur - một trong những cuốn sách cơ bản về kinh doanh thuộc thế kỉ 21. Mô hình này đã được đưa vào nhiều giáo trình đại học bởi tính đơn giản cũng như ứng dụng cao.
Mô hình Canvas cho KOLs
1. Những đối tác chính (Key Partners):
Bạn đang làm quảng cáo cho bên nào?
Đâu là đối tác dài hạn, đâu là đối tác ngắn hạn?
Hợp đồng trị giá bao nhiêu?
Thời gian hoạt động là bao lâu?
Ai là người đang hỗ trợ bạn?
…..
Độ nổi tiếng của KOL sẽ không thể bền chặt nếu bạn hoạt động đơn độc 1 mình. Không chỉ dừng lại ở các hợp đồng thương mại, các hợp đồng quảng cáo cho các nhãn hàng, mà KOL còn cần các cố vấn về truyền thông, chuyên môn và nhiều đơn vị khác đồng hành cùng
Ví dụ những đối tác chính của Minh Tú lại là NTK Chung Thanh Phong hay Đỗ Mạnh Cường vì hoạt động chính của cô là người mẫu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Minh Tú vẫn có Key Partners là Treseme và Vaseline khi đóng vai trò làm Đại Sứ Thương Hiệu và Đại Sứ Sản phẩm.
2. Những hoạt động chính (Key Activity):
Công việc của bạn là gì?
Bạn dành thời gian, công sức cho công việc nào nhiều nhất?
Công việc nào tạo ra thu nhập chính của bạn?
……
Các KOL cần trở nên chuyên sâu về 1 lĩnh vực hoặc hoạt động nào đó để tạo ra tính chuyên môn và sự khác biệt của bản thân. Việc “nhảy ngành” liên tục không chỉ khiến các KOL dễ hao phí nguồn lực mà còn khiến fan/ followers trở nên chóng mặt và khó định vị bạn là ai. Vậy trước khi “mở rộng”, hãy nên “đào sâu”, bởi nó sẽ là bước đệm vững chắc cho các hoạt động của bạn.
Ví dụ điển hình là Sơn Tùng MTP. Từ sau năm 2017, kể từ bài hát “Lạc Trôi” được phát hành, không chỉ dừng lại với Bitis, gương mặt của Sơn Tùng phủ sóng mọi trận địa với nhiều nhãn hàng khác nhau. Và tính đến nay, 2021, chàng ca sĩ 1994 đã trở thành một trong những nghệ sĩ có số lượng hợp đồng làm đại sứ thương hiệu nhiều nhất Việt Nam. Việc các nhãn hàng bắt tay hợp tác với Sơn Tùng cũng một phần là nhờ anh có một cộng đồng fan hâm mộ khổng lồ nhờ tài năng ca hát của mình.
3. Nguồn lực chính (Key Resource):
Có những ai giúp đỡ bạn?
Bạn có đội ngũ quay dựng gì hay team hỗ trợ nào không?
Ngoài yếu tố bên ngoài thì bạn có gì?
Tài chính? Kĩ thuật? Chuyên môn?
…...
Ai cũng có những nguồn lực nhất định để tạo lập nên sự ảnh hưởng của bản thân. Nguồn lực có thể là bất cứ thứ gì để giúp bạn phát triển. Không nhất thiết là những nguồn lực hữu hình như tài chính, máy quay đời mới hay là đội ngũ hùng mạnh. Chúng ta có rất nhiều nguồn lực vô hình như sự sáng tạo, sự yêu quý của khán giả, nội dung độc quyền, tiếng tăm của công ty quản lý,...
4. Giá trị (Value Propositions):
Bạn muốn khán giả cảm nhận, học hỏi điều gì khi follow bạn?
Bạn có giá trị gì cho cộng đồng?
Những giá trị ấy có hữu ích, độc nhất hay không?
……..
Nói nôm na, bạn phải nêu ra được tại sao khán giả nên follow, nên biết đến bạn? Điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt? Điều gì mà người xem cảm thấy hữu ích và muốn học hỏi bạn lâu dài? Và những giá trị nên cần mang tính độc nhất và lâu bền, tương tự như USP (Unique Selling Point). Ví dụ như Khánh Vy có tinh thần cốt lõi là “Giúp mọi người học Tiếng Anh dễ dàng”, hay Changmakeup là “Sáng tạo trang điểm không giới hạn”.
5. Followers Relationship (Mối quan hệ với khán giả):
Bạn định vị bản thân là người như thế nào với follower?
Khi follower nhớ về bạn thì hình ảnh gì hiện ra đầu tiên?
Bạn tương tác với followers mình như thế nào?
Họp báo? Rep comment? Tặng quà?
.....
Một trong những công thức cơ bản nhất và áp dụng được nhiều lĩnh vực nhất đó là 20-80: “20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận”. Nếu bạn tập trung vào 20% follower thì họ sẽ duy trì 80% sự nổi tiếng của bạn. Họ tương tác: like, comment, share post của bạn từ lần này qua lần khác. Họ giới thiệu tên tuổi bạn đến những người khác. Một trong những KOL luôn chú tâm vào công việc này đó là Châu Bùi, luôn hashtag #teamchouchou trên mọi hành trình và hoạt động, gây dựng nên 1 cộng đồng trung thành.
6. Channel (Kênh hoạt động):
Bạn hoạt động trên những kênh nào: IG? Facebook? TikTok? TV? Youtube?.....
Đâu là kênh bạn hoạt động nhiều nhất?
Khán giả tương tác với bạn đâu nhiều nhất?
Ví dụ như MC Trấn Thành. Hiện anh hoạt động trên khá nhiều kênh: Facebook, Youtube, Tiktok, TV,.... và một số phương tiện khác tùy vào chiến dịch quảng bá. Tất cả các kênh đều có lượt tương tác khủng, tuy nhiên kênh mà Trấn Thành hoạt động chính và là nơi trở nên gần gũi với khán giả chính là sóng truyền hình.
7. Followers Segmentation (Phân chia followers):
Bạn đang hướng đến nhóm đối tượng nào?
Có bao nhiêu nhóm chính trong tệp followers của bạn?
Họ là ai? Độ Tuổi? Giới tính?
Nơi sinh sống? Tình trạng hôn nhân? Có còn đi học không?...
Họ thích những điều gì? Họ ghét những điều gì?
Hành vi, thói quen hàng ngày của họ?
…….
Nhìn chung công việc ô này là vẽ ra chân dung followers của bạn, nó sẽ tương đương với nhóm việc Market Research (Nghiên cứu thị trường) trong Marketing. Bạn biết càng rõ nhóm đối tượng độc giả của bạn thì sẽ có thể điều hướng công việc cũng như áp dụng các chiến dịch quảng bá một cách chính xác hơn. Ví dụ như Thủy Tiên và Bích Phương. Cả 2 đều thuộc thế hệ 8x và kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm, nhưng tệp fan Thủy Tiên lại lớn tuổi hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến phong cách âm nhạc của cả 2, trong khi Thủy Tiên lại đằm thắm và ballad thì Bích phương lại hướng đến dòng nhac EDM và pop.
8. Cost Structure (Cấu chúc chi phí):
Phân loại: Chi phí vốn, chi phí định kì
Bạn có cần phải chạy quảng cáo hay thuê team production house không?
Bạn có thuê dụng cũ hỗ trợ cho các post PR không? …...
Cơ cấu chi phí xuất phát từ các hoạt động chính của bạn. Chúng ta cần hoạch định và kiểm soát chi phí một cách tối ưu. Một khi đã có sơ đồ cho cấu trúc chi phí bao gồm các hạn mức, kế hoạch và quy trình. Khi đó bạn sẽ dễ dàng đảm bảo an toàn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
9. Cost Structure (Dòng lợi nhuận): Thu nhập của bạn đến từ đâu? Con số cụ thể là bao nhiêu? Nó có hòa đủ với số chi phí bạn bỏ ra không? …….
Tóm gọn lại, để phát triển bản thân và có thể đi xa hơn trong ngành Influencer Marketing với vai trò là “Người Ảnh Hưởng”, các KOL cần biết rõ bản thân và định vị được vai trò của mình các bên liên quan.