Mô hình Tam giác Hùng biện (Rhetorical Triangle), là một khái niệm cổ điển trong nghệ thuật hùng biện, được phát triển từ thời Hy Lạp cổ đại bởi nhà triết học Aristotle. Mô hình này dựa trên ba yếu tố chính: Ethos, Pathos, và Logos.
Ethos đại diện cho uy tín và độ tin cậy của người nói/ người viết. Đây là yếu tố mà khán giả dựa vào để xác định liệu họ có nên tin tưởng thông điệp của bạn hay không. Ethos liên quan đến cách bạn xây dựng hình ảnh cá nhân, thương hiệu, và mức độ chuyên môn của bạn trong lĩnh vực mà bạn đang nói đến.
Pathos liên quan đến khả năng khơi gợi cảm xúc của khán giả. Đây là yếu tố giúp bạn tạo ra một kết nối tình cảm với người xem, khiến họ cảm thấy được thấu hiểu và đồng cảm với những gì bạn chia sẻ. Pathos là công cụ mạnh mẽ để làm cho thông điệp của bạn trở nên có sức ảnh hưởng hơn, bởi vì nó đánh vào trái tim của người nghe/người đọc.
Logos là yếu tố logic của thông điệp. Đây là phần mà bạn sử dụng lý lẽ, dữ liệu, và bằng chứng để thuyết phục khán giả về tính hợp lý của thông điệp. Logos giúp củng cố sức mạnh của Ethos và Pathos bằng cách cung cấp những luận điểm rõ ràng, có cơ sở.
Mô hình này hoạt động như một tam giác đều, với mỗi đỉnh đại diện cho một yếu tố. Để có một thông điệp mạnh mẽ và thuyết phục, cả ba yếu tố này cần phải được cân bằng và liên kết chặt chẽ với nhau.
Chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ với ChatGPT (bản trả phí) để xem cỗ máy AI này có thể sử dụng mô hình Tam giác Hùng biện này như thế nào trong quá trình sản xuất nội dung. Ở lượt yêu cầu đầu tiên, đề bài là “Hãy giúp tôi viết một bài đăng Facebook 200 từ về chủ đề: TikToker và hội chứng burnout (kiệt sức)”. Đây là kết quả mà ChatGPT trả về:
Ở lượt yêu cầu thứ hai, đề bài là: “Hãy giúp tôi viết một bài đăng Facebook 200 từ về chủ đề: TikToker và hội chứng burnout (kiệt sức). Hãy sử dụng mô hình Rhetorical Triangle để triển khai bài viết này”.
Bạn quan sát được gì từ hai bản nội dung này? Đương nhiên, còn rất nhiều điều cần chỉnh sửa ở cả hai bài viết, nhưng khi ChatGPT được yêu cầu sử dụng mô hình Tam giác Hùng biện, bài viết có sự sáng tỏ và cân bằng hơn ở cả 3 khía cạnh: tính uy tín, tính logic, tính cảm xúc).
Mô hình Tam giác Hùng biện (Ethos, Pathos, Logos) không chỉ giúp nội dung trở nên thuyết phục và hấp dẫn hơn mà còn có thể được tích hợp vào quá trình lập kế hoạch nội dung một cách chiến lược. Dưới đây là cách content creator có thể áp dụng cả ba yếu tố này từ bước lập kế hoạch cho đến khi tạo ra nội dung hoàn chỉnh.
Ethos đóng vai trò như nền tảng của nội dung, thể hiện qua việc xây dựng uy tín và thương hiệu cá nhân. Uy tín này không chỉ đến từ thông tin chính xác mà còn từ cách bạn tạo dựng giá trị và hình ảnh cá nhân trong mắt khán giả.
Cụ thể trong quá trình lập kế hoạch và sáng tạo nội dung:
Pathos là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng mối liên kết cảm xúc với khán giả. Khán giả dễ dàng bị thu hút khi nội dung chạm đến cảm xúc của họ, khiến họ cảm thấy được đồng cảm và hiểu rõ hơn thông điệp của bạn.
Cụ thể trong quá trình lập kế hoạch và sáng tạo nội dung:
Logos giúp đảm bảo nội dung của bạn có cơ sở lý luận vững chắc và đáng tin cậy. Đây là phần mà bạn trình bày các luận điểm, số liệu và bằng chứng rõ ràng để thuyết phục khán giả.
Cụ thể trong quá trình lập kế hoạch và sáng tạo nội dung:
Khi cả ba yếu tố Ethos, Pathos, và Logos được kết hợp chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, nội dung của bạn sẽ trở nên thuyết phục và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Ethos xây dựng lòng tin và uy tín, Pathos tạo ra sự kết nối cảm xúc, trong khi Logos giúp thông điệp trở nên logic và thuyết phục.