Hashtag Analytics: Tất-tần-tật về phân tích và sử dụng hashtag

Thay vì sử dụng hashtag một cách cảm tính, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng triệt để hơn hiệu quả của hashtag
Đinh Trang
29/07/2021
Hashtag Analytics: Tất-tần-tật về phân tích và sử dụng hashtag

Đối với nhiều người, việc sử dụng hashtag trong các bài post trên các nền tảng MXH (Facebook, Instagram, TikTok…) chỉ như một thói quen, thấy mọi người làm thì mình cũng làm. Tuy nhiên, việc lựa chọn, nghiên cứu, tối ưu hiệu quả của hashtag là cả một thế giới kiến thức, tips & tricks phong phú để chúng ta tận dụng. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về việc phân tích và sử dụng hashtag. 

1, Hashtag là gì?

Hashtag là một từ hoặc một chuỗi các ký tự liên tiếp nhau và được đặt sau dấu thăng (#). Hashtag lần đầu tiên xuất hiện trên mạng xã hội Twitter vào năm 2007, sau đó mở rộng sang rất nhiều nền tảng MXH khác như Facebook, Instagram, TikTok,… Hashtag chủ yếu được sử dụng để phân loại nội dung trên các nền tảng MXH và giúp người dùng tìm thấy các bài đăng về từng chủ đề một cách dễ dàng hơn. Chỉ cần ấn vào một hashtag cụ thể, bạn sẽ được dẫn đến tất cả các bài viết khác có cùng hashtag đó. Khi một hashtag bất kì trở nên phổ biến, nó có thể thu hút nhiều người dùng hơn cùng thảo luận về các vấn đề có liên quan đến tag đó.

Dưới đây là 3 ví dụ về hashtag trên Instagram khi bạn lần lượt search: #recipe (bạn sẽ tìm thấy những công thức nấu ăn), #beautymakeup (các post về trang điểm), #vietnam (post về cảnh, con người, đồ ăn Việt Nam).

Quill Cloud

Nói về sự ra đời của hashtag, dù xuất hiện lần đầu tiên trên Twitter, đội ngũ của Twitter lại không phải cha đẻ của ý tưởng này. Năm 2007, Chris Messina - một người dùng Twitter, đã đến trình bày ý tưởng về việc sử dụng một ký tự, ví dụ như dấu thăng (#) để việc tìm kiếm các tweets trở nên dễ dàng hơn. Khi Biz Stone (một trong những founder của Twitter) nghe được ý tưởng này, ông không đánh giá cao và cho rằng nó quá “nerdy” - quá học thuật. Hai tháng sau khi ý tưởng bị từ chối, Chris kêu gọi những người sử dụng Twitter ở San Diego đồng loạt sử dụng hashtag, từ đó thúc đẩy Twitter phải cập nhật thuật toán và công nghệ để tổng hợp các thẻ hashtag. Kể từ thời điểm đó, bạn có thể click vào hashtag để tiếp cận những bài viết cũng sử dụng hashtag đó. 

Dưới đây là một số fact về hashtag:

  • Năm 2014, cụm từ “hashtag” đã được công nhận và định nghĩa trong từ điển Oxford English Dictionary
  • Các hashtag về văn hóa, giải trí xuất hiện nhiều và thông dụng hơn so với các hashtag về tin tức chính sự
  • Top 4 hashtag được gắn nhiều nhất trên Instagram (tính đến 2019) là #love, #life, #instagood, #photooftheday
  • Bộ hashtag có thể dùng cho cả tuần: #MondayMotivation, #TipTuesday, #WomanCrushWednesday, #ThrowbackThursday, #TGIF, #SaturdayVibe, #SundayFunday

2, Các thể loại hashtag

Về cơ bản, hashtag được chia làm 4 nhóm:

Quill Cloud

  • Hashtag về thương hiệu: Đây là những hashtag sử dụng tên thương hiệu, tên sản phẩm để tăng độ nhận diện. Mỗi một thương hiệu đều nên có một vài hashtag đặc trưng của riêng mình (Ví dụ: #theinfluencer, #hm, #mango)
  • Hashtag theo từng chủ đề: Hashtag này sẽ liên quan trực tiếp đến những điều bạn đang nói trên các nội dung social của bạn (Ví dụ: #influencermarketing, #thitruongmarketing,…)
  • Hashtag theo sự kiện: Khi bạn chuẩn bị tổ chức một sự kiện, hoặc một chiến dịch, bạn có thể tạo riêng một vài hashtag cho nó, và sử dụng hashtag này trong tất cả các bài post truyền thông cho chiến dịch. Ví dụ, nhân ngày kỉ niệm lần thứ 100 của mình, thương hiệu Oreo đã tạo một hashtag đặc biệt là #oreomoment (khoảnh khắc cùng oreo) để khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời của họ với sản phẩm Oreo.
  • Hashtag trending: Đây là những hashtag gắn liền với những xu hướng phổ biến tại từng thời điểm nhất định. Có thể nội dung của hashtag không thực sự phù hợp với thương hiệu của bạn, bạn vẫn có thể tận dụng để đưa thương hiệu của bạn được tìm đến nhiều hơn. 

3, Nên sử dụng bao nhiêu hashtag là vừa đủ?

Theo chuyên sang influencermarketinghub.com, dưới đây là số lượng hashtag lý tưởng để bạn sử dụng cho từng nền tảng: 

  • Facebook: 1–2 hashtags
  • Instagram: Không quá 30 hashtags (Trung bình từ 10 - 20 hashtag)
  • TikTok: 2–5 hashtags (nhớ rằng bạn chỉ có tổng cộng 100 ký tự trên caption)
  • Twitter: 1–2 hashtags
  • LinkedIn: 2–3 hashtags
  • YouTube: Không quá 15 hashtags (mọi hashtag sau đó đều không được tính)
  • Pinterest: 0 hashtags
  • Snapchat: 2–5 hashtags

4, Các chỉ số đo lường hiệu quả hashtag

Khi sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả hashtag, bạn sẽ được cung cấp rất nhiều các chỉ số, tuy nhiên, bạn sẽ cần tập trung nhất vào 4 chỉ số dưới đây:

Quill Cloud

  • Reach (Mức độ tiếp cận): Chỉ số này cho biết đã có bao nhiêu người xem nội dung của bạn và giúp bạn trả lời câu hỏi, liệu hashtag bạn đang sử dụng có đưa nội dung của bạn đến đông đảo đối tượng hơn hay không. 
  • Engagement (Mức độ tương tác): Chỉ số tương tác biểu hiện chất lượng content của bạn. Khi người đọc nhận thấy nội dung của bạn hữu ích, họ sẽ để lại những hành vi như like, share, comment. Với một số công cụ phân tích, bạn sẽ biết được mức độ tương tác của những người tìm được đến bài post của bạn thông qua từng hashtag. 
  • Hashtag popularity (Mức độ phổ biến của hashtag): Một trong những điều tuyệt vời nhất có thể xảy ra là hashtag bạn tạo ra trở nên thịnh hành. Mức độ phổ biến của hashtag biểu thị việc đã có bao nhiêu bài post từng sử dụng hashtag đó, đồng nghĩ với việc có nhiều người đang bàn về chủ đề đó/ sản phẩm đó/ thương hiệu đó hay không. Thẻ hashtag càng phổ biến, nội dung của bạn càng có nhiều khả năng tiếp cận được nhiều người. 
  • Demographics (Nhân khẩu học): Đặc điểm nhân khẩu học của một hashtag thể hiện thông tin cơ bản về tuổi, giới tính, địa điểm sống, nghề nghiệp,...của những người đã từng sử dụng hoặc follow một hashtag cụ thể. Bạn sẽ không muốn sử dụng một hashtag mà người follow chủ yếu là các bạn trẻ từ 12 - 18 tuổi, trong khi sản phẩm của bạn dành cho người đang đi làm ở độ tuổi trên 25. 

5, Những công cụ nghiên cứu hashtag dễ sử dụng nhất

Ở một số nền tảng MXH, bạn có thể tiếp cận một số chỉ số cơ bản về hashtag. Ví dụ, khi search một hashtag trên Instagram, bạn có thể biết được có bao nhiêu người follow hashtag đó. Đồng khi, trong những bài viết có gắn hashtag, mục insight của từng bài viết cũng cho bạn biết có bao nhiêu người tiếp cận bài post của bạn qua hashtag. 

Thế nhưng, nếu muốn có sự phân tích sâu hơn, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của một số công cụ. Dưới đây là 5 công cụ nghiên cứu phổ biến nhất, được gợi ý bởi chuyên trang influencermarketinghub.com

#1. Brand24

Brand24 là một công cụ phân tích và giám sát hiệu quả các thẻ hashtag theo thời gian thực. Brand24 đo lường chủ yếu trên các nền tảng: Twitter, Instagram, TikTok, Twitch. 

Trên tab Phân tích, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều dữ liệu xung quanh các thẻ hashtag của mình như: Khối lượng đề cập; Phạm vi tiếp cận; Mức độ tương tác; Chỉ số cảm xúc; Bối cảnh thảo luận. 

Giá: Bạn có 14 ngày dùng thử miễn phí. Sau 14 ngày này, nếu tiếp tục muốn sử dụng, bạn sẽ cần trả từ $49 một tháng. 

#2. Talkwalker

Talkwalker cũng là một cái tên khá phổ biến trong thị trường nghiên cứu dữ liệu MXH. Đây cũng là một công cụ phân tích và giám sát hoạt động trên các nền tảng MXH, trong đó có các hashtag. Talkwalker có thể đo lường về số lượng đề cập, phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và nhiều chỉ số khác. 

Bạn cũng có thể dùng công cụ này để phân tích cách các đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng hashtag, tìm kiếm top influencer đang theo dõi và sử dụng những hashtag bạn cũng đang dùng để hợp tác cùng. 

Giá: Tùy nhu cầu từng doanh nghiệp, Talkwalker sẽ cung cấp mức giá riêng, bạn có thể liên hệ trực tiếp để có thông tin cụ thể. 

#3. Buzzsumo

BuzzSumo là một công cụ hữu hiệu để biết được những chủ đề đnag được thảo luận nhiều nhất trên MXH. Bạn có thể tìm kiếm các thẻ hashtag cụ thể để xem mức độ phổ biến của chúng trên các nền tảng MXH khác nhau. BuzzSumo cũng sẽ liệt kê các bài post hiệu quả nhất có sử dụng thẻ hashtag mà bạn đang tìm kiếm. 

Giá: Miễn phí với một số tính năng. 

#4. All-Hashtag

All-Hashtag là một công cụ tạo hashtag miễn phí cho riêng nền tảng Instagram. Chỉ cần gõ mà đây một từ khoá, nền tảng sẽ cung cấp cho bạn khoảng 30 hashtag có liên quan, từ đó, bạn có thể lựa chọn thêm những hashtag trong cùng một chủ đề để xây dựng bộ hashtag của mình. 

Giá: Miễn phí

#5. Social Researcher

Social Searcher là một công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội miễn phí. Bạn có thể sử dụng nó để theo dõi cả người dùng và lượt đề cập - bao gồm cả lượt đề cập hashtag.

Công cụ này cho phép bạn theo dõi tất cả các lượt mention trên mạng xã hội và website. Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng để đo lường và theo dõi những gì mọi người đang nói về công ty, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc một thẻ hashtag của bạn. Social Searcher cũng cho phép bạn khám phá các hashtag phổ biến nhất trên Instagram, Twitter và một số MXH khác. 

Giá: Miễn phí. 


MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa