Giải mã sức hút thế hệ mới của các Opinion Leaders - KOC

KOC được coi là thế hệ thấu hiểu insight khách hàng, củng cố những lời đánh giá khách quan ở sản phẩm và hơn thế nữa.
Youngsters Marketing for
18/09/2021
Giải mã sức hút thế hệ mới của các Opinion Leaders - KOC

KOC là tên gọi cho xu hướng mới nổi tại Trung Quốc khoảng 1-2 năm trở lại đây. KOC là từ viết tắt của Key Opinion Customer, được định nghĩa là những người có sức ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng. Mọi người có thể hiểu nó tương đương với reviewer/ blogger trên Instagram hay YouTube.

Li Jiaqi, hay còn được gọi với cái tên Austin Li hoặc “Vua son môi” (Lipstick King) là chàng trai đã tạo nên xu hướng KOC, hiện đang sở hữu gần 40 triệu người theo dõi trên Tiktok. Li đã từng kiếm hơn 145 triệu đô trong ngày Lễ Độc Thân, thậm chí, trong một chương trình thử thách, Li đã chiến thắng Jack Ma khi bán được 1000 cây son chỉ trong 15 phút.

Quill Cloud

Vậy điều gì khiến anh ấy trở thành tiêu điểm tại Trung Quốc, chiếm trọn trái tim của nhiều chị em trên mạng xã hội?

  • Thấu hiểu Insight khách hàng

Hơn 70% người tiêu dùng thế hệ Z ở Trung Quốc - những người sinh sau năm 1995 - thích mua hàng trực tiếp thông qua mạng xã hội hơn là các kênh khác; con số này trên toàn cầu trung bình là 44%.

Xuất phát từ một Streamer về trang điểm và son môi, Li Jiaqi cho rằng “Nếu một người đàn ông trông hoàn hảo với màu son này, thì chắc hẳn người phụ nữ sẽ càng tuyệt vời hơn”. Li thích thử trực tiếp tất cả màu son lên môi, sau đó tự mình sẽ đưa ra đánh giá về màu sắc, từng khía cạnh và kết cấu của cây son. Đối với Li, việc thử son như thế chỉ là một cách độc đáo để thực hành bán hàng online và tương tác với người xem của mình. Điều này vô tình đánh trúng insight của phần lớn netizens Trung Quốc – những người muốn mua sắm trực tuyến nhưng không thể thử tất cả cây son tại cửa hàng. Bởi vì, phần lớn người tiêu dùng làm đẹp ở Trung Quốc thường sống ở những thành phố cấp 3 hoặc cấp thấp, những nơi hầu như không có các cửa hàng bán mỹ phẩm.

Kể từ sau khi Covid-19 xảy ra, những buổi livestream của Li còn được lan rộng ra toàn cầu với lượt xem tăng 119% so với 2020. Xu hướng này đã cho thấy mong muốn nhận được khi tương tác giữa người với người không chỉ là mua hàng trực tuyến. Họ muốn sự kết nối, những cuộc tranh luận và chia sẻ ý kiến. Tại Trung Quốc, thị trường livestream đã chạm đến 613 triệu người trong năm 2020.

  • Sự thành công của nền công nghiệp Celeb và KOL tại Trung Quốc

Cộng đồng mạng Trung Quốc thường đánh giá rất cao những lời khuyên của Celeb hoặc người ảnh hưởng. Với họ, ý kiến từ người khác là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp họ đưa ra lựa chọn tốt nhất. Tại các thành phố vừa và nhỏ của Trung Quốc, Celeb và KOL ảnh hưởng đên 87% quyết định của những người thích mua sắm. Trong khi đó, con số này chỉ ở mức 75% tại các thành phố lớn.

Tại Trung Quốc, truyền thông xã hội và thương mại điện tử được tích hợp với nhau.

Ví dụ, các nền tảng như WeChat và Douyin cho phép đăng các đường link sản phẩm ngay bên trong ứng dụng của họ. Người dùng có thể mở các đường link này, chọn một món đồ và trả tiền trong khi đang đọc một bài viết hay xem video. Mình thấy nền tảng này tương tự như Facebook và Tiktok tại Việt Nam.

Tại Mỹ và Anh, nếu Influencer không thông báo với người dùng rằng nội dung họ đang nói đến hay đăng tải là một quảng cáo được tài trợ sẽ vi phạm các quy định về quảng cáo. Trong khi ở Trung Quốc, họ không có nghĩa vụ pháp lý phải làm thông báo trước rằng họ được trả tiền để nói về một nội dung nào đó.

  • Củng cố niềm tin cho người xem những đánh giá khách quan về sản phẩm

Điểm khác nhau lớn nhất giữa Key Opinion Leader (KOL) và Key Opinon Customer (KOC) chính là lượng followers; nội dung chia sẻ. Công chúng đều biết một điều rằng những gì mà KOL làm đều phải được trả tiền. Trong khi đó, KOC lại là những người sẵn sàng đưa ra những đánh giá, chia sẻ chân thật về sản phẩm, thương hiệu cho người xem của mình. Và sự thành công của Li Jiaqi đến từ việc anh ấy biết cách kết hợp được cả 2, giữa sức ảnh hưởng của KOL và tính xác thực của KOC.

Liên hệ về Việt Nam thì mình đang thấy xu hướng này khá nổi ở các hình thức Livestream bán hàng và Review đồ trên Tiktok hoặc Youtube. Đồng thời, nếu xét về bài toán kinh tế thì KOC giúp giảm bớt chi phí hơn rất nhiều mà vẫn đem lại hiệu quả khả quan về mặt doanh thu.


Nguồn: Marketing for youngsters

MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa