emagazine image

Điều gì tạo nên màu sắc của một blogger thời trang thú vị? Kiến thức của họ, óc thẩm mỹ, những đánh giá sắc sảo và chuyên sâu? Đúng nhưng chưa đủ. Để một blogger được nhớ tên trong cái giới thời trang vốn đầy khắc nghiệt, họ còn phải có một cá tính khó trộn lẫn.

Dù mới bắt đầu được biết đến khoảng 2 năm trở lại đây, thế nhưng những gì Trí Minh Lê làm được không hề đơn giản. Từ một người tự nhận mình là “tay ngang”, là “kẻ ngoại đạo”, Trí Minh Lê tạo nên một dấu ấn rất riêng của mình trong làng thời trang, với những bài viết dài dằng dặc cùng giọng văn châm biếm, hài hước nhưng không kém phần gay gắt. Không dừng lại ở đó, Trí Minh Lê còn tạo ra Phiếm Thời Trang và It’s Ok!, hai podcast với nội dung xoay quanh thời trang đang được yêu thích nhất hiện tại. Dù thích, dù ghét, nhưng không ai phủ nhận được rằng mình bị cuốn theo những nội dung khi thì hàn lâm, lúc lại cực đoan, và không thiếu sự trào phúng của anh chàng này.

emagazine image
emagazine image

Tôi thường nói mình là một kẻ ngoại đạo. Tôi bắt đầu với thời trang là bởi niềm đam mê, rồi sau đó là ứng dụng góc nhìn của một đứa học kinh doanh vào những gì mình chia sẻ. Bạn biết không? Thời trang là xu hướng, là sự sắp đặt của những tập đoàn hàng đầu để tạo ra những thứ khiến cả thế giới sôi sục. Bản chất thời trang là kinh doanh. Đứng ngoài nhìn vào, bạn có thể thấy thị trường Việt Nam hiện tại thật hào nhoáng. Còn tôi lại muốn chia sẻ thêm nhiều những góc nhìn đa chiều để mọi người nhìn rõ hơn cốt lõi của những gì đang vận hành.

emagazine image

Chắc có lẽ là khi tôi còn học cấp 3, khi hiphop mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Thật ra ngày ấy, lứa chúng tôi cũng giống các bạn trẻ bây giờ. Các bạn Tiktoker, Influencer hay những Content Creator cũng đang đi con đường y chang tôi ngày trước. Nhưng ngày xưa, thế hệ của chúng ta đâu có nhiều thứ để xem, nhưng vì ít nguồn thông tin nên ta chịu đào sâu hơn.

emagazine image

Khi trở lại Việt Nam, tôi nhận thấy cả thời trang lẫn xe cộ đều phục vụ cho mục đích lớn hơn, đó là lối sống cá nhân. Mọi người đều đang xây dựng một lifestyle của riêng mình. Ở Việt Nam, mọi người định hướng lifestyle dựa trên một hình mẫu có sẵn. Giống như việc hiện nay có rất nhiều thương hiệu nội địa làm đồ rất ổn, nhưng nếu khách hàng không hiểu họ đang làm cái gì thì rõ ràng chẳng ai sẵn sàng chi 2-3 triệu cho một sản phẩm được. Nhận thấy điều đó, với niềm đam mê, với những gì được học và được đào tạo, tôi thấy mình phù hợp và sẵn sàng bước chân vào thị trường Việt Nam.

emagazine image
emagazine image

Tôi cũng chia sẻ thẳng thật là, tôi vốn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ban đầu, tôi tiếp cận các chủ đề theo kiểu xéo sắc. Tôi nghĩ sẽ nhiều người hiểu, nhưng cuối cùng cũng có những bạn chưa đủ trải nghiệm để hiểu hết những gì tôi muốn nói. Vậy nên tôi nói thẳng. Thẳng hơn nữa. Bản chất ở nước ngoài hay Việt Nam, cách xây dựng nội dung có màu sắc drama là con dao hai lưỡi. Nhưng rõ ràng, nếu tôi viết những bài dài thì… không phải ai cũng đọc. Làm sao tôi có thể bắt ai đó đi làm cả ngày về đọc bài 2000 từ của mình? Rất khó trừ khi đó là một chủ đề mà họ thật sự quan tâm. Bởi vậy, tôi chọn phương án nhiều rủi ro hơn: Tạo ra một nhân cách khác trên Internet.

emagazine image
emagazine image

Một người có góc nhìn đa chiều. Có thể độc giả nghĩ rằng tôi đanh đá, chanh chua, thậm chí thượng đẳng và sĩ diện - nhưng đó là góc nhìn của họ, tôi không thể thay đổi điều đó. Ít nhất, khi nhắc đến tôi, độc giả vẫn nhớ tới một người mang đến cho họ những giá trị riêng, một góc nhìn để họ tự đúc kết lại về bất cứ vấn đề nào được đề cập.

emagazine image
emagazine image

Thật ra việc được mọi người đón nhận đều nằm trong tính toán của tôi khi bắt đầu “Phiếm thời trang”. Tôi sẽ trở thành một con người mới sẽ tiếp cận được với số đông nhiều hơn, mọi thứ đều nằm trong kế hoạch và đó là hướng đi tôi đã vạch sẵn. Dù vậy, tôi vốn được yêu thích bởi những bài viết mang tính học thuật và chuyên môn. Khi tôi có “Phiếm thời trang”, nhiều độc giả lại nói: “Ông Trí ngày xưa đâu rồi”. Tôi nghĩ, đó là câu chuyện mà người làm nội dung nào cũng gặp phải.

emagazine image

Tôi thấy hình ảnh của mình đang nghiêng về những gì đanh đá, chanh chua, thậm chí toxic. Nhưng tôi muốn cân bằng lại, để giá trị của mình mang tới cộng đồng nhiều hơn. Khi nào 80% những người đó nói rằng: “Cậu này đanh đá, chanh chua, nhưng tôi cảm thấy cậu ấy mang đến giá trị cho mình”. Đó mới là điều tôi muốn.

emagazine image
emagazine image

Tôi nghĩ, “rối loạn phong cách” không chỉ ở thời trang mà còn là ở bộ mặt chung của xã hội hiện tại. Chúng ta có quá nhiều khái niệm. Nhiều khi các bạn trẻ sử dụng những khái niệm đó nhưng lại không thật sự hiểu nó. Các bạn nhận thức về các vấn đề tâm lý như gaslight, trầm cảm, bipolar… nhưng lại không đào sâu để nghiên cứu. Sự rối loạn trong việc chọn lọc và tiếp nhận thông tin xảy đến như một lẽ dĩ nhiên.

emagazine image

Short-form content đã là xu hướng của cả xã hội từ rất lâu nay. Nhưng tôi vẫn quyết định đi trên con đường của mình. Tôi bắt đầu viết dài từ năm 2019, hướng phát triển của tôi cũng không phải là trở thành một hot TikToker với mấy triệu followers. Cách tôi làm về thời trang cũng giản dị, tôi tự quay bằng điện thoại, cũng có người xem, nhiều người tương tác, và trong cộng đồng thời trang thì podcast tôi làm cũng thuộc hàng nhiều người coi nhất rồi. Tôi nghĩ, quan trọng nhất là định hướng của mình ra sao. Mình tìm kiếm món ăn của riêng mình, tạo ra khẩu vị đặc biệt, thay vì tìm đến gà chiên, khoai tây chiên thì sao không thử sáng tạo một cái gì đó đặc biệt hơn? Dù không nhanh nhưng ngon, và kiểu gì người ta cũng muốn ăn?

emagazine image
emagazine image

Dù tôi đanh đá, chua ngoa - nhưng con số tôi mang lại về tương tác cũng chứng minh rằng thị trường cần điều đó. Quan trọng là điều chỉnh cách tiếp cận để họ có thể hiểu được. Ví dụ để nói về thời trang, “Phiếm Thời Trang” là cách làm gần gũi, “đá” vấn đề gần tới người nghe, kể cả những người không biết nhiều về thời trang nghe cũng có thể hiểu được. Với những người đã hiểu, tôi cố gắng cho họ thấy thứ họ đang khó chịu là gì? Với người chưa biết, tôi mang đến cho họ góc nhìn.

Chẳng hạn, bạn có một trang trại rộng lớn với nhiều con cừu, bạn sẽ phải có 2 chú chó chăn cừu nổi bật, thậm chí là sói - để tạo ra một môi trường cân bằng. Nếu ai cũng là sói thì ai sẽ là cừu, và ngược lại? Vấn đề chính ở đây là, nếu ai cũng đi theo một xu hướng thì nội dung sẽ bị bão hòa. Những người giống như tôi sẽ chỉ ra được những điều thú vị để phân tích từ góc nhìn tốt hơn cho mọi người.

emagazine image
emagazine image

Để gọi là một KOLs đúng nghĩa tại Việt Nam, như tôi biết, thì… đếm trên một bàn tay. Còn lại thì là những seeder. Mọi người nhận thông tin, quay chụp hình và đưa thông tin có sẵn của thương hiệu. Một KOLs đúng nghĩa là khi họ đưa ra đúng quan điểm và góc nhìn của họ. Theo quan sát của tôi, bất kỳ một khái niệm nào ở thị trường Việt Nam cũng ít nhiều bị lệch lạc (KOLs, KOC, Influencer, reviewer). Ngay cả ngành reviewer cũng đang là một nghề hot, nhưng reviewer là phải sử dụng, nhận thức sản phẩm, dựa trên kiến thức để nhận xét công tâm nhất tới người xem. Còn bây giờ, chủ yếu các reviewer chỉ đang làm việc là đưa lại các dạng thông tin khác nhau. Tôi không thấy nhiều ý kiến cá nhân nào ở đó, thậm chí nhiều khi là vì… nhận tiền thì phải làm.

Dĩ nhiên, tôi cũng có những thương hiệu booking. Nhưng tôi luôn nói chuyện với họ rằng: Hãy để tôi được là bản thân mình, được viết những gì mình muốn. Tôi sẽ cố gắng công tâm và không sử dụng ngôn từ để ảnh hưởng tới thương hiệu. Đó là nguyên tắc lớn nhất của tôi khi làm việc với bất cứ brand nào.

emagazine image
emagazine image

Bản chất thời trang là vậy mà! Khi làm thời trang, mọi người thường có một câu nói rất quen, đó là: “Thượng đẳng”. Vốn dĩ nghệ thuật, thời trang là hào nhoáng, là cần đi đôi với người nổi tiếng, là sàn runway và thảm đỏ. Thời trang sinh ra để tăng giá trị cho con người. Sự hào nhoáng là bắt buộc, sự phân tầng cũng vậy. Thế nên bạn cảm thấy nó bề ngoài cũng là dĩ nhiên.

emagazine image
emagazine image

Tôi nghĩ việc này phụ thuộc vào quá trình. Ví dụ, nếu Lê Bống xuất hiện trên các sàn runway và trở thành vedette, trong mắt một nhà sản xuất hẳn sẽ thấy cô bé đang muón thoát ra hình ảnh của một TikToker và thử sức ở lĩnh vực mới. Nhưng nếu truyền thông nói rằng: “Lê Bống xuất hiện với những bước sải hoàn mỹ trên sàn runway”, hay “Lê Bống trở thành siêu mẫu” - thì đó những sự hào nhoáng và phô trương có thái quá, thậm chí thiếu tôn trọng với người trong ngành. Có những người đang rất cố gắng nhưng lại không được ghi nhận, bởi họ không có nhiều giá trị truyền thông. Dẫu có khả năng nhưng lại thiếu đi phần danh tiếng.

emagazine image

Ngày xưa như thế là đúng. Tại sao những nội dung về nhà đẹp, xe đẹp luôn thu hút được người xem? Bởi những nội dung đó cung cấp cho người ta thứ họ chưa có được và luôn tò mò. Ví dụ như bác Thái Công hay Fabo Nguyễn, mỗi người mang đến một cảm giác khác nhau nhưng họ đều hé lộ một thế giới mà số đông muốn chạm tới và khát khao có được. Muốn làm nội dung nhiều người coi thì phải… có tiền, đặc biệt là nội dung về thời trang. Dù vậy, chuyện đó chỉ phổ biến vào giai đoạn 2016 - 2017. Bây giờ, các bạn trẻ có thể dùng đồ Taobao/ Quảng Châu để phối đồ, miễn sao có ưu thế về ngoại hình và cách làm content thì vẫn có thể nổi tiếng mà không cần sử dụng đồ đắt tiền.

GenZ là thế hệ không còn quan tâm quá nhiều về thương hiệu nữa, nếu xét về mặt bằng chung. Millennials và những thế hệ trước nữa quan tâm nhiều về hình ảnh bản thân, về thời trang và về số tiền họ bỏ ra. Gen Z lại khác. Họ đã và đang thay đổi cấu trúc của ngành thời trang. Nếu như ngày xưa, một tập đoàn lớn như LVMH đi theo công thức có sẵn, đưa truyền thông và người nổi tiếng làm yếu tố then chốt để tạo ra trend. Màu gì xuất hiện nhiều? Chất liệu nào? Kiểu dáng ra sao? Từ đó mới ảnh hưởng tới người dùng ở dưới, từ nano, micro và đến tập mass. Nhưng bây giờ, với sự xuất hiện của TikTok, quá trình này lại bắt đầu từ dưới lên, chính người dùng mass mang đến những khái niệm mới. Đó là sức mạnh của GenZ, các bạn không bị kiểm soát quá nhiều bởi các thương hiệu thời trang mà tự tạo ra xu hướng dù đôi khi nó rất… nhạt.

emagazine image
emagazine image

Tôi muốn làm thật nhiều nghề để duy trì cuộc sống.

Công việc này đúng nghĩa là có tiếng mà không… có miếng. Để sống bằng thứ hiện tại một cách ổn định và dư dả thì rất khó, vậy nên tôi muốn thử sức mình với thật nhiều công việc để duy trì đam mê này. Tôi quan niệm rằng, đam mê nuôi được mình là đam mê tốt. Còn đam mê không nuôi được mình thì là đam mê độc hại.

emagazine image

Chắc là ở mức vừa vừa đấy. Thỉnh thoảng tôi cũng nhận được brand booking, nhưng tôi vẫn muốn phát triển được một dòng merchandise của riêng mình để thương mại hóa. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn phát triển các podcast/ show của mình thành một thứ gì đó định kỳ và có sức ảnh hưởng hơn. 

Ngoài công việc chính thì hiện tại tôi cũng đang làm việc cho các chiến dịch của nhiều thương hiệu, cố vấn hoặc định hướng cho họ. Thường thì những người làm hoặc học về thời trang đều có một cái tôi khá là cao, họ rất tin vào bản thân mình. Nhưng bạn biết không, đa phần các tập đoàn thời trang lớn đều có một team đóng vai trò then chốt trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường - team cố vấn. Họ là những người sẽ đánh giá sản phẩm liệu có bán được không? Phải thay đổi như thế nào? Làm sao để bán ra thị trường? Từ đó phản hồi ngược lại nhà thiết kế, và rất nhiều khi nhà thiết kế phải hạ cái tôi xuống để thỏa hiệp. 

Ở con đường dài hơn - như đã chia sẻ - bản chất của tôi là người làm thời trang nhưng có góc nhìn của một đứa học business. Tôi muốn tạo ra một agency tư vấn về thời trang, tạo ra một thế hệ Trí Minh Lê 1, 2, 3, 4… đúng nghĩa influencer với những tính cách riêng để định hướng lại thị trường.

emagazine image
emagazine image

Bây giờ, khi nhắc đến thời trang, trong đầu tôi nghĩ đến nhà thiết kế, stylist, nhiếp ảnh, marketing… Thời trang là một ngành đặc thù, nó đòi hỏi từng mảng miếng chuyên môn đều chuyên biệt, điều đó quyết định sự thành bại của một thương hiệu. Tôi nghĩ càng ngày sẽ càng có nhiều cơ hội hơn nữa cho ai muốn dấn thân vào mảnh đất này. 

Cảm ơn Trí về cuộc nói chuyện này và chúc bạn thành công với những dự định sắp tới.

emagazine image
emagazine image

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa