Vào năm 2024, cộng đồng TikTok sẽ khơi dậy một tư duy mang tính thay đổi, hay còn được gọi là creative bravery. Sự sáng tạo này được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa trí tò mò, trí tưởng tượng (creative), những tổn thương và lòng can đảm (bravery). Các thương hiệu sẽ thể hiện creative bravery trên TikTok để xây dựng kết nối cộng đồng sâu sắc hơn, nhờ đó khơi gợi sự tò mò và tạo dựng niềm tin sâu sắc hơn với khán giả của họ.
Sofia Hernandez - Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh Toàn cầu của TikTok cho biết: "Năm 2023 đã chứng kiến lượng khán giả hơn 1 tỷ người thường xuyên đến với TikTok để tìm kiếm cộng đồng, mang đến nhiều ngạc nhiên và thích thú. Trong thời đại mà việc kể chuyện trở nên dễ đoán, TikTok thể hiện sự sáng tạo mà không có một khuôn mẫu điển hình nào.
Vào năm 2024, chúng ta sẽ thấy cộng đồng TikTok xây dựng dựa trên điều này theo những cách mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Được kết hợp bởi sự tò mò, trí tưởng tượng, những tổn thương và lòng dũng cảm - creative bravery sẽ được truyền vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta."
Dựa vào những phân tích và nghiên cứu, TikTok đã tập trung vào các xu hướng lâu dài và khả thi nhất được gọi là Trend Signals. Cụm từ này được định nghĩa là các mẫu nội dung thể hiện các hành vi và sở thích mới nổi mà thương hiệu/các nhà sáng tạo có thể tận dụng, từ đó đưa ra chiến lược nội dung dài hạn hơn.
Trend Signals có thể được chia thành ba loại:
Mọi người đến với TikTok không chỉ tìm kiếm một “câu trả lời đúng” duy nhất. Mọi sự tò mò và quan tâm đều dẫn đến những quan điểm phù hợp, những nội dung chưa được khám phá và hành động ngoài đời thực nhờ tư duy tích cực. Trên thực tế, người dùng TikTok có khả năng đồng ý cao hơn 1,8 lần khi TikTok giới thiệu cho họ những chủ đề mới mà họ thậm chí còn không biết là mình thích.
Thương hiệu tiên phong về sắc đẹp Clinique đã nắm bắt được sự thay đổi của TikTok trong chiến dịch giới thiệu loại kem nền mới, thành công thu hút khán giả bằng cách dựa vào sức mạnh của sự khám phá, sáng tạo và cộng đồng trên nền tảng này. Cụ thể, hãng đã khai thác nền tảng tìm kiếm của TikTok bằng cách tận dụng Search Ads Toggle. Đây là tính năng mới trên Ads Manager của TikTok, giúp tiếp cận những người dùng đang tìm kiếm các cụm từ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Cùng với đó, hãng cũng đã hợp tác với KOC nổi tiếng như @cameronvalentina và @tatianacorreiamua, sử dụng Spark Ads - một định dạng quảng cáo sử dụng nội dung TikTok để làm mẫu quảng cáo nhằm tạo ra sức hút tự nhiên và gần gũi.
Thành công của Clinique trong việc thúc đẩy sự cân nhắc thông qua tìm kiếm đã dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi tăng đáng kể 441% và tỷ lệ click tăng mạnh 51%. Search Ads Toggle cũng thu về 74.000 lượt hiển thị tìm kiếm gia tăng đầy ấn tượng, chứng tỏ khả năng của công cụ tìm kiếm TikTok trong việc thúc đẩy mức độ cân nhắc.
Việc áp dụng các tính năng mới của TikTok đã trở thành casestudy đáng học tập của Clinique. Từ đó, các thương hiệu có thể tạo ra nội dung liên quan, thú vị và hữu ích, khơi gợi mọi sự tò mò ngay cả từ những nội dung mà cộng đồng không biết là họ có.
Trong bối cảnh thực tế có chút áp lực, người dùng TikTok đã đón nhận một cộng đồng chung được gọi là #delulu hay sự thoải mái ảo tưởng (Delusional Comfort). Bắt nguồn từ văn hóa fandom, #delulu là cách viết biến tấu từ “delusional”, mang nghĩa là ảo tưởng, tin vào những điều không có thật. Thuật ngữ này được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014 bởi cộng đồng fan K-pop. #delulu trở thành xu hướng trên TikTok khi người dùng dần tin rằng một chút “ảo tưởng” cùng tư duy “không hề thua kém người khác” sẽ giúp họ gặp được thành công trong sự nghiệp. Ngoài #delulu, hashtag #delusionship hay #tubegirl cũng trở thành xu hướng với thông điệp tương tự nhằm thúc đẩy sự tự tin.
Thương hiệu mỹ phẩm MAC dã tận dụng #tubegirl để sáng tạo nội dung của mình một cách thành công. Cụ thể, nhằm khuyến khích sự tự tin của các cô gái, thương hiệu này đã hợp tác cùng TikToker @sabrinabahsoon, chia sẻ cảm giác của cô ấy về MAC ở bất cứ đâu với câu nói “Yes, I’m a M.A.C girlie”.
Từ nội dung này đã thể hiện rõ TikTok là nơi những tiếng nói đa dạng được hình thành, với nhiều hình thức cộng tác và các khía cạnh chủ đề đang được lật ngược lại. Điều này cũng được thể hiện ở cách hoạt động của các video hiện nay, khi 3 phần của video không còn theo thứ tự Mở bài - Thân bài - Kết bài, mà phần kết thúc - hay dễ hiểu hơn là đáp án của những chủ đề được đưa ra thường đưa lên đầu video nhằm khơi dậy sự tò mò của người xem và mang đến cảm giác mới lạ.
IGG (Internet Gaming Gate) đã áp dụng công thức này khi ra mắt trò chơi mới Viking Rise trên TikTok. Từ TopView đến Reach & Frequency (Phạm vi tiếp cận & Tần suất), thương hiệu này đã giới thiệu nhiều loại quảng cáo “let’s play”, khiến người chơi game hào hứng với những lần ra mắt tính năng mới. IGG cũng triển khai Branded Mission (Sứ mệnh thương hiệu) cùng Branded Effect (Hiệu ứng thương hiệu), sáng tạo hiệu ứng “Spin the wheel” độc đáo nhằm thu hút người dùng trải nghiệm cảm giác mở khóa một số nhân vật nhất định trong trò chơi dù chưa từng trải nghiệm game, thành công tiếp cận 400 triệu người dùng TikTok trong quá trình này.
Thay đổi cấu trúc bằng cách đưa nội dung hấp dẫn nhất lên đầu tiên sẽ khơi dậy sự hứng thú của người xem trong vài giây đầu, từ đó khiến họ xem lâu hơn 1,4 lần so với bình thường.
Nếu ngày trước, các thương hiệu không chắc chắn về sự tin cậy và minh bạch trước những kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng, thì giờ đây, các thương hiệu đang dần lắng nghe và phát triển cùng với khán giả của họ.
Đưa những sản phẩm quảng cáo trực tiếp vào cuộc sống, thương hiệu chăm sóc trẻ em MAKUKU của Indonesia đã hợp tác với những TikToker ở địa phương trong cộng đồng mẹ và bé, tham gia vào sự kiện ra mắt sản phẩm của họ. Những người sáng tạo này đã sử dụng hai từ khóa “Best” và “Love” được thương hiệu tạo ra trước đó, dẫn đến doanh số bán hàng tăng 500% và tăng 20% khách hàng từ TikTok tìm đến cửa hàng.
Đối với các thương hiệu, điều quan trọng là phải coi mỗi chiến dịch là cơ hội để chia sẻ, lắng nghe và học hỏi, cùng nhau xây dựng niềm tin và giá trị thương hiệu để tạo ra lòng trung thành sâu sắc hơn trong mắt khách hàng. Theo thống kê của TikTok, sau khi xem quảng cáo trên nền tảng này, người xem tin tưởng thương hiệu hơn 41%, có khả năng trung thành với thương hiệu cao hơn 31% và có khả năng nói rằng thương hiệu này phù hợp với con người họ cao hơn 33% (so với trước khi xem quảng cáo trên TikTok). Những quảng cáo này dường như đang thành công thúc đẩy được hành động ngoài thực tế tương tự như những tương tác trên nền tảng này.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về báo cáo này tại đây!