Hình thức kết hợp với Influencer/KOLs để tiếp thị sản phẩm không phải là cách thức quảng cáo truyền thống mà thương hiệu áp dụng để gây ấn tượng với đối tượng khách hàng. Thay vào đó, cách thức này là để thương hiệu tiếp cận ở mức độ thân mật và tương tác tốt hơn với khách hàng có sẵn và tiềm năng.
Xây dựng mối quan hệ bền vững với Influencer là cách tốt nhất để tận dụng sự tương tác và sức ảnh hưởng của Influencer một cách hiệu quả, nhằm lan tỏa thông điệp và giá trị của thương hiệu đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Nỗ lực xây dựng mối quan hệ lâu dài cùng Influencer là cách tốt nhất để các thương hiệu gặt hái được những lợi ích ổn định và liên tục. Bởi cốt lõi của Influencer marketing là tính xác thực (authenticity). Influencer duy trì được lượng theo dõi ổn định bằng cách tương tác chân thực với followers. Một Influencer thường xuyên chia sẻ về một thương hiệu, tương tác với thương hiệu có thể khiến followers thực sự tin tưởng vào tính xác thực tồn tại trong mối quan hệ của thương hiệu với Influencer. Với sự hiểu biết đó, có thể dễ dàng hiểu tại sao mối quan hệ lâu dài với Influencer lại tạo ra cảm giác chân thực hơn cho người tiêu dùng. Các Influencer đồng hành lâu dài, duy trì sự yêu mến, thấu hiểu thương hiệu, họ có thể trở thành gương mặt tiềm năng cho vị trí đại sứ.
Bên cạnh đó, các thương hiệu cũng có thể quản lý sự hiện diện trên mạng xã hội và hình ảnh thương hiệu của mình một cách dễ dàng hơn khi họ đã thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với Influencer. Các mối quan hệ với Influencer nên được điều chỉnh bởi các hợp đồng, trong đó phác thảo kỳ vọng của thương hiệu đối với nội dung được tài trợ. Điều này có thể giúp thương hiệu kiểm soát tốt hơn nội dung được tài trợ và tránh các vấn đề phát sinh.
Lợi ích lớn nhất của mối quan hệ lâu dài với Influencer là mang lại cho thương hiệu tính xác thực và nâng cao niềm tin của người theo dõi với các nội dung quảng cáo. Để quản lý và duy trì mối quan hệ lâu dài, thương hiệu có thể đồng hành cùng các Influencers áp dụng những phương cách sau để giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn và khiến họ phản hồi tích cực.
Lên guideline cụ thể và rõ ràng để Influencer hiểu rõ mong muốn của brand. Hướng dẫn này có thể bao gồm yêu cầu về nội dung, thông điệp, phong cách, cách thức đăng bài, sử dụng hashtag… Ngoài ra, thương hiệu cũng nên hỗ trợ Influencer dựa trên thỏa thuận giữa hai bên. Điều này có thể bao gồm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của brand, logo, hình ảnh nền, trang phục, set up quay chụp… để đảm bảo Influencer có đủ tài nguyên và công cụ để tạo ra nội dung chất lượng và phù hợp với brand.
Đảm bảo có một hợp đồng hoặc thoả thuận rõ ràng giữa nhãn hàng và Influencer để bảo vệ cả hai bên trong quá trình làm việc. Hợp đồng nên xác định rõ các yêu cầu, cam kết, thời gian hợp tác, mức độ phân phối nội dung, quyền sở hữu, và các điều khoản tài chính khác.
Theo dõi quá trình làm việc và nội dung của Influencer để đảm bảo truyền tải đúng thông điệp và tuân thủ các yêu cầu của brand. Liên tục theo dõi và gửi phản hồi cho Influencer để điều chỉnh nếu cần thiết. Điều này giúp đảm bảo rằng nội dung được phát triển và đăng tải một cách chính xác và có hiệu quả.
Giữ liên lạc và tương tác với Influencer sau khi chiến dịch kết thúc. Hỏi ý kiến và đánh giá về trải nghiệm hợp tác và cải thiện trong tương lai. Điều này giúp xây dựng sự tin tưởng và tạo cơ hội cho hợp tác tương lai.
Đối xử với Influencer như một đối tác và coi trọng công việc và đóng góp của họ, có thể công khai công nhận và ghi nhận những thành tựu và thành công mà Influencer đã mang lại cho thương hiệu của bạn. Hỗ trợ Influencer trong việc phát triển sự nghiệp và tạo giá trị cho họ. Cung cấp cơ hội để họ tham gia các sự kiện, chia sẻ kiến thức chuyên môn hoặc tham gia các dự án mới. Điều này giúp duy trì sự hứng thú và cam kết của Influencer với thương hiệu của bạn.
Nếu mối quan hệ với Influencer đã mang lại kết quả tích cực, hãy xem xét hợp tác lại trong các chiến dịch tương lai. Sự liên tục và đồng nhất trong hợp tác giữa Influencer và thương hiệu có thể tạo ra lợi ích lâu dài và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn.