emagazine image

Cái tên Phan Đỗ Phúc đã không còn xa lạ trong giới nhạc cổ điển Việt Nam. Dẫu gặt hái được nhiều thành công tại những thị trường âm nhạc phát triển như Ý và Mỹ, vào năm 2020, anh vẫn chọn mang tiếng đàn cello của mình trở về nhà cùng dự án âm nhạc mang tên Schubert in a Mug (SiaM).

Schubert in a Mug (SiaM), một dự án nhạc cổ điển của nghệ sĩ Phan Đỗ Phúc, được thành lập từ tháng 8/2020, đã mang âm nhạc cổ điển đến gần hơn với khán giả đại chúng theo một dáng vẻ rất đặc biệt. Trong những không gian nhỏ, ấm cúng như một quán cà phê hay một tiệm trà, người nghệ sĩ ăn bận giản dị, chơi những tác phẩm cổ điển từ nhiều nhà soạn nhạc lớn nhỏ khắp thế giới, thoải mái trò chuyện với khán giả. Người nghe thuộc nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề nhưng tất cả dường như không có khoảng cách. Bởi họ đang cùng nghệ sĩ chia sẻ chung một ngôn ngữ: Âm nhạc. 

Tôi có hẹn với cellist Phan Đỗ Phúc vào một chiều Hà Nội đã vào xuân. Bên ngoài tiết trời âm u kéo theo cơn mưa phùn lất phất, nhưng người nghệ sĩ vẫn xuất hiện với dáng vẻ gần gũi, thân thiện như mỗi khi anh diễn trên sân khấu. Trong tiệm cà phê nhỏ, anh thoải mái chia sẻ với tôi hành trình phát triển của Schubert in a Mug cũng như những mẩu chuyện trong đời sống người nghệ sĩ.

emagazine image
emagazine image

Ý tưởng về SiaM đến với nhóm anh một cách khá đơn giản. Hồi tháng 8/2020, anh, nghệ sĩ piano Hoàng Hồ Thu và nghệ sĩ viola Patcharaphan Khumprakob đều đồng ý với nhau là rất muốn có một không gian để chơi nhạc. Một nơi vừa phải, ấm cúng và gần gũi với khán giả. Khoảng cách quan trọng lắm. Khi mà ngồi cách khán giả có 1m thôi thì bọn anh cảm thấy có rất nhiều năng lượng. Đó là điều thứ nhất.

Cái thứ hai là mình được trò chuyện cùng âm nhạc và chơi những gì mình thích. Cả ba đều thích gu này, vậy là dự án ra đời. Cái tên cũng rất là trực quan rồi. Schubert là đại diện cho nhạc cổ điển, Mug là cốc cà phê. “Schubert in a Mug” - Âm nhạc cổ điển trong một tiệm cà phê. Tinh thần nhẹ nhàng, thân mật vậy thôi. Nghệ sĩ muốn diễn, khán giả muốn nghe và cả hai muốn trò chuyện về âm nhạc.

emagazine image
emagazine image

Cái này thì chủ yếu xuất phát từ sở thích cá nhân. Mỗi người đều có một gu riêng hay một vài nhạc sĩ mà họ thích. Anh luôn cảm thấy âm nhạc của Schubert rất gần với bản thân mình. Đồng thời tinh thần của dự án với phong cách biểu diễn của Schubert cũng có sự đồng điệu nhất định.

Schubert là nghệ sĩ rất ít diễn ở các phòng hòa nhạc lớn. Ông thường mời bạn bè về phòng khách nhà mình, cùng chơi nhạc, rồi nói chuyện về âm nhạc, đặc biệt là khi ông có những sáng tác mới. Tinh thần của Schubert hay cuộc đời của ông ấy là như vậy. Rất gần gũi, thân mật. 

Cái thứ hai là về âm nhạc của Schubert. Mọi người nghe nhiều sẽ thấy âm nhạc của ông ở giữa thời kỳ cổ điển và lãng mạn. Cổ điển thì rất là cứng, chuẩn chỉnh, còn lãng mạn nhiều khi mình có gì mình sẽ bung hết ra. Bản thân Schubert đã có một tiếng nói riêng, thế nhưng ông vẫn có gì đó giữ cho mình chứ không bung hết. Anh thích phong cách của Schubert nên khi nghĩ tên cho dự án thì cái tên Schubert hiện ra ngay.

emagazine image

Anh nghĩ nói mạo hiểm thì không phải. Mạo hiểm là khi mình thuê nhà hát lớn, có áp lực lấp đầy khán phòng với hàng trăm người để chi trả các chi phí. Nhưng quy mô của SiaM cũng nhỏ thôi. Cái này bọn anh cũng tính toán từ đầu, muốn làm cái gì đó nhỏ nhắn xinh xắn, quan trọng là duy trì được đều đặn từng tháng. Muốn làm cái gì đó to lớn hơn, thì phải đợi khi nào có lực đã.

SiaM đã rất may mắn khi có sự hỗ trợ của những người yêu nghệ thuật. Ví dụ như hồi đầu chi phí địa điểm biểu diễn là không mất, hoặc ít thôi, hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình bán vé. Nhiều khi diễn xong, tiền bán vé đủ để các anh em nghệ sĩ đi ăn một bữa với nhau. Nhưng được diễn là mình vui rồi. Mà lại diễn trước những khán giả sẵn sàng nghe mình, dù chỉ là vài người thì đấy là sung sướng. Xét về mọi mặt thì anh thấy không có rủi ro hay mạo hiểm gì cả.

emagazine image
emagazine image

Anh nghĩ mình nên cho khán giả một cái điểm bám. Vì những bài nhạc cổ điển thường khá dài, nếu mà không có điểm bám thì nhiều khi các bạn sẽ mất tập trung. 

Trong một lần anh đi coi triển lãm tranh tại VCCA, anh được họa sĩ Đỗ Vũ dẫn tour đi xem tranh. Khi mà đứng trước một bức tranh đẹp, nhiều khi mình cũng chỉ biết đứng ngắm thế thôi. Một lúc sẽ bị ngợp. Nhưng sau khi được anh Vũ hướng dẫn nên đặt điểm nhìn đầu tiên vào đâu rồi nhìn cái gì tiếp theo hay tại sao ở đây lại là đường cong không phải đường thẳng, nó tượng trưng cho cái gì? Thì lúc đó anh bắt đầu thấy có sự kết nối hơn giữa mình và tác phẩm, không còn thấy mông lung nữa và hiểu vì sao nó lại đẹp. 

Anh thấy trong âm nhạc cũng vậy. Khi biết về tác giả tác phẩm thì mình sẽ có những kết nối mang tính cá nhân và sâu sắc hơn. Tất nhiên là cũng tùy chương trình. Cũng có những lần anh thấy nên nói ít lại, tập trung chơi nhạc thôi. Đây là cái mà anh và team SiaM sẽ cần phải thể nghiệm thêm, để biết chương trình nào làm gì là phù hợp.

emagazine image

SiaM đã mạnh dạn hơn trong việc xây dựng chương trình. Về bản chất thì nhạc cổ điển có những tác phẩm rất đồ sộ với nhiều chương. Hơn 30 phút cho một tác phẩm hoàn chỉnh là điều bình thường. Như trong vol. 16, nhóm đã chơi một tác phẩm có độ dài là 1 tiếng. Thời gian đầu anh chưa dám đưa vào chương trình những tác phẩm như thế vì sợ nó nặng quá so với khán giả đại chúng. Phải thật sự say mê thì mọi người mới ngồi nghe hết. 

Cũng mừng cho bọn anh là về sau khối lượng khán giả đều đặn hơn. Nhóm cũng quán triệt với nhau là xác định từ đầu làm không vì lợi nhuận thì phải vì vui. Mà muốn vui thì phải diễn những tác phẩm mình muốn diễn. Cảm giác rất hạnh phúc, khi nghệ sĩ được chơi những bài họ thật sự thích, còn khán giả thì đủ yêu mến, kiên nhẫn để ngồi với mình đến giây phút cuối cùng, dù tác phẩm có dài, khó nghe hơn trước.

emagazine image

Anh cũng nghĩ họ rất là cởi mở. Nhưng khán giả càng cởi mở thì mình lại càng phải chuyên nghiệp. Một trong những tiêu chí anh đặt ra khi thực hiện dự án SiaM là, dù mình diễn trong một không gian nhỏ, thì chất lượng vẫn phải rất tốt. Thật sự những đòi hỏi về chuyên môn đối với bản thân anh, cũng như mọi người trong nhóm tự đặt cho nhau là rất cao.

Anh cảm thấy trong một môi trường nhỏ mọi thứ lại càng rõ ràng, không gì có thể giấu được từ hơi thở đến mọi chuyển động. Và anh muốn không gian của SiaM là nơi mà mọi người có thể tiếp nhận âm nhạc cổ điển theo một cách đẹp nhất có thể. Nên các nghệ sĩ cũng tập luyện một cách nghiêm túc nhất có thể. Trong một cái không gian ấm cúng như thế, tất cả những gì mình trao cho nhau là cái mình tin là tốt nhất. Anh nghĩ đó mới là điều quan trọng. Còn việc ai đến từ đâu, tuổi tác, ngành nghề thế nào thì mình không phán xét, không định kiến.

emagazine image
emagazine image

Anh nghĩ là không. Schubert in a Mug vẫn sẽ hoạt động như bình thường thôi. Anh cũng có kế hoạch mời các nghệ sĩ từ nước ngoài đến. Có nhiều nghệ sĩ nước ngoài rất muốn được khám phá những giá trị của Việt Nam, muốn chơi nhạc cổ điển theo phong cách Á Đông. Họ thì muốn sang đây diễn, anh thì muốn khán giả của SiaM được trải nghiệm nhiều hơn nên anh rất mong có thể thực hiện được kế hoạch này. Để người nước ngoài biểu diễn thì sẽ phải làm việc với đại sứ quán, chứ không phải cứ muốn là được. Nên anh và nhóm sẽ cần cố gắng. Còn tất nhiên là mình cũng phụ thuộc vào tình hình chung. Nếu mọi thứ thuận lợi thì mình làm show lớn hơn, nếu không thì mình lại làm nhỏ. Có bao nhiêu khán giả SiaM vẫn sẽ diễn mà (cười).

emagazine image
emagazine image

Anh thuộc cung Thiên Bình đấy. Không biết vì mệnh hay vì gu nhưng cái cán cân của anh khá là cân bằng. Còn chủ đích mà nói, anh sẽ hơi nghiêng về lý trí một chút. Cũng có khi anh dựa nhiều cảm xúc, chơi phiêu lắm nhưng về nghe lại thì thấy không thích bằng lúc anh thật sự tư duy, suy nghĩ về cách chơi. Đối với anh chất lượng cuối cùng quan trọng hơn là việc thỏa mãn cảm xúc cá nhân tại một thời điểm nhất định. Bởi vậy mà anh luôn thu âm lại trong mỗi lần anh chơi, để nghe lại, điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhất.

Cái này hoàn toàn dựa trên trải nghiệm bản thân, chứ không phải lý thuyết. Vì mỗi một nghệ sĩ thì sẽ có một cách chơi khác nhau, không có công thức chung cho tất cả.

emagazine image

Mọi người bảo có. Anh hay được nói là ở ngoài đời khá là trào phúng, thoải mái, nhẹ nhàng nhưng mà khi chơi đàn thì lại rất nghiêm túc, căng thẳng. Nhiều người cũng thấy khá bất ngờ khi anh lại có hai mặt khác nhau như thế. Mọi người nói vậy thì mình biết vậy. Còn anh…umh…anh cố tìm những thứ tương đồng giữa hai con người này (cười)

emagazine image

Hsin-Chiao là đồng nghiệp và cũng là khán giả “nghiêm khắc” của anh. Chị chỉnh anh nhiều lắm (cười). Anh và Hsin-Chiao ngày trước học tiến sĩ cùng trường. Hồi ở New York đấy. Nhưng mãi cho đến một lần bọn anh được xếp chơi với nhau trong một lễ hội âm nhạc thì mới nói chuyện, quen biết nhau. Khi diễn cùng thì bọn anh cảm nhận được sự đồng điệu, hòa hợp trong âm nhạc của nhau. Đó là khởi điểm của mối quan hệ bọn anh. Dùng từ “sứ mệnh” thì có lẽ lớn quá, nói đơn giản là anh cảm thấy mình được sống trọn vẹn, đủ đầy, hạnh phúc nhất khi chơi nhạc. Và anh nghĩ với Hsin-Chiao cũng thế. Có lẽ điểm tương đồng này đã đưa bọn anh đến với nhau và để chia sẻ những giá trị quan trọng trong cuộc sống của nhau.

emagazine image

Cùng là nghệ sĩ, ai cũng có cái tôi của mình, cũng có lúc căng thẳng chứ nhưng dần dần bọn anh tìm được cách hòa hợp với nhau. Ví dụ như bài này có 5 điểm không thống nhất được, thì lúc diễn anh nhường chị chỗ này chị nhường anh chỗ kia. Đó là một sự ngầm thỏa hiệp và nhường nhịn giữa anh và Hsin-Chiao. Anh thấy đây là may mắn khi mà bọn anh có thể chia sẻ được với nhau và cùng nhau trở nên tốt hơn.

emagazine image

Um…anh nghĩ là anh sẵn sàng. Tất nhiên là khi anh thấy mọi thứ phù hợp, từ concept đến nội dung chương trình. Thực tế thì đã có show bọn anh giới thiệu một giọng ca không chuyên là bạn Hiếu. Công việc của bạn không phải là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng bạn cho anh thấy được sự nghiêm túc và đam mê. Dù bạn chỉ học thêm thôi nhưng đã tập luyện chăm chỉ và học hết những Song Cycle của Schumann. Theo anh tiêu chí để đánh giá độ chuyên nghiệp nhiều khi không nằm ở độ tuổi. Nó nằm ở sự say mê và nghiêm túc của người nghệ sĩ. Và anh nghĩ là khán giả của Schubert in a Mug họ cũng cảm thấy thú vị với thông điệp đó.

emagazine image
emagazine image

Tất nhiên là nghệ sĩ thì cũng có người này người kia. Suy nghĩ của anh là khi mình đang trong quá trình phát triển, trong giai đoạn chín dần, thì “YOLO”. Càng có nhiều cơ hội biểu diễn càng tốt. Hồi đi du học anh còn mang đàn ra đường biểu diễn mà.

Anh vẫn khuyên các bạn học sinh của anh và những bạn trẻ khác cố gắng tham gia chinh chiến nhiều thì cái bản lĩnh, kinh nghiệm sân khấu nó cũng sẽ tăng dần lên. Mình sẽ biết là trong không gian nhỏ nên chơi thế nào, không gian lớn hơn thì cái năng lượng phải khác sao. Đương nhiên là mình cũng phải nghe xem cái gu của mình là gì để không ép bản thân quá. Nếu bạn thực sự không thích chơi trong một quán cà phê thì đừng vì thấy người ta chơi mà ép mình phải chơi. Thử rồi thấy không thích thì đừng làm. Nhưng mình nên cởi mở, thoải mái, cho bản thân cơ hội được thử xem có thích không? Nhỡ lại thích hơn thì sao. Anh thấy đây là một quá trình mình đi vào bên trong mình, để hiểu bản thân hơn. Và anh thấy đó là điều cần thiết.

emagazine image
emagazine image

Về mặt chuyên môn, khi biểu diễn ở những sân khấu lớn mình có ý thức là mình không chỉ chơi cho những người ở hàng đầu mà cả những người ở hàng cuối nghe. Âm lượng mình chơi, năng lượng mình tỏa ra cũng phải đủ, phù hợp với khán phòng. Cách tư duy cũng cần phải rộng hơn. Mình ngồi trong không gian nhỏ thì sẽ không có cái áp lực đấy. Nhưng khi khán giả ngồi rất gần, mọi cử động, thậm chí là hơi thở của mình họ đều sẽ nghe được hết. Vậy thì mình chơi khẽ thôi. Khi diễn ở Tranquil anh đúng là sẽ chơi khẽ. Thế nhưng nếu chơi cho tầm 150-200 người, thì khẽ ở đây là gì? Khẽ chứ không phải thì thầm. Khẽ quá thì khán giả lại không nghe được. Nói bằng lời thì rất khó. Đây là một thử thách mà nghệ sĩ chỉ có thể học hỏi qua những trải nghiệm và trên các sân khấu.

emagazine image

Với anh thì là ngay giây phút này, tại cái nốt nhạc này, mình đang chơi cái gì. Tất nhiên mình cũng nghĩ rộng hơn một chút, như là hai ba nốt sau đó để nhìn được đường đi, để đi mà không vấp. Nếu chỉ nghĩ về mỗi giây phút hiện tại thì nguy hiểm quá, nhưng anh sẽ không nghĩ đến cuối bài hay cái gì khác. Nghĩ quá xa thì lại quên mất mình của hiện tại.

emagazine image
emagazine image

Cái duy nhất và cái quan trọng nhất là các bạn phải hào hứng với nó, phải nuôi được cái năng lượng dành cho nó. Mình yêu chính cái việc mình làm, chứ không phải cái kết quả của việc đó. Đơn giản là các bạn thích diễn, và được diễn là sung sướng rồi. 

Còn nếu các bạn cứ so sánh mình với những chương trình khác nhiều khán giả hơn, hoặc tự đặt cho mình một thước đó như là dưới 20 khán giả là ít quá, không diễn được thì anh nghĩ sẽ khó duy trì. Chỉ tiêu sẽ đặt cho các bạn một gánh nặng cả về tinh thần và vật chất và sẽ kìm bước các bạn. Dòng nhạc của mình kén người, có một vài khán giả biết đến và ủng hộ đã là điều may mắn rồi. Khi mình làm hết sức và mình tin vào điều mình làm, thì mình sẽ thu hút được người khác cũng tin như mình. Còn những cái khác, anh nghĩ là khi mình làm đủ tốt, nó sẽ tự đến thôi. 

emagazine image

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa