Các loại hình và định mức tài trợ phổ biến cho các dự án/sự kiện

Cùng tìm hiểu về các loại hình tài trợ, các định mức tài trợ và những khó khăn mà thương hiệu thường gặp phải trong các dự án brand sponsorship.
Đinh Trang
26/09/2022
Các loại hình và định mức tài trợ phổ biến cho các dự án/sự kiện

Brand sponsorship là việc xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ, là khi một thương hiệu đóng vai là một nhà tài trợ cho một dự án/ sự kiện nào đó. Đó có thể là tài trợ cho một sự kiện âm nhạc, sự kiện thể thao, dự án xã hội, dự án truyền thông, hoặc là một hoạt động thiện nguyện... 

Có rất nhiều lý do để thương hiệu quyết định tài trợ cho một dự án/sự kiện. Bằng cách này, thương hiệu có thể tăng cường độ nhận diện, tạo sự uy tín khi tên tuổi của mình được gắn liền với những dự án nổi tiếng khác, tạo thêm cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy bán hàng. Trong một nghiên cứu của Nielsen về 100 hợp đồng tài trợ từ năm 2020 đến năm 2021 tại 20 ngành hàng, các khoản tài trợ này đã thúc đẩy trung bình 10% về ý định mua hàng trong nhóm khách hàng tiềm năng. Cũng theo Nielsen, brand sponsorship nói chung, và brand sponsorship cho các sự kiện thể thao nói riêng, thuộc nhóm 4 kênh quảng cáo đáng tin cậy nhất.

Trong bài viết dưới đây, The Influencer sẽ chia sẻ cùng bạn một số thông tin cụ thể hơn về các loại hình tài trợ và các định mức tài trợ mà thương hiệu có thể tham khảo. 

Quill Cloud

Có rất nhiều cách thức tài trợ cho một dự án/một sự kiện, trong đó có 4 loại hình phổ biến sau: 

01. Tài trợ tài chính (Financial Sponsors)

Đây là dạng thức phổ biến nhất. Các đơn vị tổ chức sự kiện cũng thường ưu tiên tìm kiếm nhà tài trợ dưới dạng tài chính. Đây là khi thương hiệu trao tiền trực tiếp cho một tổ chức/người đứng đầu chiến dịch để tài trợ cho sự kiện/dự án của họ.   

02. Tài trợ truyền thông (Media Sponsors)

Nhà tài trợ truyền thông là những đơn vị cung cấp sự hỗ trợ truyền thông cho sự kiện/dự án mà không tính chi phí. Ví dụ, một kênh truyền hình tài trợ 10 suất quảng cáo trong thời gian dự án chuẩn bị diễn ra, một trang mạng điện tử tài trợ 3 vị trí bài viết nhằm truyền thông cho dự án, một trang tạp chí in tài trợ 3 trang quảng cáo cho dự án sắp ra mắt. Như vậy, sự kiện/ dự án có thể mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhưng không phải đầu tư nhiều chi phí vào khâu truyền thông. 

03. Tài trợ bằng hiện vật (In-kind Sponsors)

Tài trợ bằng hiện vật là một thỏa thuận mà trong đó doanh nghiệp tài trợ cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ (thay vì hỗ trợ tài chính trực tiếp). Cụ thể, có một số dạng tài trợ hiện vật phổ biến như sau: 

  • Đối tác địa điểm: 72% người tham gia sự kiện đã chia sẻ rằng địa điểm sự kiện và một yếu tố quan trọng trong việc họ có quyết định tham gia sự kiện đó hay không. Vì vậy, nếu bạn có thể cung cấp một địa điểm phù hợp với sự kiện bạn đang tài trợ, đây sẽ là một điều rất có lợi cho cả hai bên. 
  • Tài trợ giải thưởng: Nhà tài trợ giải thưởng sẽ lựa chọn cung cấp một số sản phẩm/dịch vụ/phần quà nhất định. Ví dụ, bạn là một thương hiệu sữa và tài trợ cho một cuộc thi cho trẻ nhỏ, bạn có thể tặng thưởng các bé giành chiến thắng một năm sử dụng sữa miễn phí. Hoặc, bạn là một công ty cung cấp dịch vụ du lịch tài trợ một chương trình truyền hình thực tế, bạn có thể tặng thưởng người tham gia các chuyến đi nghỉ dưỡng đặc biệt. Với hình thức này, bạn đang thu hút nhiều sự chú ý hơn đến sản phẩm/dịch vụ của mình. 
  • Tài trợ đồ ăn/ đồ uống: Một sự kiện sẽ thiếu hoàn hảo nếu như không có đồ ăn/đồ uống. Khi làm nhà tài trợ đồ ăn/đồ uống, bạn có thể đặt những quần bán sản phẩm/ tặng sản phẩm trong không gian sự kiện. 

04. Đối tác quảng cáo 

Đối tác quảng cáo có điểm tương đồng với những nhà tài trợ truyền thông vì đây đều là những người giúp đưa sự kiện/dự án đến đông đảo khán giả. Sự khác biệt giữa các hình thức tài trợ này là đối tác quảng cáo thường là các cá nhân, trong khi các nhà tài trợ truyền thông lại là các đơn vị báo chí, cơ quan truyền thông. 

Các influencer có thể chính là các đối tác truyền thông cho các sản phẩm/dịch vụ phù hợp với đối tượng follower của họ. Ví dụ, một influencer lĩnh vực lifestyle đồng ý làm đối tác quảng bá cho một dự án xã hội về chăm sóc sức khỏe tinh thần, vì bản thân họ đã t rải qua những giai đoạn khó khăn về tinh thần và mong muốn nhiều người biết đến dự án ý nghĩa. 

Quill Cloud

Với mỗi một sự kiện/dự án, ban tổ chức sẽ thiết kế các gói tài trợ khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu tìm tài trợ của họ. Phần lớn các gói tài trợ này thuộc dạng tài trợ tài chính. Các định mức tài trợ sẽ được chia ra làm nhiều cấp độ, ví dụ như: Nhà tài trợ kim cương - Nhà tài trợ vàng - Nhà tài trợ bạc - Nhà tài trợ đồng (Tên gọi của các gói tài trợ được thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng sự kiện/dự án).

Tuỳ theo từng định mức, bảng danh sách quyền lợi cho từng nhà tài trợ cũng sẽ có sự khác biệt tương ứng. Khi có nhiều sự lựa chọn về định mức tài trợ, các thương hiệu được linh hoạt trong việc lựa chọn gói phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Thương hiệu có thể không cần tất cả các lợi ích cấp cao nhất mà ban tổ chức sự kiện cung cấp, nhưng họ vẫn muốn tham gia đồng hành cùng dự án/sự kiện. 

Khi đánh giá bảng quyền lợi tài trợ, yếu tố mà các nhãn hàng quan tâm nhiều nhất là ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư). Nói cách khác, họ muốn ước tính trước về việc, với số tiền họ tài trợ cho dự án/sự kiện, giá trị mà họ nhận về đáng giá bao nhiêu. Vì vậy, ban tổ chức sự kiện cần làm rõ yếu tố này ngay từ khi xây dựng bảng quyền lợi tài trợ để gửi tới các thương hiệu. 

Quill Cloud

Ngày 23/09 vừa rồi, influencer marketing agency The A List chính thức ra mắt dự án TheSponsor. Đây là một trong những nền tảng tiên phong trong việc giới thiệu, kết nối và triển khai các dự án có nhu cầu cầu tài trợ.

Trong quá trình làm việc với các nhãn hàng, The A List - với kinh nghiệm làm việc cùng hơn 300 thương hiệu lớn nhỏ tại Việt Nam, đã nhận biết được nhiều khó khăn của thương hiệu trong việc tài trợ: 

  • Mất nhiều thời gian để tìm dự án phù hợp: Hầu hết các thương hiệu đều có một lượng ngân sách được phân bổ từ trước để tài trợ cho các chương trình phù hợp. Thế nhưng, do sự hạn chế mối quan hệ, không có nhiều thời gian, nhiều thương hiệu không tiếp cận được nguồn dự án đa dạng, mà chỉ giới hạn trong một số dạng dự án đã tài trợ trước đó. 
  • Đánh mất các gói tài trợ độc quyền vì không biết đến dự án từ sớm: Với một số sự kiện thể thao quốc gia hoặc các chương trình giải trí lớn, họ sẽ thu hút rất nhiều nhà tài trợ bởi bảng quyền lợi hấp dẫn và khả năng tiếp cận đến đông đảo đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu cũng bỏ lỡ những cơ hội này vì không biết đến dự án từ sớm. 
  • Không có nhân sự quản lý dự án tài trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh: Nhân sự cũng là một vấn đề quan trọng khác. Nhân sự nội bộ của nhãn hàng thường phải vận hành nhiều chương trình, nhiều nhiệm vụ một lúc. Hơn nữa, không phải ai cũng có kinh nghiệm vận hành các dự án tài trợ. Chính vì vậy, đôi khi, nhãn hàng còn lúng túng với việc vận hành và giải quyết các vấn đề phát sinh trong các dự án tài trợ
  • Không tối ưu được hiệu quả trong hoạt động tài trợ: Nhà tài trợ nào cũng mong muốn nhận được nhiều giá trị nhất từ lượng ngân sách mà mình bỏ ra. Thế nhưng đôi khi, nhà tài trợ và đơn vị tổ chức sự kiện lại không có sự thoả thuận, bàn bạc phù hợp để tối ưu được ngân sách tài trợ của mình. 

Bắt nguồn từ những quan sát này, The A List quyết định đầu tư phát triển TheSponsor  –  nền tảng tiên phong tại Việt Nam trong việc giới thiệu, kết nối và triển khai các dự án có nhu cầu tài trợ tại Việt Nam ở đầy đủ các lĩnh vực. Sứ mệnh của TheSponsor  là kết nối các dự án đang kêu gọi tài trợ với các thương hiệu phù hợp, đồng thời tư vấn để việc hợp tác giữa hai bên được hiệu quả và tối ưu nhất.

Với các nhãn hàng, TheSponsor giúp bạn dễ dàng tiếp cận nguồn dự án đa dạng và chất lượng. Từ đó, nhãn hàng có thể lựa chọn đầu tư ngân sách cho những dự án phù hợp nhất với giá trị thương hiệu và chiến lược marketing trong từng thời điểm. Đồng thời, TheSponsor cũng đóng vai trò như một agency, đồng hành cùng nhãn hàng trong các dự án tài trợ để tối ưu hiệu quả truyền thông, quản trị dự án và giải quyết các vấn đề phát sinh. Các nhãn hàng khi thực hiện các dự án tài trợ thông quan TheSponsor cũng được hỗ trợ thực thi bởi đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm cao, được tư vấn chiến lược influencer marketing đi kèm để tối ưu ngân sách tài trợ. 


TheSponsor là một trong những nền tảng tiên phong trong việc giới thiệu, kết nối và triển khai các dự án có nhu cầu cầu tài trợ tại Việt Nam. Sứ mệnh của TheSponsor là kết nối các dự án đang kêu gọi tài trợ với các thương hiệu phù hợp, đồng thời tư vấn để việc hợp tác giữa hai bên được hiệu quả và tối ưu nhất. Với sự góp mặt của TheSponsor, The A List hoàn thiện mục tiêu trở thành một “one-stop service” chuyên về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam.
Website: https://thesponsor.vn/ 
Liên hệ hợp tác: 
Bùi Phương Thảo - Project Manager
SĐT: 0943286093
buiphuongthao@thesponsor.vn





MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa