Bản khảo sát được thực hiện với quy mô 688.000 người, trên quy mô 7 nước: Brazil, Pháp, Ấn Độ, Đức, Trung Quốc, Anh và Mỹ. Mọi người có thể tải ND về tại đây.
1.Influencer tương tác mạnh nhất trên TikTok, gần gấp đôi với Facebook:
Trong biểu đồ ta thấy, nếu giả sử ta lấy 100 Influencer bất kì thì sẽ có 21 tài khoản thường xuyên tương tác trên TikTok, 15 tài khoản trên Instagram và 12 tài khoản trên Facebook.
Trong thời đại hiện nay, cứ trên 10,000 follower thì có thể tính là Influencer. Việc kiếm 10,000 follower trên TikTok lại dễ hơn nhiều so với Instagram và Facebook. Trong khi trên Facebook bạn phải mất trên dưới 1 năm, Instagram nhanh thì 2~3 tháng, còn TikTok có thể tối ưu hóa nó trong vòng 7 ngày. Thuật toán phân phối nội dung của Tiktok đã tạo nên tốc độ tăng trưởng cực lớn này. Giả sử bạn đầu tư hình ảnh, nội dung cho cả 3 nền tảng như nhau, trong khi Facebook sẽ giới hạn độ reach bài đăng đến bạn bè, gia đình của bạn, Instagram thì trong số follower bạn đã có và những người cùng theo dõi hashtag bạn sử dụng thì Tiktok có thể đẩy video của bạn sang bên kia biên giới nếu tỷ lệ tương tác ổn. Thậm chí có những video không cần caption, không cần hashtag vẫn hiện lên phần #foryoupage.
Hơn nữa, việc sản xuất một video TikTok cũng không tốn quá nhiều thời gian bởi những công cụ, tính năng tiện lợi mà TikTok cung cấp. Đó là những lý do vì sao tần suất sản xuất nội dung của các influencer lại cao nhất trên nền tảng TikTok.
2.Doanh nghiệp đang đổ xô lên TikTok:
Trong biểu đồ này, ta thấy, cứ 100 tài khoản của 100 thương hiệu bất kì thì sẽ có 21 thương hiệu tương tác trên TikTok, 14 thương hiệu trên Instagram và 11 thương hiệu trên Facebook.
Đầu tiên nói về chỉ số 21% Brands tương tác trên TikTok. Với thị trường Việt Nam, con số này có lẽ sẽ nhỏ hơn vì xu hướng chuyển dịch lên TikTok ở nước ta vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu. Quay lại với năm 2020, đại dịch Covid bùng nổ và toàn bộ hoạt động kinh doanh bị lockdown. Các doanh nghiệp gặp khủng hoảng và khó khăn trong việc xoay xở chi phí quảng cáo trên Facebook, IG và Youtube. Vậy nên TikTok đã là một lựa chọn thiết yếu lúc bấy giờ. Một phần lý do cho việc chuyển đổi nền tảng cũng là vì đây là nơi các khách hàng tiềm năng dành ra nhiều thời gian nhất. Có 3 nhóm ngành ở trên TikTok nhiều nhất, bao gồm: Giải trí, Mỹ phẩm và Lifestyle.
3.UGC tạo lợi thế cho TikTok về phần gợi ý sản phẩm và thương hiệu:
Trong biểu đồ này ta thấy rằng nếu cứ lướt qua 100 bài viết thì sẽ trên TikTok sẽ có 21 bài viết gợi ý sản phẩm mới, trong khi Instagram chỉ có 14 và Facebook chỉ có 11.
Trong khi nội dung này ở trên Facebook thường bị nhầm với nội dung quảng cáo thì trên TikTok mọi thứ lại dễ chịu hơn bằng UGC (User Generated Content: Nội dung người dùng tự tạo ra). Hầu hết là các clip của các tài khoản cá nhân dưới 2 dạng:
1. Series “TikTok Made Me Buy” - “TikTok đã khiến tôi mua gì”: Phần lớn là clip đập hộp. Dạng video này khá phổ biến trên Douyin (TikTok Trung Quốc) và đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm ngoái.
2. KOC review - Các clip review, swatch, hướng dẫn sử dụng: tại Việt Nam, 3 ngành hàng phổ biến nhất với content này là F&B, Mỹ phẩm và Lifestyle.
Tạm kết
Dù rất nhiều chuyên gia đều đã dự đoán về “ngày bão hòa” của TikTok nhưng nhờ trải nghiệm khó rời và các thuật toán cá nhân hóa, TikTok vẫn đang là MXH hấp dẫn với nhiều người dùng. Trong hầu hết báo cáo MXH tính đến thời điểm 2021, TikTok nhận được khá nhiều con số khả quan. Tuy nhiên vị trí này vẫn có thể bị lung lay khi Instagram gần đây đã ra mắt Instagram Reels. Với thành tích tiến hóa tính năng Story của Snapchat, Instagram có thể 1 lần nữa biến Reels thành một hiện tượng và làm chúng ta lãng quên TikTok.