emagazine image

Sở hữu bộ phim đầu tay đạt giải thưởng ấn tượng New Currents tại LHP Busan 2019, nhân vật tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc là Trần Thanh Huy - đạo diễn bộ phim Ròm. Dù không xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật người đạo diễn trẻ vẫn dành tình yêu lớn cho điện ảnh, luôn cầu toàn trong quá trình làm phim.

emagazine image


Theo Huy, tổng quan quy trình sản xuất phim gồm 4 giai đoạn quan trọng. Giai đoạn đầu tiên là development (phát triển) dự án, bao gồm việc viết kịch bản, tìm nhà tài trợ, tìm nhà đầu tư… Tiếp theo là giai đoạn pre-production (tiền kỳ) khi chúng ta đã có chi phí và kịch bản sơ bộ. Sau các bước chuẩn bị, chúng ta bước sang giai đoạn shooting (quay), và cuối cùng là giai đoạn post-production (hậu kỳ). 


Để cho ra đời một tác phẩm hoàn chỉnh, chúng ta sẽ đi qua 4 giai đoạn chính như trên. Nhưng để bộ phim đến được với khán giả, hầu hết các đoàn làm phim sẽ phải thực hiện một chiến dịch truyền thông - quảng cáo khi phim được phát hành chính thức. 



Đạo diễn và biên kịch thường được xem là hai vị trí có trách nhiệm “thổi hồn” cho tác phẩm xuyên suốt tiến trình phát triển của dự án phim. Tuy nhiên, theo Huy, khi làm một bộ phim tập thể, chúng ta cần một đội nhóm tương đối hoàn chỉnh làm việc cùng nhau từ những giai đoạn đầu tiên. Đội nhóm này bao gồm sản xuất, đạo diễn hình ảnh, kể cả hậu kỳ, PR và marketing. Những thành viên đảm nhiệm vị trí PR và Marketing sẽ lên chiến lược để nhắm tới 3 đối tượng chính: khán giả; các nhà đầu tư, nhà tài trợ; các liên hoan phim và workshop.

emagazine image


Khác với tưởng tượng của công chúng, giai đoạn viết kịch bản sẽ chưa thể kết thúc trước khi bộ phim chính thức được hoàn thành. Hầu như mọi người đều cho rằng kịch bản phải được hoàn thiện ngay từ giai đoạn tiền kỳ và quay. Nhưng trên thực tế, trong quá trình quay dựng, đoàn làm phim luôn phải chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi, sáng tạo phù hợp với bối cảnh thực tế. 


Với các đạo diễn như Huy, việc thay đổi kịch bản là chuyện hoàn toàn bình thường. Người trong nghề làm phim thường nói với nhau, người viết kịch bản luôn song hành cùng đạo diễn như hình với bóng cho đến lúc “xong phim”. Chúng ta đón nhận sự thay đổi như một điều tất yếu để tạo ra tác phẩm tốt nhất.



Huy không có tiêu chuẩn nào để đánh giá một người diễn viên. Điều quan trọng nhất là họ phải tạo thiện cảm với mình, tạo ra cảm giác gần gũi giữa họ và nhân vật họ thể hiện. Nếu cảm nhận được sự gắn kết ấy ở người diễn viên, chắc chắn mình sẽ lựa chọn họ. Từ đó, mình bắt đầu phát triển diễn viên đó thành nhân vật của mình. Giai đoạn này mất rất nhiều thời gian. 

Người diễn viên sẽ sống đời sống của nhân vật nhân vật, sống như là nhân vật. Thông qua diễn viên, đạo diễn sẽ nhìn được hình ảnh tổng thể và chính xác về nhân vật mình sáng tạo ra. Đó là điều mà Huy nghĩ tới.


emagazine image
emagazine image



Huy nghĩ cho tới bây giờ khán giả Việt Nam không còn tâm thế “quay đầu“ với các nhà làm phim và bộ phim Việt. Vì người Việt luôn muốn xem phim Việt mà, họ muốn coi, muốn nghe tiếng của người Việt mình nhiều hơn là người nước ngoài. Chính vì lý do đó, khán giả Việt bắt đầu có thói quen ra rạp xem phim Việt nhiều hơn. Tuy vậy, các nhà làm phim không nên chủ quan về khán giả Việt. Thay vào đó, chúng ta nên dành sự tôn trọng cho khán giả, bằng việc làm phim đàng hoàng và đúng với cái tâm của mình thay vì sử dụng chiêu trò gì đó để lôi kéo khán giả đến rạp xem phim.




Khi ấy, Huy tin rằng mỗi khán giả cũng sẽ dành sự tôn trọng lớn hơn cho những người làm phim nước nhà.  




Nhiều lắm! (cười). Huy tự nhận bản thân là người rất cực đoan trong việc làm phim, luôn đặt ra yêu cầu cao nhất cho bản thân trong tất cả các giai đoạn. Mình sẵn sàng chờ nắng để quay được một cảnh tốt, sẵn sàng chờ mưa để thực hiện một cảnh đúng chủ đích. Tất cả những điều đó sẽ giúp ích cho không khí bộ phim nói riêng và tổng thể tác phẩm nói chung. 

emagazine image

Có một kỷ niệm hồi quay phim “Ròm”, khi ấy Huy muốn chờ một ngày trời mưa thật lớn, lớn đến mức đường và xe cộ phải ngập nước. Nhân vật Ròm sẽ đi giữa con đường ngập đó. Huy khăng khăng rằng mình cần phải chờ, chờ trời mưa ngập hiện thực hóa cảnh tượng trong đầu mình, dù điều đó khó vô cùng. Và Huy phải chờ tới 2 tháng. May mắn là các bạn trong ekip luôn sẵn sàng tâm thế “tôi phải đi làm”, ngày nào cũng ngồi canh trời mưa lớn. Mà mưa ngày cũng… không được, phải là mưa đêm mới chuẩn xác với không khí của phim. Cứ mưa xuống là cả đoàn… xách máy đi quay. Đôi khi mình quay không được vì mưa nhỏ quá, đường chưa kịp ngập nước. Đôi khi mình còn phải chủ động đi tìm chỗ ngập để quay. Đoàn làm phim của Ròm đã chờ hơn 2 tháng cho một cảnh quay kéo dài chỉ vài giây, với khoảng 5-6 shots. Nhưng với Huy, điều đó hoàn toàn xứng đáng để tạo ra một cảnh quay đáng nhớ. 


Bản thân trải nghiệm ấy đã tạo ra “production value” cho dự án của mình. Thật lòng mà nói, chúng ta không có kinh phí lớn như các nhà làm phim Hollywood để tạo được những cảnh trời mưa ngập nước nhân tạo đủ chân thực. Khi đó, chúng ta buộc phải lựa chọn phương án quay phim “du kích”. Lợi thế lớn nhất của cách làm này là cơ hội được ngắm nhìn cuộc sống và tìm ra những khoảnh khắc đặc biệt, đắt giá. Đạo diễn Trần Anh Hùng thường nói đến ba yếu tố tạo nên thành công cho một bộ phim: tiền, khả năngthời gian. Nếu không có nhiều tiền thì chúng ta phải có thời gian, năng lực để mới đáp ứng được yêu cầu của việc làm một bộ phim tốt. 

emagazine image
emagazine image



Ròm được sản xuất trong vòng 6 năm, nếu chỉ tính thời gian thì là 3 năm. Với một khoảng thời gian dài như vậy, điều quan trọng nhất chính là sự kiên trì. Sự kiên trì đó phải tới, trước hết, từ người đứng đầu dự án, từ đó lan tỏa ra toàn bộ ekip. Khi đủ đoàn kết, mình sẽ tạo ra một tác phẩm đặc biệt. Một điều quan trọng nữa là ý chí của các thành viên trong đoàn phim. 






Huy rất may mắn khi một bộ phim độc lập như “Ròm” có thể giành chiến thắng ở thị trường thương mại. Tuy nhiên, Huy không bất ngờ, bởi Huy quan niệm giữa phim độc lập và thị trường thương mại không tồn tại khoảng cách. Điều quan trọng nhất của một tác phẩm điện ảnh, như Huy đã đề cập, chính là khả năng mang lại cảm xúc cho người xem. Hai chữ “độc lập” chỉ đơn thuần đề cập đến sự khác biệt trong giai đoạn sản xuất: Nếu mình chọn phương án sản xuất “ít tiền”, phong cách mình “chơi” sẽ khác với khi mình có nhiều tiền, nhiều vốn trong tay. Có khi, nhiều tiền đồng nghĩa với việc người làm phim phải gồng mình lên để hoàn thành dự án đúng deadline. Cá nhân Huy không bao giờ làm phim theo cách đó. Huy tâm niệm rằng khi nào chúng ta có được một bộ phim tốt, khi đó chúng ta hẵng tính đến lịch phát hành chính thức. Huy không bao giờ ép bản thân phải chiếu phim vào dịp Tết, Noel, dịp lễ… để phim dễ “nổi”. Chữ “độc lập” khác biệt là ở chỗ đó. 


Các bạn thường đặt câu hỏi, vậy dòng phim độc lập có thị trường hay không. Theo Huy, “độc lập” ở đây là độc lập về ý tưởng sáng tạo, về toàn bộ quá trình hực hiện dự án mà không bị áp lực bởi các bên liên quan. Ngược lại, khi làm phim thương mại, chúng ta chịu áp lực từ các bên như PR, chiến lược marketing, lịch phát hành… Huy nghĩ rằng dòng phim tác giả ở Việt Nam không có khoảng cách khi chúng ta có một bộ phim đủ chạm tới khán giả, chẳng hạn như phim “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” do đạo diễn Nguyễn Thị Thắm thực hiện - một bộ phim tài liệu đã “thắng giải” trong lòng người xem dù không tiến vào các rạp thương mại ở Việt Nam. Khi một bộ phim có cơ hội tiếp cận với đông đảo khán giả, đó cũng là một sự thành công khi tạo ra một thị trường của riêng mình. Trên thế giới có hai hệ thống rạp khác nhau. Một là hệ thống rạp chiếu những bộ phim thương mại lớn. Hai là hệ thống rạp chiếu những bộ phim arthouse, dòng phim tác giả. 

emagazine image


Câu này rất khó để trả lời. Huy nghĩ chúng ta nên đặt câu hỏi về nguồn gốc của nghệ thuật.

Chữ “nghệ thuật” gắn liền với sáng tạo. Sáng tạo sinh ra nghệ thuật. Nghệ thuật mang lại cảm xúc dựa trên sự sáng tạo của người thực hiện dự án đó, tác phẩm đó. Đối với việc làm phim, yếu tố đầu tiên của nghệ thuật là đáp ứng được yêu cầu về sự sáng tạo, về độ “sướng” của người làm phim trước khi chúng ta nghĩ về việc có được người ta công nhận hay không. Mình phải “sướng” trước đã. Và khi mình “sướng”, mình thoải mái, mình thấy mọi thứ đã thành công đối với mình rồi thì mình mới mang dự án đó ra bên ngoài. 


Huy cũng hay nói một câu trước báo chí,




Với hình ảnh đó, mình coi ở ngoài hiện trường, mình có cảm xúc với nó thì đương nhiên mình nghĩ rằng, trên thế giới cũng sẽ có ít nhất một người có cảm xúc giống như mình. Vì mình cũng là con người mà, mình có cảm xúc thì người khác cũng sẽ có cảm xúc. Vậy làm như thế nào mình truyền tải cảm xúc đó đến cho người khác? Mình phải thông qua sáng tạo trong nghệ thuật, thông qua năng lực của mình để cho người ta thấy và cảm nhận được loại hình nghệ thuật điện ảnh. 



Ngày xưa là nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề. Gia đình của Huy không có ai làm nghề liên quan đến điện ảnh. Tình cờ, Huy theo một khóa học về làm phim. Mình làm xong một bộ phim, và mình cảm thấy “sướng”, và mình muốn tiếp tục tìm kiếm, mày mò để làm thêm một bộ phim nữa. Và làm một bộ phim ấy xong mình lại tiếp tục làm một bộ phim nữa. Xuyên suốt quá trình ấy, mình tìm được những người bạn thân thiết, cùng chí hướng với mình, có thể cùng nhau ngồi nhậu, cùng nhau ngồi uống cà phê, cùng chia sẻ về những dự án, cùng nhau tranh luận nảy lửa để tìm ra phương án tốt nhất cho dự án. Huy nghĩ đó là một sự may mắn. Đó cũng chính là lúc mình tạo ra được cộng đồng của riêng mình. Mình cảm thấy mình không đi một mình mà đi cùng nhau. Khi đi cùng nhau, mình có nhiều xúc tác rất lớn để mình tiếp tục làm phim. Đương nhiên, đối với đạo diễn, mình cần có sự rung cảm của cá nhân mình với câu chuyện phim ngay từ đầu. Đó cũng là một thói quen của mình. Khi mình đi đường, mình thấy một hoản cảnh khó khăn giống mình ngày xưa, hay mình gặp những người lớn tuổi khiến mình liên tưởng đến ba mẹ mình, cô chú mình… tất cả những điều ấy tạo cho mình rất nhiều xúc cảm. Cũng có khi chỉ cần đọc một dòng tin thời sự cũng đủ để mình có xúc cảm riêng tư. Tất cả những điều ấy giúp trí não mình “thực tập” sáng tạo. Mình nghĩ trong giai đoạn này, mình không thể nào tách khỏi nghề điện ảnh. Mình cũng không nghĩ đến việc sẽ tìm một công việc nào khác.


emagazine image


Đa phần là như vậy, đôi khi mình cũng thấy đối với các bạn sinh viên, việc làm phim không hề đơn giản. Các bạn đều nói rằng bộ phim tốt nghiệp coi như là bộ phim cuối cùng của mình. Câu nói đó thể hiện những điều khó khăn trong việc làm phim. Mình có thể tưởng tượng rằng trong mười khóa đạo diễn điện ảnh, chắc chỉ khoảng năm, sáu người gắn bó với nghề đạo diễn. Huy thấy đây là một thực tế khắc nghiệt với những người làm nghề. Một năm, trường Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM và Hà Nội đào tạo ra một số lượng lớn các sinh viên đạo diễn, nhưng để có một đạo diễn xuất hiện thì phải mất từ sáu đến tám năm. Sự loại trừ và cạnh tranh trong nghề cũng vô cùng lớn, nên những người theo nghề cần có lòng kiên trì vô hạn với công việc của mình. Chúng ta nên đi cùng nhau, nên có đồng đội, ekip, bạn bè, những người cùng xem việc làm phim là một thú vui hơn là để kiếm tiền.




Đương nhiên là như vậy. Nhưng mỗi người đạo diễn sẽ có một cách chuyển hóa cảm xúc khác nhau. Có người thì chuyển hóa bằng một phim điện ảnh thương mại, có người chuyển hóa bằng một bộ phim độc lập, cũng có người biến nó trở thành dòng phim thể nghiệm. Mỗi người đều có một phong cách riêng của mình. Thí dụ như thời của mình thì có đạo diễn Lê Bình Giang, đạo diễn Luk Vân, đạo diễn Lê Bảo, đạo diễn Trương Minh Quý. Năm đứa tụi mình phản ánh năm phong cách khác nhau. 

emagazine image


Chúng ta nên tìm đồng đội đi cùng mình, xem việc làm phim là một “trò chơi”, một cách thử thách bản thân hơn là nghĩ đến thành tựu đạt được sau khi công chiếu tác phẩm. Đương nhiên, chúng ta luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, nhưng bạn đừng quá áp lực về kết quả cuối cùng rằng mình sẽ được Oscar, Cannes, Venice... Mỗi người đều có mong ước, khao khát của mình, nhưng trước hết để làm được chuyện đó, chúng ta phải làm một bộ phim phản ánh được toàn bộ cá nhân mình. Cái cá nhân đó có chạm tới đươc khán giả hay không, đó lại là một câu chuyện khác hoàn toàn, nó không nằm trong câu chuyện chúng ta sẽ làm bộ phim đó như thế nào. Bởi vì nếu chúng ta làm một bộ phim đáp ứng đúng với nhu cầu, thị hiếu của khán giả, chúng ta đang đi nghịch lại sáng tạo cốt lõi ban đầu của một nhà làm phim là làm một bộ phim sáng tạo từ góc nhìn cá nhân của đạo diễn dành cho một chủ đề nào đó. 

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa