AI đang thay đổi ngành influencer marketing như thế nào?

Với sức mạnh và tiềm năng của AI, một kỷ nguyên mới dành cho những người ảnh hưởng sẽ mở ra, kiến tạo nên những điểm chạm mới giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Mai Chi
17/04/2021
AI đang thay đổi ngành influencer marketing như thế nào?

AI là gì? AI đã được ứng dụng trong toàn ngành Marketing như thế nào? 

Theo định nghĩa cơ bản của ngành khoa học kỹ thuật, thuật ngữ AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) là trí tuệ được con người lập trình tạo nên, nhằm giúp máy tính, robot, cùng các loại máy móc khác tự động hóa những hành vi thông minh như một con người. Với công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo đã có thể mô phỏng những năng lực cơ bản của trí tuệ con người - học tập từ những ví dụ và trải nghiệm, nhận biết vật thể, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tự thích nghi, ra quyết định, giải quyết vấn đề... Với tiềm năng khổng lồ, AI chính là đại diện của một thị trường mới, một cuộc cách mạng mới về kỹ thuật số, về công nghệ, về cách mà doanh nghiệp tương tác, tiếp cận với người tiêu dùng. 

Trong ngành marketing nói chung, AI đã bắt đầu được ứng dụng ngày một rộng rãi. AI được coi như một “nguyên liệu” kiến tạo nên tương lai ngành Digital Marketing, thông qua việc cung cấp những công nghệ để phân tích dữ liệu, dự đoán xu hướng, nâng cao chất lượng cho thương hiệu, chẳng hạn như phần mềm HubSpot - chuyên môn về inbound lead generation (thu hút khách hàng tiềm năng) và CRM. Ngay cả với một lĩnh vực mà người ta vẫn nghĩ rằng “chỉ con người mới làm được” - Creative, một phiên bản “AI Creative Director” đã xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới, có khả năng sáng tạo những quảng cáo TV ad chất lượng không kém cạnh sản phẩm của một creative director “bằng xương bằng thịt”. 

Nhìn chung, mục đích của việc ứng dụng AI là để tối ưu những điểm chạm với khách hàng, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều thương hiệu và agency về influencer marketing cũng đã tiếp cận và mang AI vào những hoạt động vận hành cốt lõi cùng những chiến dịch truyền thông lấy khách hàng làm trung tâm. 


AI - Giải pháp cho tương lai của ngành influencer marketing 

Trước khi đi vào phân tích chi tiết những lợi ích mà AI đem lại cho influencer marketing, hãy nhìn lại những bất cập hiện tại mà ngành influencer marketing đang phải đối mặt. Làm sao để lựa chọn đúng - đủ influencer? Đánh giá mức độ hiệu quả và tính toán ROI của chiến dịch sử dụng influencer như thế nào? Thương hiệu có thể tăng tương tác tự nhiên với người tiêu dùng, tối ưu cách triển khai chiến dịch truyền thông bằng cách nào? 

Và giờ, hãy cùng xem AI đã giải quyết những câu hỏi trên như thế nào. 

1, Phát hiện chính xác những influencer phù hợp 

Hệ thống AI influencer marketing có thể phân tích một trường dữ liệu lớn từ social media profile của từng influencer, thông qua việc ứng dụng NLP (Natural Language Processing - xử lý ngôn ngữ tự nhiên) để đánh giá từng nội dung mà influencer đăng tải. 

Cụ thể, thương hiệu và agency có thể xác định được liệu “tính cách trên mạng xã hội” (online persona) và phong cách cá nhân có tương đồng với hình ảnh của nhãn hàng. Như vậy, nhãn hàng có thể đảm bảo rằng họ đang hợp tác với những influencer phù hợp nhất, có tập followers dễ dàng tương tác với nhãn hàng. 

Lợi thế lớn nhất của AI influencer marketing là khả năng áp dụng rộng rãi. Bạn có thể sử dụng các hệ thống AI để phân tích dữ liệu về một số lượng lớn influencer trên đa dạng các nền tảng MXH. Nhãn hàng thậm chí còn có thể đánh giá hiệu quả của influencer dựa trên ngôn ngữ, nội dung họ sử dụng trong bài đăng, và xác định liệu influencer có thể giúp nhãn hàng đạt được mục tiêu cuối cùng. 

Để làm được điều này, AI sẽ tiến hành phân tích rất nhiều chỉ số về lượt tiếp cận và lượt tương tác của từng bài đăng. Khi những bước phân tích này được tự động hóa nhờ bàn tay công nghệ, các marketer hiện đại có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực để “tái đầu tư” vào những công việc quan trọng khác, chẳng hạn như lên ý tưởng và sáng tạo nội dung. 

Hiip Asia - nền tảng influencer marketing có mạng lưới kết nối với hơn 10,000 influencers - chính là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng công nghệ để giải bài toán “kết nối”. Nếu nhãn hàng muốn hợp tác với influencer, họ sẽ gửi đề xuất kèm thông tin về chiến dịch truyền thông cho sản phẩm/dịch vụ. Sau đó, influencer sẽ đưa ra báo giá và cung cấp nội dung phù hợp cho chiến dịch. Nếu nhãn hàng đồng ý, nhãn hàng sẽ xác nhận proposal của influencer. Đây đều là những bước cơ bản mà bất kỳ booking agency nào cũng phải đi qua khi kết nối nhãn hàng và influencer, vậy đâu là điểm khiến Hiip tạo nên sự khác biệt? Lợi thế của Hiip nằm ở khả năng về AI và Big Data, cho phép họ chuyển tất cả những quy trình phía trên lên nền tảng của Hiip, nhằm rút ngắn thời gian và giảm gánh nặng khi trao đổi cho nhãn hàng. 

Quill Cloud

2, Xác định những nội dung phù hợp và giá trị 

Mỗi ngày, người tiêu dùng đều bị “đánh úp” bởi một làn sóng nội dung khổng lồ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi ngày có tới 95 triệu bức ảnh được đăng tải trên Instagram. Để “chiếm trọn” sự chú ý của đối tượng mục tiêu giữa những “ồn ã” này, thương hiệu buộc phải đảm bảo nội dung của họ phù hợp và ý nghĩa. Để giúp thương hiệu bớt đi gánh nặng trong việc tạo ra tuyến nội dung hiệu quả, các hệ thống AI influencer marketing đã sử dụng ANN (Artificial Neural Networks - mạng thần kinh nhân tạo) để phân tích hàng triệu bức ảnh và video trên nền tảng trực tuyến chỉ trong vòng vài giây. Từ đó, AI sẽ đưa ra những bức ảnh với những attributes hoặc đặc điểm nhất định, chẳng hạn như logo hoặc sản phẩm thương hiệu. Ai cũng có thể giúp xác định biểu cảm của những người có trong bức ảnh. 

Quill Cloud

Đồng thời, AI influencer marketing sẽ tận dụng NLP để phân tích chỉ số cảm xúc của comment (comment sentiment) và đưa ra nhận định liệu bài đăng đó có được tiếp cận một cách tích cực. 

Vậy mục đích cuối cùng của việc dùng AI trong việc phân tích nội dung là gì? Thương hiệu có thể dựa vào cơ sở phân tích này để xác định tuyến nội dung có tiềm năng cộng hưởng được với những follower của influencer. Sau đó, thương hiệu sẽ có thể mang đến những thông tin chất lượng, giá trị và chân thực đến với những đối tượng tiềm năng, khiến họ phải tương tác với những nội dung mà thương hiệu đưa ra. 

3, “Lật tẩy” tương tác ảo và “fake” influencer 

Việc tìm kiếm đúng influencer vốn đã là một bài toán khó với nhãn hàng; nay, bài toán ấy thậm chí còn khó hơn bởi một “vấn nạn” - nhiều influencer đã sử dụng bots để làm sai lệch những chỉ số tương tác, hoặc mua followers, mua seeding hòng “bán” được cho nhãn hàng với mức giá cao hơn. Hành vi này đã khiến toàn ngành influencer marketing thiệt hại 1.3 tỷ đô la mỗi năm. 

Trong tình huống này, AI có thể “bước vào cuộc chơi” bằng việc việc phân tích các mẫu (pattern) và footprint trên phạm vi lớn giữa các followers và comments của influencer, từ đó dễ dàng phân loại những tương tác thật đến từ cộng đồng và tương tác giả. Nếu chỉ dùng sức người và làm “tay chân”, nhãn hàng khó lòng làm được điều này. Chỉ có AI - với cách vận hành thông minh và tự động - có thể liên tục quét và phân tích để “lật tẩy” những gian lận của những influencer này.  

4, “Cá nhân hóa” tương tác với người tiêu dùng

Theo Kate Leggett, VP tại Forrester Research, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kỳ vọng vào cách tương tác & chăm sóc khách hàng của các thương hiệu. Họ mong muốn thương hiệu có thể quý trọng thời gian của khách hàng, khiến việc tương tác trở nên dễ dàng hơn, và mang thông tin đến với người tiêu dùng một cách cực kỳ cá nhân tại các điểm chạm trên hành trình của họ. 

Nhờ có công nghệ AI, thương hiệu có thể chăm sóc một số lượng lớn các khách hàng mà vẫn khiến họ cảm thấy họ là người duy nhất. Tương tác người dùng bằng AI sẽ giúp thương hiệu quan sát từng khách hàng trên góc độ cá nhân, từ đó tiếp cận và “chiếm trọn trái tim” họ bằng những cách thức marketing, sales và service được cá nhân hóa phù hợp. 

Ngoài những hình thức quen thuộc như Live Chat hay Chat Bots, các nhãn hàng Việt Nam đã sử dụng AI để sáng tạo ra virtual influencer và những dạng engagement photo/engagement video nhằm cá nhân hóa trải nghiệm với khách hàng. 

Sự hiện diện của cô nàng Tóc Tiên Clear Head - một “phiên bản ảo” mô phỏng ca sĩ Tóc Tiên - chính là một ví dụ điển hình. Nhờ công nghệ AI, những ngôn ngữ, câu từ, hành vi mạng xã hội, cách thức giao tiếp… của Tóc Tiên ngoài đời thực đều được Tóc Tiên Clear Head “học lại” để tương tác với fan, đăng status mỗi ngày, trả lời tin nhắn tích cực, comment dưới các bài đăng được tag một cách không hề “giả trân”.

Quill Cloud

Đọc thêm: Virtual Influencer - Khi người ảnh hưởng được tạo nên bởi bàn tay công nghệ 

Trong chiến dịch 8/3 mới đây, nhãn hàng Dove đã sử dụng những engagement video được “customised” cho từng cá nhân làm “cây cầu chính” để kết nối và tương tác với người tiêu dùng. Cụ thể, khi bạn comment dưới bài đăng của Dove, Dove sẽ trực tiếp nhắn tin cho bạn và gửi tặng một đoạn clip ghi lại hành trình mái tóc của bạn - đoạn clip chỉ thuộc về riêng bạn, có một không hai. Bằng cách này, Dove đã biến mỗi người tiêu dùng trở thành nhân vật chính trong câu chuyện của họ, tạo cơ hội để người tiêu dùng được trải nghiệm, được ngắm nhìn, được chủ động đồng hành cùng thương hiệu. 

Quill Cloud


MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa