emagazine image

“Lộ trình phát triển nghệ thuật của mình không phải là để đạt được thành công ngay khi còn trẻ mà hướng đến độ “chín” thực sự, có thể vào năm mình 40 tuổi hoặc hơn thế…”

Phùng Ái Nguyên - người được biết đến nhiều hơn với cái tên Lim Feng là một trong những hot influencer thế hệ mới của làng nghệ thuât Việt. Sở hữu nhan sắc xinh đẹp cùng ngoại hình quyến rũ, Lim Feng gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ khi xuất hiện trên mạng xã hội qua hình ảnh cosplay nhân vật trong truyện tranh. Không chỉ có “giao diện” cuốn hút, Lim Feng còn sở hữu khí chất lạnh lùng, khác biệt mang đến cảm giác siêu thực từ phong cách trang điểm đến gu thời trang.

Qua hàng loạt sản phẩm nghệ thuật, LimFeng dần trở thành cái tên được giới mộ điệu chú ý và được khán giả yêu thích bởi luôn có một màu sắc và giá trị cố định trong những dự án cô thực hiện dù chúng theo bất kỳ phong cách nào. “Chắc hẳn đây phải là một người luôn áp dụng chặt chẽ hệ giá trị cốt lõi của bản thân khi bắt tay vào thực hiện các dự án, sản phẩm nghệ thuật” - chúng tôi đã nghĩ vậy trước khi trò chuyện cùng LimFeng trong series 2024 Wrapped này.

Thế nhưng, mọi quan điểm của LimFeng khi làm nghề hoàn toàn ngược lại. Cô có tư duy khác biệt và cách làm độc đáo cùng sự “ngông” hiếm có - giúp cô có thể vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa có cơ hội tiếp tục làm những điều mình yêu thích theo cách của riêng mình.

emagazine image
emagazine image

Cuối năm nay khá đặc biệt, Lim hoàn thành KPI năm cũ khá sớm, cộng thêm việc phải hoãn lại lịch trình ra mắt của một số dự án mới. Chính vì thế, mình có cảm giác… hẫng một nhịp cuối năm. Thay vì bận rộn như mọi năm vào dịp cận Tết, cuối năm nay mình lại có nhiều thời gian để chiêm nghiệm, được nghỉ Tết sớm hơn mọi người một chút.

Bên cạnh đó, vừa qua Việt Nam vừa giành ngôi vị cao nhất tại AFF CUP 2024 tạo ra bầu không khí đầu năm với tinh thần dân tộc rất cao, như một cách để nhìn lại, chuẩn bị cho một khởi đầu mới mẻ. Với cá nhân mình, đây là thời điểm rất phù hợp để suy ngẫm, chữa lành và chuẩn bị tinh thần cho những kế hoạch sắp tới.

emagazine image

Thực ra, đây là một dự án lớn mà mình đã nghiên cứu và đặt rất nhiều tâm huyết trong suốt cả năm 2024. Dự án này không chỉ là của riêng mình mà còn cần tất cả mọi người trong ekip đều đồng thuận để ra mắt. Khi dự án không thể ra mắt đúng kế hoạch, ban đầu mình cũng cảm thấy hơi hụt hẫng. Bởi lẽ, mình đã đặt KPI và quyết tâm hoàn thành trong năm 2024 nên trong đầu mình luôn hình dung về những hiệu ứng, kết quả mà dự án sẽ mang lại khi ra mắt. Chính vì thế, mình càng có nhiều sự kỳ vọng vào việc ra mắt dự án đúng kế hoạch.

Nhưng sau đó, mình nhận ra rằng nếu có đủ tầm nhìn và sự chuẩn bị tốt cho một dự án, việc trì hoãn một chút không phải là vấn đề lớn. Vì vậy, cảm giác hụt hẫng ấy cũng trôi qua nhanh thôi. Mình tin rằng rất nhiều đơn vị hoặc các nghệ sĩ khác đã từng rơi vào tình trạng tương tự: Chậm ra mắt năm trước và sẽ công bố vào năm sau. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Nếu năm nay dự án không được công bố, mình có thể dành thời gian làm những việc khác và coi như dự án sẽ là một phần trong chuỗi hoạt động của năm tới. Khoảng thời gian cuối này coi như được nghỉ ngơi sớm hơn để lên dây cót cho những điều mới mẻ hơn.

emagazine image

Khoảng thời gian này mình chú trọng hơn vào việc nuông chiều và chăm sóc bản thân. Mình đi khám sức khoẻ nếu thấy không ổn, chăm sóc nhà cửa, chăm mèo, quan tâm đến cơ thể. Mình dành thời gian đi dạo, xem phim, đọc truyện tranh,... - những điều trước đây mình bỏ lỡ vì quá bận. Thú thật, trước đây mình từng cảm thấy mất phương hướng trong việc đáp ứng nhu cầu cá nhân nên mình chọn thời điểm này để bù đắp và lấy lại năng lượng.

Mình cảm thấy khá ổn với nguồn năng lượng ở hiện tại. Nó lành mạnh và tiếp thêm sức mạnh cho mình chuẩn bị những điều lớn hơn trong năm mới.

emagazine image

Dấu mốc lớn nhất năm 2024 là sự thay đổi khi mình bắt đầu một vai trò mới - nghệ sĩ triển lãm. Trước đây, mình thường đảm nhận vai trò giám đốc sáng tạo cho các thương hiệu, nghệ sĩ khác hoặc sáng tạo hình ảnh cá nhân. Đây là lần đầu tiên mình có tác phẩm được trưng bày trong triển lãm, lần đầu tiên mình được gọi là một nghệ sĩ khi có tác phẩm cá nhân được công nhận. Cảm giác này khá mới mẻ và thực sự mình vẫn chưa hoàn toàn đón nhận được trọn vẹn nó. Một cảm giác khá lạ lẫm nhưng đồng thời cũng thay đổi rất nhiều mục tiêu mà mình đặt ra cho năm 2025.

Quan niệm của mình là mọi thứ đến khi nó phải đến. Duyên số đưa đẩy mong muốn thực hiện một tác phẩm cá nhân của mình trùng hợp với cơ hội trưng bày từ phía triển lãm. Vậy nên cả hai kết nối với nhau và làm thôi. Mình nghĩ sự thôi thúc tự nhiên từ bên trong mình đã mang cơ duyên này đến với mình.

emagazine image
emagazine image

Mình hay hỏi những người xung quanh về cảm nhận của họ khi thấy những sản phẩm, dự án của mình. Bởi đôi khi, vì mình làm nghệ thuật theo bản năng nên có thể sẽ không nhận biết rõ màu sắc, tính cách của chúng bằng mọi người.

Đa số, mọi người thường bảo các tác phẩm của mình có một phong cách riêng biệt, thường gắn với những bộ suit bó. Gần đây, mọi người đón nhận mình với một đặc điểm nhận diện mới: 3D - những gì liên quan đến 3D từ sản phẩm tới hiệu ứng, visual hay nhân bản con người thông qua nhân vật 3D đều gắn với mình.

emagazine image

Thứ nhất là nằm ở cơ duyên. Những người đồng điệu về cảm xúc, có cùng trường năng lượng và tần số thì khi làm việc sẽ rất ăn ý và thấu hiểu. Ví dụ, khi đồng hành cùng các nghệ sĩ hay làm việc với các bạn trong ngành hoặc ekip của nhãn hàng,... mối liên kết từ tâm hồn và sự hợp tác sẽ luôn tạo ra nguồn cảm hứng, giúp mình tạo nên những tác phẩm đặc biệt. Thứ hai, đó là mọi chất liệu trong cuộc sống. Mình cảm nhận mọi sự vật sự việc bao la xung quanh mình rồi được ảnh hưởng từ chúng và có thể sáng tạo ra bất cứ ý tưởng nào. Ví dụ khi ra đường thấy những chiếc xe hơi, về nhà mình có thể nghĩ ra đủ “trò”, từ cẩu xe, bọc xe cho tới… lật cả chiếc xe lại (cười).

Công việc này khiến mình thích những thứ đẹp. Chẳng hạn khi nhìn thấy những hình ảnh người lao động mặc đồng phục, mặc dù rất đơn giản nhưng lại khiến mình cảm thấy tràn ngập cảm hứng. Mình có thể nhìn nhận mọi sự vật sự việc qua một chuyện hoặc một sắc thái mới. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp của công việc này là càng lâu mình càng trở nên khó tính, để ý hơn những tiểu tiết, khiến việc cảm thụ nghệ thuật không còn tự nhiên như trước.

emagazine image

Sự tự tin quá mức. Nếu một người quá tự tin tới mức bảo thủ, dần dần họ sẽ không chịu lắng nghe, không tôn trọng tác phẩm của người khác và dần tự đào thải bản thân. Mình nghĩ đó là một trong những điều nguy hiểm nhất, khiến một người mất đi sự sáng tạo và không còn làm nghệ thuật hiệu quả như trước.

emagazine image

Mình chiêm nghiệm từ câu chuyện của người khác. Bởi thực ra, ai làm nghệ thuật cũng sẽ có những khoảnh khắc cao hứng nghĩ rằng, mình giỏi nhất vũ trụ. Đó chính là lúc thăng hoa nhất để họ làm ra được một sản phẩm xuất sắc. Sau đó bình tĩnh lại, họ lại thấy mình là người bình thường, bình dị. Nhưng họ cần những giai đoạn thăng hoa như thế.

Bản thân mình cũng có những giai đoạn thăng hoa nhưng phần lớn hoóc môn dopamine của mình tiết ra khi mình gặp ai đó giỏi, ở trong môi trường toàn người giỏi hoặc tiếp xúc với những thứ mới chưa từng làm hoặc chưa từng biết. Đó là điều mình rất thích. Tự tin và bảo thủ chỉ là cách để tự an ủi mình thôi. Với mình, người làm nghệ thuật cần “chill” một chút, bớt ép buộc và gò bó bản thân để sáng tạo một cách tự nhiên nhất.

emagazine image

Mình thường đùa với em trai: “Chị em mình mà về quê là chỉ đi bán cà phê thôi!”. Mình sinh ra ở Huế - cái nôi của văn hoá nghệ thuật Cung Đình. Tuy nhiên, về điều kiện hay những công nghệ mới, tư duy cởi mở trong nghệ thuật không bằng những thành phố đang phát triển như Sài Gòn nên ngành nghề về sáng tạo như mình đang làm hiện tại chưa phổ biến ở Huế.

Còn thực tế, nếu không làm nghề này… mình cũng không biết sẽ làm gì. Rất khó để biết điều này.

emagazine image

Mình có cảm nhận được bản thân, nhưng để thật sự tìm thấy thì có lẽ đó là câu chuyện của cả cuộc đời. Tuy nhiên, thông qua những trải nghiệm cả mình thích và không thích, mình nhận ra một điều quan trọng – đó là sự tích cực khi làm nghề. Ngày trước, khi phải làm những điều mình không thích, mình sẽ cảm thấy rất khó chịu, đôi khi còn trở nên độc hại hoặc phản kháng. Nhưng càng làm lâu, mình càng nhận ra rằng, nếu thật sự không thích, mình đã dừng lại từ lâu rồi. Vì thế, thay đổi tư duy, nhìn nhận lại vấn đề một cách tích cực là điều rất quan trọng.

emagazine image

Trên thực tế, chúng ta không thể chỉ làm những điều mình say mê mà hoàn toàn bỏ qua những thứ không phù hợp vì đây là công việc - mình phải kiếm tiền, phục vụ khách hàng và duy trì công việc. Khi nhận những đề bài không quá ưng ý, mình tìm cách giải quyết chúng để vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa có cơ hội tiếp tục làm những điều mình yêu thích.

Thậm chí, mình tìm thấy sự hưng phấn ngay cả trong những đề bài tưởng chừng không có nhiều cảm hứng. Chẳng hạn, khi không được thể hiện cái tôi cá nhân, mình vẫn thấy hạnh phúc khi khách hàng hài lòng, khi họ nhận xét mình chuyên nghiệp hoặc nhìn ra những điểm khác biệt trong cách mình xử lý vấn đề. Đó cũng là một dạng trải nghiệm đáng giá. Với mình, mọi công việc đều là cơ hội để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và nhìn nhận lại bản thân một cách tích cực nhất.

emagazine image

Theo mình, nền tảng và lý do mình bắt đầu là yếu tố quan trọng nhất. Mình bắt đầu nghiên cứu thời trang từ năm 2018. Nhưng mình chính thức làm nghệ thuật khoảng 3 năm trước và bắt đầu một cách nghiêm túc sau giai đoạn Covid-19, khoảng 4 năm trước.

Thông qua những người mình thần tượng, mình thấy được quá trình phát triển của họ từ khi còn trẻ cho tới lúc trưởng thành, tư duy và quan điểm nghệ thuật của họ đã thay đổi ra sao, cái hay của họ là gì... Chính những điều này đã truyền cảm hứng rất lớn cho mình, không chỉ để mình sáng tạo nghệ thuật mà còn trong cách sống và khai thác chính mình.

Trong ngành thời trang, mình đặc biệt ngưỡng mộ những người khi đã lớn tuổi (50-60 tuổi) mà vẫn được lớp trẻ yêu thích và đón nhận những sản phẩm họ tạo ra. Đó là một cột mốc mà mình rất muốn đạt được. Vì vậy, lộ trình phát triển nghệ thuật của mình không phải là để đạt được thành công ngay khi còn trẻ mà hướng đến độ “chín” thực sự, có thể vào năm mình 40 tuổi hoặc hơn thế.

emagazine image
emagazine image

Nếu nghĩ về giá trị cốt lõi trong nghệ thuật, có lẽ đó là màu đen. Nguồn cảm hứng từ màu đen rất mạnh, như thể dù có nghiên cứu bất cứ điều gì, mình vẫn sẽ quay về màu đen. Thứ hai là những điều liên quan đến cao trào, kinh dị, siêu thực, pha một chút kỳ ảo đen tối – tất cả những yếu tố này khá giống với phong cách và giá trị cốt lõi của mình.

Từ đó, khi nghĩ về giá trị cốt lõi của con người mình và có thể coi chúng là một bức tranh, đó sẽ là một bức tranh ngông, phá vỡ mọi giới hạn. Một bức tranh thể hiện phần nhiều tính bản năng, không quan tâm quá nhiều đến xung quanh và cứ làm, cứ đi thôi.

emagazine image
emagazine image

Chưa. Như mình đã chia sẻ ở trên, có những công việc mình không thích, không phải phong cách của mình nhưng khi tự đặt câu hỏi: “Tại sao họ lại chọn hợp tác với mình?” - mình hiểu rằng có lý do cho việc họ làm vậy. Có thể họ nhìn thấy điều gì đó ở mình - kinh nghiệm, uy tín hoặc sự khác biệt mà họ biết nếu để mình làm theo ý họ, kết quả sẽ tốt hơn.

Khi ấy mình nghĩ, miễn là đạt được mục tiêu của khách hàng và có thể duy trì giá trị công việc của mình thì mình sẽ tìm cách thực hiện. Đó cũng là một dạng thỏa hiệp tích cực.

emagazine image

Chắc chắn là ảnh hưởng rất nhiều. Đó chính là sự khác biệt khi khách hàng lựa chọn hợp tác với mình thay vì một người khác. Giá trị và phong cách nghệ thuật của mình khác biệt nên nó tự khắc ảnh hưởng đến những tác phẩm hoặc dự án mà mình thực hiện.

Hiện tại, mỗi dự án mình làm đều thể hiện một phong cách khác nhau. Nhưng nếu phải chọn, mình nghĩ những dự án hợp tác cùng nghệ sĩ Wren Evans là ví dụ rõ ràng nhất. Chẳng hạn, các artwork của album ‘Loi Choi’ hay MV ‘Từng Quen’ đã nhận được những bình luận rằng chỉ cần nhìn qua là biết do LimFeng làm. Hay về thời trang, với phong cách pha giữa một chút siêu thực, lơ lửng hoặc nguy hiểm - đó là những đôi kiss boots của Rick Owens mình chọn cho Wren hoặc MCK, khán giả sẽ ngay lập tức nhận ra những dự án này có sự liên kết với mình. Gần đây nhất, dự án hợp tác cùng nghệ sĩ Duy Mạnh cũng là một ví dụ điển hình. Khi mình can thiệp vào hình ảnh của chú, người ta biết ngay đó là LimFeng làm. Các bộ hình khác của chú nếu do người khác thực hiện sẽ mang cảm giác hoàn toàn khác. Mục tiêu có thể là trẻ hóa hoặc làm mới hình ảnh nhưng cách mình làm luôn tạo ra sự độc đáo riêng.

emagazine image
emagazine image

Thú thật, mình đã nghĩ đến việc trở thành fashionista nhưng mình luôn biết năng lượng của mình không đặt vào đó quá nhiều. Thêm nữa là về vấn đề thời đại và xu hướng, mình nghĩ trên thế giới vẫn có thể sản sinh ra những gương mặt fashionista mới và nổi bật nhưng ở Việt Nam thì lại rất hiếm và khó khăn. Thời gian trước, vào những năm 2016-2017, cộng đồng thời trang phát triển rất mạnh. Đó là lúc tạo ra những fashionista thật sự. 

Tuy nhiên hiện tại, giai đoạn 2024-2025 thị trường không thực sự cần fashionista. Nếu có, đó là những người đã nổi tiếng và được giới mộ điệu công nhận, đã chứng minh được bản thân và có sự nghiệp lâu dài. Mỗi thời điểm sẽ có một danh xưng mới, một ngành nghề mới nổi lên và phát triển đến đỉnh cao. Mình gia nhập giới nghệ thuật vào thời điểm mà thuật ngữ "fashionista" đã có người làm và ổn định. Nếu thị trường không quá cần nữa, mình nên tìm những lĩnh vực mới và mình chọn giám đốc sáng tạo. Những năm gần đây, thị trường đã bắt đầu nhận thức rõ hơn về vai trò của giám đốc sáng tạo trong các dự án và sản phẩm nghệ thuật.

emagazine image

Để nhận ra những thay đổi, mình phải rất thức thời và có nền tảng vững chắc, phải quan sát và nghiên cứu. Mỗi khi mình yêu thích hay thần tượng ai, mình sẽ tìm hiểu hành trình của họ. Chẳng hạn, mình rất thích fashionista Quỳnh Anh Shyn - người đã có kinh nghiệm 10-12 năm trong nghề. Mình biết điều này vì đã tìm hiểu về chị. Mình rất thích nghiên cứu quá trình phát triển của những người mình ngưỡng mộ để hiểu vì sao họ có thành tựu hôm nay.

Nếu hiểu được quá khứ, tầm nhìn của mình sẽ rõ ràng hơn. Đồng thời, nếu nghiên cứu tốt, mình sẽ biết cách khai thác tài năng của những người xung quanh mình để cùng phát triển.

emagazine image

Trước đây, mình cũng từng loay hoay tìm kiếm phong cách cá nhân. Mình thử qua nhiều xu hướng từ màu đen đến pastel nhẹ nhàng, từ phong cách Avant Garde đến vintage. Mình "FOMO" (viết tắt của "fear of missing out": sợ bỏ lỡ) lắm nên cái gì lên xu hướng là mình “đu” theo ngay. Nhưng khi được làm đúng những gì mình giỏi, mình sẽ nhận ra ngay. Từ đó mình nhận ra, ai cũng đều tỏa sáng khi được làm đúng thứ họ giỏi và nghề sẽ dắt mình tới nơi mình thuộc về.

KPI của mình năm nay không chỉ là thành tựu mà mọi người biết đến, mình muốn đạt được thành tựu mà chỉ mình biết. Ví dụ, mình đang muốn cải thiện tiếng Anh để tự nghiên cứu và phát triển bản thân. Ngoài ra, mình cũng muốn đi nhiều quốc gia hơn để mở rộng tầm nhìn. Đó sẽ là hai thành tựu lớn mà mình tự hào.

Cảm ơn LimFeng vì buổi trò chuyện thú vị. Chúc bạn đạt được những mục tiêu mà mình đã đặt ra, cả những thành tựu được cả thế giới biết và chỉ mình bạn nắm được!

emagazine image

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0984891654 (Mr. Lê Cương) | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2024 All Rights Reserved
Powered by Blakaa