Có hơn 4,48 tỷ người dùng mạng xã hội vào tháng 8/2021, chiếm 56,8% dân số thế giới. Lượng người dùng MXH tăng 13,1% trong một năm, tính đến tháng 7/2021, với lý do chính đến từ sự ảnh hưởng của Covid và giai đoạn lockdown kéo dài.
Năm 2022 sắp đến với rất nhiều sự mơ hồ phía trước. Đây là lúc người làm marketing cần nhìn lại những số liệu đáng chú ý về các nền tảng MXH trong năm 2021, từ đó có sự thấu hiểu và điều chỉnh chiến lược cho năm 2022 sắp tới.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại những số liệu đáng chú ý nhất về những gì đang diễn ra trên MXH trong năm 2021 vừa rồi.
Báo cáo tổng quan toàn cầu The Digital 2021, sau khi xem xét lượng thời gian trung bình của một người dùng Internet trong độ tuổi 16 đến 64, đã phát hiện ra rằng, mọi người dành đến 6 giờ 54 phút trong ngày để sử dụng Internet. Mạng xã hội đóng một phần trong quan trọng trong cuộc sống của họ, với trung bình 2 giờ 25 phút.
Các hoạt động trên Internet được yêu thích khác bao gồm: Đọc báo online (2 giờ 2 phút), nghe nhạc trực tuyến (1 giờ 31 phút), nghe radio (1 giờ), nghe podcast (54 phút) và chơi trò chơi điện tử (1 giờ 12 phút). Rõ ràng, một số hoạt động này sẽ được mọi người thực hiện cùng lúc (ví dụ như vừa đọc báo, vừa nghe nhạc)
Phụ nữ dành nhiều thời gian trên Internet hơn nam giới, có lẽ không ai phải ngạc nhiên trước phát hiện này. Phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 24 dành trung bình 3 giờ 14 phút mỗi ngày trên MXH, con số này với nam giới là 2 giờ 39 phút. Xu hướng phụ nữ dành nhiều thời gian trên MXH vẫn duy trì ổn định ở những nhóm đuổi khác nhau, như thống kê ở bảng phía trên.
Với những người làm marketing, những số liệu sau đây có thể sẽ khiến bạn chú ý. 71,6% người dùng Internet toàn cầu có hành vi tìm kiếm thông tin thương hiệu trên các nền tảng MXH.
Hành vi sử dụng MXH để tìm hiểu thông tin về thương hiệu đặc biệt phổ biến ở giới trẻ. Với nhóm tuổi từ 16 đến 24, 53,2% sử dụng MXH để tìm kiếm thông tin về thương hiệu, nhỉnh hơn so với 51,3% người sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google.
Mặc dù không còn là “sự lựa chọn thời thượng” của mạng xã hội, Facebook vẫn có nhiều người dùng nhất. Theo báo cáo từ Facebook, nền tảng này hiện có 2,895 tỷ người dùng trong quý 2 năm 2021.
Nền tảng phổ biến thứ hai, Youtube, gần đây có sự tăng trưởng lớn nhờ tính năng phát trực tuyến và video có thể tải xuống. Hiện nay, họ đang có khoảng 2,3 tỷ người dùng. Nền tảng thứ ba đạt được 2 tỷ người dùng cũng là một “đứa con” thuộc sở hữu của Facebook (hiện giờ là công ty Meta) - WhatsApp.
Điều thú vị, đứng thứ tư về mức độ phổ biến là Instagram - cũng là tài sản thuộc Facebook, với 1,38 triệu người dùng. Tương tự, Facebook Messenger đứng thứ năm (1,3 tỷ người dùng), cũng thuộc một phần của hệ sinh thái Meta. WeChat xếp ở vị trí số 6. Với 4/5 nền tảng MXH phổ biến nhất, Meta thực sự có thể tuyên bố sự thống trị về số lượng người dùng.
Vài năm trước, TikTok chỉ đơn thuần là một ứng dụng MXH và chia sẻ video nhỏ của Trung Quốc, sau đó được hợp nhất với ứng dụng khá phổ biến, Musical.ly. Tuy nhiên, TikTok đã đạt mức độ tăng tưởng mạnh mẽ trong vài năm qua. Hiện nay, TikTok đã có 732 triệu người dùng đang hoạt động. Điều này khiến TikTok trở thành nền tảng xã hội phổ biến thứ bảy, vượt xa các nền tảng truyền thông xã hội nổi tiếng khác, chẳng hạn như Pinterest (478 triệu người dùng đang hoạt động), Snapchat (514 triệu người dùng) và Twitter (397 triệu người dùng).
YouTube có thể không phải nền tảng có nhiều người sử dụng nhất, nhưng là nền tảng mà người dùng sử dụng với số giờ nhiều nhất. Người dùng YouTube trung bình dành 23,2 giờ / tháng (ít nhất là trên các ứng dụng Android), cộng thêm 9,5 giờ đối với nền tảng YouTube Go.
Global Web Index hỏi người dùng Internet tại sao họ sử dụng mạng xã hội. Mục đích phổ biến nhất cho đến Quý 1 năm 2021 là giữ liên lạc với bạn bè và gia đình (48,6%). Những lý do phổ biến khác khiến mọi người sử dụng mạng xã hội là:
Trên toàn thế giới, 21,6% người thừa nhận theo dõi các influencer hoặc các chuyên gia trên MXH. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm này khác nhau đáng kể giữa các quốc gia. Ví dụ, Philippines có lượng người theo dõi các influencer nhiều nhất (51,3%), con số này là 42,3% ở Brazil. Các quốc gia được cho là có ít quan tâm nhất đến các influencer là Nga (6,1%), Hy Lạp (11,7%), Nhật Bản (12,4%) và Thổ Nhĩ Kỳ (13,1%).
Khi phân tích các số liệu về người theo dõi các influencer theo độ tuổi và giới tính, bạn sẽ thấy sự mất cân bằng rõ ràng giữa nữ và nam ở hầu hết các nhóm tuổi. Những người trẻ tuổi cũng quan tâm đến việc theo dõi influencer hơn những người có độ tuổi cao hơn.
33,1% phụ nữ trong độ tuổi 16-24 nói rằng họ theo dõi những người có ảnh hưởng trên MXH, so với 25,1 ở nam giới. Đối với nhóm tuổi 25–34, con số này ở nữ là 26,1%, ở nam là 21,9%.
Ở phần 2 bài viết, chúng ta sẽ biết được những số liệu cụ thể về sự ảnh hưởng của dịch bệnh lên hành vi sử dụng MXH, tác động của MXH đến sức khoẻ tinh thần của người dùng là nhiều thông tin thú vị khác.