05 bài học cho content creator sản xuất nội dung tính phí từ cách vận hành của Twitch và Substack

Twitch là một nền tảng về livestreaming tương tác và Substack chuyên về newsletter có trả phí. Tuy hoạt động với 2 hình thức nội dung khác nhau, nhưng có nhiều điểm chung giữa 2 nền tảng mà các content creator có thể học hỏi, đặc biệt là các creator đang muốn tạo sản phẩm có trả phí.
Ý Như
05/11/2021
05 bài học cho content creator sản xuất nội dung tính phí từ cách vận hành của Twitch và Substack

Nguồn thu nhập chủ yếu của một creator thường đến từ quảng cáo, song trong thời đại thông tin bão hoà như hiện nay, các nội dung chất lượng, chuyên sâu sẽ được các nhóm người có nhu cầu chi trả để trải nghiệm. Tuy nhiên, đây là hướng đi chưa phổ biến tại Việt Nam nên các creator cần tìm hiểu kĩ lưỡng và có phương hướng triển khai cụ thể. 

Trong đó, các creator có thể tham khảo 2 nền tảng Twitch và Substack. Twitch là một nền tảng về livestreaming tương tác, nơi mọi người gặp gỡ, trò chuyện và giải trí cùng nhau. Các nội dung livestream đa dạng từ game, âm nhạc, chương trình trò chuyện, thể thao, du lịch, thực phẩm đến sự kiện đặc biệt. Livestream bán hàng không phù hợp với nền tảng này bởi tại đây các creator sẽ chia sẻ nội dung và thu hút người đăng ký trả phí. Tương tự, Substack cũng là nền tảng trả phí (creator vẫn có thể lựa chọn chia sẻ miễn phí). Substack dành cho những người “nhiều chữ” như nhà văn, nhà báo, blogger hay chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể chia sẻ nội dung dưới dạng các newsletter. Hiện tại, Việt Nam đã có các tác giả tham gia nền tảng này như anh Chàng-Ngốc-Già chia sẻ về tài chính hay chị Linh Phan chia sẻ về nghề viết và mọi chuyện xoay quanh nghề freelancer. 

Thông qua tìm hiểu những phân tích của Peter Yang trên trang Creator Economic về Twitch và Substack, The Influencer sẽ giúp creator nhìn ra 05 bài học “vỡ lòng” trước khi bắt đầu sản xuất nội dung có trả phí. 


1. Nhất quán là chìa khóa để tăng trưởng

Trên Twitch, người sáng tạo phát triển bằng cách livestream liên tục, nghĩa là phát nhiều giờ một ngày, 6 hoặc 7 ngày một tuần. Nếu họ nghỉ, họ sẽ mất người đăng ký trả phí. Ví dụ, tài khoản @moonstudio_en có thể live liên tiếp 3 video trong một ngày. Các video này sau sẽ được gộp thành 1 video tổng cho từng ngày. Trên Substack, hầu hết những cây viết newsletter có trả phí đều xuất bản các bài viết của mình vài lần một tuần. Đó là một điều tốt khi những người livestream và người viết yêu thích những gì họ đang làm. Sự hiện diện liên tục của creator trên các nền tảng mạng xã hội cần thiết cho việc duy trì sự quan tâm, chú ý của fan. 

Quill Cloud

@moonstudio_en livetsream liên tiếp trong 3 giờ


2. Quy tắc 80:20 áp dụng cho cả creator và fan

Trên Twitch và Substack, những creator top đầu sở hữu hàng nghìn người đăng ký và thu hút hàng trăm nghìn đối tượng mới mỗi tháng. Còn lại phần lớn (80%) các creator livestream trong một room trống hay viết newsletter cho chỉ một vài người tiếp nhận. Việc phát triển trên Twitch hay Substack mà không có followers trên các nền tảng phổ biến khác như Twitter là điều rất khó khăn. Ví dụ, chị Linh Phan đã sử dụng Substack để chia sẻ các nội dung yêu cầu trả phí, tuy nhiên, bản thân chị đã xây dựng được một cộng đồng trên nền tảng mạng xã hội khác như Facebook group Những người viết hàng ngày (Viết đi đừng sợ!) với 14k thành viên. Trước khi đi đến quyết định tạo các nội dung yêu cầu trả phí, hãy đảm bảo bạn đã xây dựng được một cộng đồng đủ lớn. 

Quy tắc 80:20 áp dụng tốt cho người hâm mộ. Trên cả hai nền tảng, chỉ một phần nhỏ người xem và người đọc trả tiền cho creator để đăng ký nhận các nội dung do họ chia sẻ. Một số người đăng ký trả phí này là những người hâm mộ thực sự của creator. Họ thậm chí sẽ tặng quà đăng ký (gift subscriptions) cho những người xem và độc giả khác để mở rộng cộng đồng cho creator. Những người sẵn sàng đăng ký chiếm số ít, nhưng chắc chắn họ sẽ là các fan chất lượng nên hãy chú ý kết nối với họ. 

Quill Cloud

Substack bao gồm nội dung free và nội dung trả phí của chị Linh Phan


3. Cộng đồng và nội dung quan trọng như nhau

Trên Twitch, người xem đăng ký để ủng hộ creator và trở nên nổi bật trong cộng đồng của creator (ví dụ nhận biểu tượng và huy hiệu trò chuyện - hiểu đơn giản như huy hiệu fan cứng trên Facebook). Họ cũng đăng ký để nhận được lời cảm ơn từ creator và những người xem khác trong kênh live. Đối với những người hâm mộ chân chính, không gì hài lòng hơn việc tặng loạt quà tặng cho người đăng ký trên một kênh để họ phải trầm trồ. Để dễ hình dung, bạn có thể liên tưởng đến các buổi game streaming và việc donate của fan hâm mộ dành cho streamer. 

Trên Substack, độc giả đăng ký để ủng hộ nhà văn và truy cập nội dung của riêng nhà văn đó. Đồng thời, độc giả cũng đăng ký để xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với nhà văn và những độc giả khác trong cộng đồng.

Như vậy, bên cạnh việc sáng tạo nội dung, creator cần chú trọng đến việc xây dựng cộng đồng có tính gắn kết dựa trên các nội dung mình cung cấp. Việc xây dựng cộng đồng, ngoài thường xuyên chia sẻ nội dung, cần creator chăm chỉ tạo không gian trò chuyện, giao tiếp với fan và cung cấp đặc quyền (huy hiệu fan cứng, quà tặng…) cho fan hâm mộ… Việc sở hữu một cộng đồng fan giúp creator tăng giá trị của các sản phẩm trả phí. 


4. Cộng tác giúp các creator cùng phát triển

Các creator trên Twitch khi kết thúc phần stream của mình, thường sẽ “raid” (đột kích) để đưa người xem của họ đến buổi livestream của creator khác - người họ đang hỗ trợ. Khi phát trực tiếp, một số creator cũng chơi game với nhau để kết hợp, quy tụ cộng đồng của họ cùng xem. Công cụ cộng tác trên Twitch cho phép creator chủ động kiểm soát việc người xem của họ sẽ tiếp cận với các creator khác thay vì dựa vào thuật toán của Twitch. Substack cũng khuyến khích các nhà văn cộng tác với nhau. Gần đây, nhóm đã giới thiệu Substack Bridge để tập hợp các nhà văn mới nổi và giàu kinh nghiệm lại.

Vai trò chính của cộng tác là 2 bên hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tính năng cộng tác này hiện cũng đã có trên nền tảng Instagram. Không chỉ tag mọi người vào bài đăng, creator có thể thêm những người cộng tác, cùng thực hiện nội dung. Nội dung đó sẽ xuất hiện với người cùng của cả creator và người cộng tác. Khi các nền tảng tạo ra tính năng, đừng ngần ngại sử dụng nó để giúp nội dung của bạn lan toả đến nhiều người hơn. 

Quill Cloud

Creator có thể thêm Collaborator vào các nội dung mình chia sẻ trên Instagram (Ảnh: Instagram Secret Tips)


5. Mức độ sẵn lòng chi trả khác nhau, hình thức trả phí khác nhau

Trên Twitch, creators có nhiều cách khác nhau để kiếm tiền từ người xem của họ, bao gồm:

  • Người xem miễn phí: Ads (quảng cáo)
  • Người quan tâm: Vật phẩm ảo 
  • Fan: Đăng ký
  • Fan trung thành: Quà tặng, phụ cấp…

Các kênh kiếm tiền này cho phép người sáng tạo kiếm thu nhập từ tất cả các phân khúc người xem thay vì chỉ từ những người có khả năng chi trả cao.

Về phần Substack, nhiệm vụ của nền tảng là “biến việc kiếm tiền từ lượt đăng ký cho một ấn phẩm trở nên đơn giản”. Bằng cách thêm cộng đồng và các tính năng khác, Substack có thể cung cấp cho người đọc nhiều lý do hơn nữa để đăng ký một creator.

Bài học ở đây là creator không thể kỳ vọng lượng người trả phí để xem nội dung của mình sẽ cao. Đa phần, fan trung thành mới là người sẵn sàng trả phí cho các sản phẩm của bạn. Bởi vậy, hãy vận dụng đa dạng hình thức để bạn được “trả” phí bởi mọi nhóm đối tượng. 


MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa