Cẩm nang triển khai chiến dịch Social Commerce: Thương hiệu NÊN và TRÁNH làm gì?

Làm thế nào để thương hiệu của bạn trở thành người dẫn đầu trên trận chiến social commerce vốn dĩ cạnh tranh và khốc liệt?
Mai Chi
17/02/2022
Cẩm nang triển khai chiến dịch Social Commerce: Thương hiệu NÊN và TRÁNH làm gì?

Social commerce là một trong những trào lưu mua sắm online có tốc độ phát triển nhanh nhất. Hiểu đơn giản, social commerce là một hình thức bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội. Thay vì đóng vai trò là “cầu dẫn” đưa người mua từ nền tảng tới cửa hàng online của người bán, với social commerce, mạng xã hội đã trở thành điểm mua hàng trực tiếp của người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ trải nghiệm mua hàng - từ khám phá đến thanh toán - đều được thực hiện trên mạng xã hội. 

Mặc dù là một nhánh của toàn ngành eCommerce, có thể thấy rằng social commerce sở hữu những đặc thù cực kỳ đặc biệt, và do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng một “bộ cẩm nang social commerce” nếu mong muốn tạo ra những chiến dịch social commerce hiệu quả và sinh lời. 

Đọc thêm: Social Commerce - Động lực thúc đẩy influencer marketing 


Quill Cloud

1, Tối ưu hóa nội dung 

Trong ngành marketing, nội dung luôn luôn giữ được vị trí “độc tôn” của mình. Với social commerce, tầm quan trọng của nội dung còn mang ý nghĩa “sống còn”, bởi thương hiệu đang phải cạnh tranh với hàng trăm, hàng ngàn đối thủ trên các nền tảng mạng xã hội nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Dưới đây là một số gợi ý để thương hiệu tối ưu hóa nội dung của mình để tiếp cận hiệu quả đến đối tượng mục tiêu: 

  • Hình ảnh: Hầu hết mọi người đều truy cập các trang mạng xã hội trên điện thoại, do đó, dạng ảnh dọc sẽ là phương án tối ưu hơn, bởi họ không cần xoay màn hình để đọc trọn vẹn thông điệp của thương hiệu. 
  • Video: Độ dài video cho social commerce nên dao động từ 6 tới 15 giây. 
  • Nội dung: Nội dung social commerce nên ngắn gọn và đơn giản, tránh dông dài và lê thê không cần thiết. Thông thường, độ dài headline lý tưởng thường không vượt quá 100 ký tự, còn số lượng chữ trong phần nội dung chính nên được giữ ở mức dưới 500 chữ. 
  • Hậu kỳ/ Filter: Hình ảnh và video đăng bài nên được hậu kỳ để làm nổi bật chủ đề chính - sản phẩm, đồng thời đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho bài đăng nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thương hiệu không nên lạm dụng hậu kỳ hay filter khiến “ảnh mạng” khác quá xa hình ảnh sản phẩm trên thực tế. 
  • Logo: Luôn luôn đặt logo của thương hiệu trên hình ảnh để đảm bảo yếu tố nhận diện. Bên cạnh đó thương hiệu cũng không nên “giấu” logo vào một góc nhỏ, nơi logo bị “nhấn chìm” bởi rất nhiều lớp thông tin khác nhau. 

2, Tích cực tương tác với followers 

Để tạo ra một trải nghiệm social commerce tuyệt vời, thương hiệu cần ghi nhớ vai trò của yếu tố “social” - mạng xã hội trong toàn bộ hành trình mua hàng của người tiêu dùng. 

Thay vì chỉ đăng tải các bài quảng cáo, thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi một cách khô khan, hãy tạo ra những tương tác đa chiều với khách hàng. Hãy đặt câu hỏi, tạo thêm giá trị và “bày biện” trước mắt người tiêu dùng những nội dung thú vị, chân thực, và mang đậm bản sắc thương hiệu. Chẳng hạn, với kênh Instagram, người bán hàng có thể tận dụng Instagram Stories để tạo ra những tuyến nội dung tương tác mới lạ như Q&A, tư vấn chọn đồ… Không chỉ mang tới những sản phẩm đúng với nhu cầu của người tiêu dùng, hình thức này còn cho phép thương hiệu lắng nghe những insights chất lượng từ chính tập đối tượng mục tiêu. 

3, Quảng cáo những sản phẩm có giá thành hợp lý 

Chắc chắn mỗi thương hiệu đều sở hữu hàng loạt những sản phẩm tuyệt vời mà họ mong muốn người tiêu dùng sẽ cân nhắc để chọn mua. Tuy nhiên, thương hiệu không nên khiến người tiêu dùng bị “choáng ngợp” bởi số lượng sản phẩm kéo dài đến… vô tận. Thay vào đó, hãy chọn ra những sản phẩm bán chạy nhất và những sản phẩm có giá thành hợp lý nhất để bắt đầu thu hút sự quan tâm của người mua tiềm năng. Khi rào cản được hạ xuống, người tiêu dùng sẽ càng có xu hướng muốn khám phá các mặt hàng và lựa chọn món đồ họ yêu thích. 

4, Tận dụng sức mạnh của influencer 

Với tầm ảnh hưởng và lượng fan đông đảo của mình, influencer chính là một điểm chạm tuyệt vời để thương hiệu tiếp cận với nhóm đối tượng mục tiêu và tăng mức độ tin tưởng cho thương hiệu. Đặc biệt, hãy sáng tạo và đa dạng trong cách “tận dụng” influencer, như tạo ra native ads, organic content, những bài review chân thực, livestream bán hàng, tham gia sự kiện trực tiếp… 

Đọc thêm: Không chỉ nhận booking, influencer đang dần trở thành các social seller 

5, Khuyến khích tạo ra hiệu ứng lan truyền (Social Proof) 

Hiệu ứng lan truyền (hay Social Proof) là một phần quan trọng của mọi chiến lược truyền thông. Người tiêu dùng muốn biết những người khác - những người mua như họ - đang mua và sử dụng những sản phẩm nào. 93% người mua online cho biết một bài review có khả năng khiến họ quyết định mua hoặc bỏ qua một sản phẩm nào đó. 

Khi thương hiệu có thể thu thập và chia sẻ những social proof dưới dạng bài review, testimonials, số liệu thống kê, kết quả kinh doanh…, những bằng chứng cho thấy sản phẩm của thương hiệu thực sự hữu dụng và được yêu thích, thương hiệu đã tiến một bước lớn trong việc thuyết phục người tiêu dùng, tiếp cận và giành được niềm tin lớn lao từ họ. 


Quill Cloud

1, Mang đến trải nghiệm mua sắm rời rạc

Với cương vị là một người tiêu dùng, bạn đã bao giờ trải nghiệm một hành trình mua sắm đứt gãy, rời rạc, và kết cục là bạn không thể mua được món đồ yêu thích? Bạn ấn vào một sản phẩm, sau đó được điều hướng tới một trang web thứ 3, nơi bạn phải điền vô số trường thông tin - từ họ tên, số điện thoại, email, tới địa chỉ nhận hàng, thông tin thanh toán… Và sau khi bạn hoàn tất “thủ tục” dài dòng này, trải nghiệm sử dụng mạng xã hội của bạn đã chính thức bị gián đoạn. 

Những thương hiệu thành công nhất đang sử dụng mạng xã hội làm công cụ cho phép người mua trải nghiệm một hành trình mua sắm liền mạch. Điều đó đồng nghĩa với việc khám phá các lựa chọn mua sắm ngay tại nền tảng, và hoàn tất các bước thanh toán ngay tại đây. Với cách làm này, khách hàng có thể mua sắm và thanh toán dễ dàng hơn, và nhiều khả năng sẽ tiếp tục lặp lại hành vi mua hàng nhiều lần trong tương lai. 

2, Đánh mất bản sắc thương hiệu trong “trận chiến” social commerce 

Với những người bán lẻ, social commerce mang đến cảm giác như một “trận chiến” trên một phiên chợ online khổng lồ, với bạt ngàn đối thủ đang đuổi theo sát rạt, liên tục đổi mới và tung ra những “chiêu thức” đặc biệt nhằm lôi kéo khách hàng tiềm năng. Mỗi người bán đều mong muốn được tiếp cận tới những khách hàng mới tiềm năng, nhưng hãy cẩn thận, “trận chiến” này có thể khiến bạn đánh mất bản sắc và trải nghiệm thương hiệu của mình. Để social commerce đạt được hiệu quả, người bán cần đảm bảo cán cân giữa hai yếu tố “bán hàng” và “thương hiệu”. Trong các nội dung và ấn phẩm quảng cáo, người bán phải thể hiện được nhận diện và tính cách thương hiệu của mình thông qua logo, màu sắc, cho đến phong cách thiết kế, tông giọng…, từ đó khiến người mua quen thuộc với thương hiệu. 

3, Không phản hồi, hoặc phản hồi chậm với những câu hỏi và comment của khách hàng 

Nếu website hay email chỉ đem đến tương tác một chiều, thì mạng xã hội là địa hạt tiềm năng để thương hiệu đối thoại, lắng nghe, tạo ra những tương tác hai chiều chất lượng với người mua hàng, từ đó tạo ra mối quan hệ gắn kết và tìm hiểu những nhu cầu ẩn giấu của khách hàng. Để mối quan hệ này được xây dựng một cách khăng khít, hiệu quả, thương hiệu cần chủ động, tích cực phản hồi những câu hỏi và đề xuất từ khách hàng. Đây là một nguồn input cực kỳ giá trị để thương hiệu cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mang đến những trải nghiệm mua sắm trọn vẹn hơn, và liên tục đưa ra phương án cải tiến dựa trên nhu cầu thực tế từ đối tượng mua hàng tiềm năng. 

MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa