emagazine image

Thành công với vai trò đạo diễn và nhà sản xuất trong nhiều bộ phim chiếu rạp như Dòng Máu Anh Hùng, Tèo Em, Để Mai Tính, Chàng Vợ Của Em, Em Chưa 18…, Charlie Nguyễn được xem là một trong những “cây đa cây đề” ở Việt Nam với số lượng và chất lượng sản phẩm đầy ấn tượng mà anh đã sản xuất.

emagazine image


Ý tưởng đến từ nhiều hình thức mà mình không xác định được. Nhiều khi mình nghe một câu chuyện, đọc một tin tức, gặp một tình huống trong đời… Đó đều là những khởi nguồn cho đề tài của mình. Nếu đề tài đó đủ hấp dẫn, mình sẽ bắt đầu tư duy về nó và từ từ phát triển thành một câu chuyện.


Tùy theo từng trường hợp, tôi không có câu trả lời chung cho mọi sự thay đổi. Mỗi thay đổi dẫn đến một kết quả khác nhau. Tất nhiên, nếu câu chuyện được viết thành kịch bản, dựng thành phim, thì công tác kể chuyện của mình sẽ chỉ kết thúc khi mình đã khoá hình (lock picture). Quá trình sáng tác luôn sánh đôi cùng quá trình dựng phim. Với tôi, một bộ phim được viết ba lần, viết ở kịch bản, viết lúc mình quay phim và viết lúc mình đang dựng phim. Ở từng giai đoạn, bộ phim hiện diện dưới một hình thức thể hiện khác nhau. Trong giai đoạn kịch bản, bộ phim hiện lên trên giấy. Tại hiện trường, bộ phim nằm trên phim. Vào bước hậu kỳ, bộ phim được kể lại trong phòng dựng, sử dụng những thước phim mình quay được.

emagazine image


Đây là hai vai trò khác nhau. Nhiệm vụ của đạo diễn là kể một câu chuyện hay nhất có thể. Ngoài việc tạo cảm xúc và đem lại giá trị ý nghĩa cho khán giả, câu chuyện ấy cũng phải đảm bảo được yếu tố giải trí. Ở đây, yếu tố giải trí được hiểu là thể loại hành động thì phải đã mắt, thể loại tình cảm thì phải rung động, thể loại hài thì phải tạo được tiếng cười… Còn ý nghĩa chính là thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải, in hằn trong tâm trí người xem.


Ngược lại, nhiệm vụ của nhà sản xuất là hỗ trợ đạo diễn trong quá trình kể câu chuyện hoàn hảo nhất trong điều kiện và ngân sách sẵn có, tìm đúng dự án, tìm đúng nhân sự, tạo môi trường để đạo diễn “bung” hết tài năng và năng lực sáng tạo.

emagazine image


Tiêu chuẩn đầu tiên là diễn viên phải hợp vai. Diễn viên giỏi đến mấy mà không hợp vai thì khi vào phim cũng không đạt được hiệu quả mong muốn. Diễn viên không hợp với vai diễn thì đạo diễn sẽ không làm được gì, coi như “thua”, “thua” cho diễn viên và “thua” cho cả bộ phim.


Tiêu chuẩn quan trọng thứ hai là khả năng diễn xuất. Tuy nhiên, việc tìm được một diễn viên có khả năng diễn xuất đúng y như ý mình là điều cực kỳ khó. Cho nên, tìm người hợp vai dễ hơn tìm người diễn được vai đó. Và công tác quan trọng nhất của người đạo diễn là casting đúng người hợp vai, chứ không phải việc lên hiện trường làm việc với diễn viên, vì bước chọn người đã sai thì những bước sau cũng rơi vào bế tắc.


Thông thường, giữa nhà sản xuất và đạo diễn sẽ có sự đồng thuận. Vì nhà sản xuất tin tưởng nên mới quyết định lựa chọn đạo diễn trước. Nếu đã không tin tưởng, nhà sản xuất không việc gì phải chọn đạo diễn để sau này ngồi tranh luận “tôi chọn người này, anh chọn người kia” Cho nên tôi mới nhấn mạnh rằng việc chọn thành viên cho đoàn phim và chọn dàn cast có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc làm phim không khó ở khâu xách máy ra hiện trường làm việc, mà khó ở việc chọn người. Có một câu nói thế này, “nếu chọn đúng ekip, đúng dàn cast thì đạo diễn đã hoàn thành 90% công việc của mình”. Câu nói này chứng tỏ nếu đạo diễn chọn sai người, 10% còn bạn có làm tốt đến đâu, bạn cũng thất bại rồi.

emagazine image


Mọi người thường hình dung làm phim là xách đèn, xách máy tới trường quay để quay. Nhưng đó chỉ là một quá trình tương đối máy móc. Với tôi, thời điểm làm phim thực sự là khi viết ra toàn bộ câu chuyện trên giấy. Khi ra tới trường quay, nhiệm vụ của mình chỉ đơn giản là hiện thực hóa tất cả những gì đã có trên giấy mà thôi.


Làm phim là kể một câu chuyện cho khán giả. Nếu câu chuyện kịch bản đã dở thì lúc quay cũng không tạo ra được một bộ phim hay. Có câu nói nổi tiếng là, “bạn không thể làm bộ phim hay từ kịch bản tồi, nhưng bạn có thể làm bộ phim tồi từ kịch bản hay”. Ví dụ mình có một kịch bản hay chưa chắc là bộ phim đã hay, bởi điều đó còn tùy thuộc vào công tác làm phim.

emagazine image

Vậy chuẩn bị làm phim là làm gì? Là chọn đúng diễn viên, chọn đúng đạo diễn, chọn đúng biên kịch, chọn đúng ánh sáng, chọn đúng thiết kế. Việc chọn người làm phim cũng giống như chọn đội hình ra sân của đội bóng. Chỉ cần một cầu thủ không tốt, toàn đội cũng khó mà đá thắng được. Chúng ta cần một đội bóng mà tất cả cầu thủ đều biết cách phối hợp với nhau, đề cao tinh thần đồng đội. Làm phim cũng thế thôi. Mình thắng hay thua là từ lúc tuyển và lúc tập.


Nhưng nhiều người rất nôn nóng. Họ cho rằng chỉ riêng việc quay phim mới được coi là làm phim, nên họ “đốt cháy” giai đoạn viết kịch bản, casting, biên kịch. Giai đoạn nền tảng làm hời hợt, nên những bước sau đủ vấn đề xảy ra. Vào phòng dựng, họ cố gắng sửa sai, nhưng làm sao mà sửa được. Thế là họ buộc lòng ra mắt một bộ phim dở. Khán giả xem phim chỉ nghĩ phim dở là do quay không tốt, do diễn viên diễn không tròn vai. Nhưng ít ai nhìn ra được rằng bởi bộ phim dở bởi nó khởi đầu bằng một kịch bản dở và một tiền kỳ không chu đáo. Làm vậy là ra trận mà không chuẩn bị gươm đao, áo giáp kỹ càng. Thao trường không đổ mồ hôi thì ra chiến trường đổ máu, vậy thôi.


Và đây cũng là một quá trình trưởng thành của những nhà làm phim, càng làm phim nhiều, họ sẽ học được cách không hấp tấp, vội vã. Họ sẽ dành nhiều thời gian hơn để phát triển dự án và làm tiền kỳ, để viết ra một câu chuyện thật hay, thật rung động.

emagazine image


Đó là phân cảnh quay con chó trong bộ phim Chàng Vợ Của Em. Giờ mình có cú máy là Thái Hòa nhảy lên bàn, chồm xuống, nhìn xuống dưới bàn, khi nhìn xuống thấy con chó ở dưới đó, con chó dưới bàn quay qua nhìn Thái Hòa. Nhưng khi quay, Thái Hòa nhìn xuống, con chó… không nhìn. Vậy là coi như cú máy chưa được hoàn thành. Vấn đề này tôi đã nêu ra từ giai đoạn tiền kỳ, tôi muốn chú chó được huấn luyện để làm được cảnh quay như tôi mong muốn, để lúc quay chính thức, chỉ cần búng tay là chú chó quay qua nhìn.


Chúng tôi phải đi tuyển mấy tháng để tìm bằng được một chú chó đáp ứng tiêu chí này. Cuối cùng, chúng tôi chọn được một chú chó trong đoàn xiếc, nói gì cũng làm, bảo đứng là đứng, bảo bắt tay là bắt tay. Thế mà đến lúc quay, nó… không làm gì hết. Nó chỉ làm xiếc chứ không chịu quay phim. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp những câu chuyện dở khóc dở cười như vậy trong quá trình quay phim.


Cú máy đó tốn của tôi 40 takes, tương đương với hơn 4 giờ đồng hồ. Gần nửa ngày trời và rất nhiều tiền cho một cú máy chỉ xuất hiện vài giây. Chúng tôi nghĩ đủ cách để dụ nó, lúc quay là phải đuổi hết đoàn phim ra ngoài, để máy thật xa, rồi trùm nguyên cái mền lại, nằm im quay. Thật tình, trông tôi lúc ấy không khác nào lính bắn tỉa! Bởi, con chó chỉ cần nhác thấy máy quay là… xong chuyện. Nó không chịu quay, chủ ra lệnh thế nào nó cũng không làm. Chúng tôi phải cắt ráp, sử dụng rất nhiều kỹ xảo để dựng ra được bản phim cuối cùng. Những gì khán giả xem trên màn hình thì đơn giản, nhưng để cảnh phim thành hình là cả một kỳ công lớn.

emagazine image


Tôi yêu nghề. Với tôi, làm phim là một cuộc chơi thú vị. Tôi không coi làm phim là… đi làm, mà là một trải nghiệm. Đâu có ai thích đi làm, ai mà chẳng thích đi chơi. Làm phim với tôi là cuộc chơi mang lại phần thưởng tinh thần, giúp tôi khám phá bản thân qua những tác phẩm tôi thực hiện.

emagazine image


Khán giả Việt hay khán giả thế giới đều là khán giả, giống nhau hết thôi. Một bộ phim hay sẽ được khán giả thế giới đón nhận, một bộ phim dở thì không ai đón nhận hết. Tất nhiên, khán giả có sở thích và “gu phim” khác nhau, nhưng nếu câu chuyện được kể tốt thì khán giả đều mở lòng đón nhận. Điện ảnh mang tính toàn cầu chứ không mang tính đặc trưng.


Có một điều là, khán giả Việt có cảm tình với phim Việt hơn phim nước ngoài. Ví như ta có hai bộ phim nội dung giống nhau y hệt, một bộ phim Việt và một bộ phim nước ngoài, thì bộ phim Việt sẽ được đón nhận tốt hơn. Nghĩ đơn giản, điện ảnh là kể một câu chuyện bằng hình, mà mình xem phim nước ngoài thì mình phải đọc, và không có ai thích xem phim mà đọc phụ đề. Phim Việt khai thác lợi thế đó hơn, chúng ta xem phim Việt chẳng cần phải đọc phụ đề, chỉ tập trung vào câu chuyện diễn ra.


Tôi tin nền điện ảnh Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ. Hành trình bứt phá của điện ảnh Việt chỉ mới bắt đầu thôi, do COVID nên nó bị chậm lại một chút. Nhưng chỉ cần dịch bệnh qua đi, tình hình sẽ khởi sắc tức thì. Trước COVID, Việt Nam là nước phát triển thứ nhì sau Indonesia. Về doanh thu, thị trường, mỗi năm điện ảnh Việt Nam tăng trưởng khoảng 20 - 30%, số lượng phim cũng càng ngày càng tăng lên. Việt Nam hoàn toàn có khả năng lọt vào Top 10 nước có nền điện ảnh lớn nhất trên thế giới.


Tuy nhiên, điện ảnh Việt Nam cũng cần quan sát sự lên ngôi của các nền tảng OTT như Netflix, Apple+, Disney+... Một mặt, trào lưu này giúp nhiều nhà làm phim giới thiệu tác phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu xem phim cực lớn của khán giả. Mặt khác, nó sẽ bó hẹp thị trường điện ảnh, bởi khán giả có nhiều lựa chọn xem phim hơn. Đây cũng là một xu hướng tôi đang quan sát với sự tò mò; tôi không dám nói trước tương lai, nhưng tôi vững tin điện ảnh Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh.


Đơn cử, hiện tại dòng phim độc lập đang cho thấy sự khởi sắc tại thị trường Việt Nam. Một trong những tác phẩm ấn tượng nhất gần đây chính là Bẫy Ngọt Ngào - một bộ phim thuộc dòng phim độc lập.

emagazine image


Tôi nghĩ lời khuyên thiết thực nhất chính là hãy làm phim đi! Đừng nói, hãy làm. Bạn cứ lấy điện thoại đi quay, dựng thành những câu chuyện, liên tục kể chuyện. Cách học làm phim tốt nhất chính là làm phim. Những nhà sản xuất muốn nhìn thấy đam mê làm phim và sự phát triển về tư duy làm phim qua những thước phim tự làm của các bạn trẻ.


Mỗi lần casting, mình sẽ phát hiện ra những diễn viên mới, những người phù hợp với vai diễn tôi vẽ ra cho câu chuyện của mình. Dĩ nhiên, chúng ta thường thấy rằng những bộ phim có ngân sách lớn sẽ cần đến những diễn viên danh tiếng để đảm bảo khả năng bán vé, tuy nhiên, sự xuất hiện của những gương mặt tiềm năng là điều luôn có trong mọi dự án phim.


Với thế hệ đạo diễn trẻ, tôi không có công thức cụ thể để tìm ra họ. Có chăng, nếu ai đó có tác phẩm phim ngắn hay thì tôi sẽ để ý. Còn nếu bạn chỉ có đam mê mà chưa có tác phẩm, tôi cũng không biết đánh giá khả năng, không biết phải tiếp cận bạn như thế nào. Tôi có thể quan sát và đưa ra nhận xét về tư duy đạo diễn của những đạo diễn trẻ thường thực hiện các sản phẩm quảng cáo. Tôi luôn mở rộng cơ hội với những gương mặt mới tiềm năng như vậy, cũng rất nóng lòng được hợp tác với những đạo diễn trẻ có tầm.

emagazine image

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa