6 sai lầm Influencer cần tránh khi kiếm tiền từ Social Commerce

Dù là một Micro hay Nano Influencer, bạn hoàn toàn có thể kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng từ Social Commerce nếu khắc phục được 6 sai lầm phổ biến sau đây.
Inspire Everyone 7SAT
29/09/2021
6 sai lầm Influencer cần tránh khi kiếm tiền từ Social Commerce

Những sai lầm cần tránh để có thu nhập “như mơ” từ Social Commerce

Social Commerce là sự kết hợp giữa Social Media và E-Commerce. Có thể hiểu đơn giản là hình thức tận dụng mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok, YouTube…) để làm phương tiện quảng bá và mua bán sản phẩm. 

Với Social Commerce, Influencer có thể mang về nguồn thu nhập lớn mà không cần bỏ ra bất kỳ đồng vốn nào. Theo đó, bạn chỉ cần giới thiệu các sản phẩm bất kỳ qua kênh mạng xã hội của mình và nhận tiền hoa hồng dựa trên lượng click mua sản phẩm từ người theo dõi.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải Influencer nào cũng có thể bán được hàng với Social Commerce vì chưa biết khai thác hình thức này đúng cách. Để có thể thành công mang về hàng chục triệu đồng mỗi tháng, bạn cần tránh mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.

Sai lầm 1: Không xác định được lĩnh vực thế mạnh

Trước khi quyết định thử sức với Social Commerce, bạn phải trả lời được hai câu hỏi đầu tiên: “Tôi là ai? Tôi sẽ mang đến những gì?”. Rất nhiều Influencer chỉ nghĩ đơn giản rằng mình có thể review, giới thiệu bất kỳ sản phẩm nào. Tuy nhiên trước hết, bạn nên tập trung vào một lĩnh vực thế mạnh để thu hút đúng đối tượng người xem và gây ấn tượng riêng giữa hàng nghìn Influencer trên thị trường.

Quill Cloud

Chọn một lĩnh vực thế mạnh và tập trung vào đó sẽ giúp bạn nhanh chóng có một lượng fan trung thành nhất định.

Vậy nên, bạn hãy xác định lĩnh vực trọng tâm mà mình muốn theo đuổi (làm đẹp, thời trang, du lịch, ẩm thực, công nghệ, mẹ và bé…) và tập trung khai thác các content xoay quanh chúng để thu hút đúng tệp người theo dõi.

Sai lầm 2: Không có trải nghiệm thực tế về sản phẩm

Thời gian gần đây, có rất nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc KOL/Influencer quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. Thậm chí, chính họ cũng thừa nhận rằng chưa hề sử dụng sản phẩm mà chỉ review theo cảm tính, theo xu hướng hoặc theo yêu cầu từ nhãn hàng.

Khi không có trải nghiệm thực tế về sản phẩm, bạn sẽ rất khó để thuyết phục được mọi người click mua chúng. Người dùng hiện nay đã rất nhạy cảm trước những nguồn thông tin khác nhau. Nếu bạn review không chân thật, họ sẽ rất dễ nhận ra và chuyển kênh. Thậm chí, khả năng cao họ sẽ “bóc phốt” bạn trên các diễn đàn nếu mua phải hàng dỏm.

Sai lầm 3: Không hiểu insight của người theo dõi

Bạn đã thực sự hiểu rõ về đối tượng người theo dõi của mình (Họ là ai? Họ thích gì và cần gì?) hay bạn chỉ ngẫu nhiên review các sản phẩm mà mình sẵn có?

Chắc chắn, bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu về người theo dõi và insight của họ để có những content phù hợp nhất. Cách tốt nhất là đặt mình vào vị trí người xem, lắng nghe các bình luận để nắm bắt nhu cầu thị trường và cho ra những review đánh trúng tâm lý người xem.Quill Cloud

Phân tích insight của người theo dõi giúp bạn hiểu rõ về họ và đưa ra cách tạo content hiệu quả hơn.

Sai lầm 4: Content kém chất lượng

Không chỉ là review sản phẩm tốt mà cách bạn sáng tạo, truyền tải content của mình đến người xem cũng quan trọng không kém để gia tăng tỷ lệ mua hàng. Khi đã là một KOL chuyên review sản phẩm, bạn hãy làm chúng một cách “có tâm” nhất bằng cách: đầu tư chất lượng bài viết, hình ảnh đẹp, video chỉn chu; sáng tạo ý tưởng mới…

Hãy mang đến cho người xem những trải nghiệm mà họ mong muốn có được. Khi thoả mãn nhu cầu thông tin, người xem sẽ dễ dàng tin tưởng và mua hàng từ link mà bạn giới thiệu ngay lập tức thay vì tiếp tục tìm đến một Influencer nào khác để tham khảo thêm.

Sai lầm 5: Quá tập trung vào việc bán hàng

Bạn review sản phẩm với mục đích cuối cùng là khuyến khích người dùng click vào link để được tính hoa hồng, tuy nhiên cũng đừng vì vậy mà “thương mại hoá” content của mình. 

Thứ người xem cần nhất từ Influencer là những chia sẻ, đánh giá thực tế về sản phẩm để tham khảo trước khi mua hàng. Nếu trong tâm thế chỉ nghĩ đến hoa hồng, bạn sẽ vô tình trở thành một người “quảng cáo hộ” cho nhãn hàng và khiến người xem khó chịu.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế số lượng link đặt ở content (chỉ nên tập trung vào một số sản phẩm nhất định) để trang cá nhân không trở thành một quầy tạp hóa online.

Sai lầm 6: Chọn sai đơn vị platform để hợp tác

Ngày càng có nhiều đơn vị chuyên về Social Commerce (hoặc Affiliate Marketing) ra đời. Nếu chỉ mới chân ướt chân ráo tham gia vào lĩnh vực này, bạn sẽ rất khó để tìm được một đơn vị hỗ trợ cho công việc của mình.

Các chính sách thưởng, phần trăm hoa hồng cao… thường là thứ hấp dẫn Influencer đưa ra quyết định hợp tác nhưng nếu không có kinh nghiệm, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối trong quá trình làm việc mà không nhận được sự hỗ trợ nào từ đơn vị, thậm chí là sai sót về tiền hoa hồng.

Vì vậy, điều quan trọng nhất khi tham gia Social Commerce chính là chọn được một platform uy tín, chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ nhiệt tình để làm việc lâu dài.

Nguồn: 7SAT

MỚI NHẤT

banner
Theinfluencer.vn là trang thông tin chuyên biệt hàng đầu về lĩnh vực influencer marketing tại Việt Nam - nơi khám phá những câu chuyện độc quyền của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, khai thác những khía cạnh khác về con người mà các Influencer chưa kể ở bất cứ nơi đâu.
Điện thoại: 0912261919 | Email liên hệ hợp tác: hello@theinfluencer.vn | Email liên hệ dịch vụ booking KOL: request@thealist.vn
NEWSLETTER SIGN UP
ĐỪNG BỎ LỠ
Special Interview
TikTok Rising
5W1H
Rising Star
Truth Be Told
Case Study
Đơn vị quản lý vận hành: CTCP The A List Việt Nam | Mã số thuế: 0109120150 | Giấy phép thiết lập MXH số 487/ GP-BTTTT, ký ngày 29/07/2021 | © Copyright The Influencer 2021 All Rights Reserved
Powered by Blakaa